Trải đều gánh nặng – chia để trị

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT HỌC NHANH NHỚ LÂU (Trang 113 - 115)

Ebbinghaus(*) đã khảo sát về “phương pháp học phân bổ”: chia nhỏ khoảng thời gian học tập kéo dài thành nhiều đợt ngắn hơn. Từ

đó đến nay, nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh được rằng bạn hồn tồn có thể dành ít thời gian hơn cho việc học tập khi thực hiện phương pháp này; dù vậy, tổng thời gian dành cho việc học sẽ nhiều hơn. Vì thế, nếu bạn cần hiểu biết về một thứ gì đó ngay lập tức, bạn vẫn có thể chọn cách vùi đầu vào học đến khi đạt được mục đích; nhưng nếu bạn có một “cửa sổ tri thức” rộng hơn thì việc học theo những khoảng thời gian ngắn và đều đặn lại rất phù hợp, bởi nó mang lại nhiều lợi ích:

(*) Hermann Ebbinghaus (1850-1909) là một nhà tâm lý người

Đức với nhiều cơng trình nghiên cứu trong lĩnh vực trí nhớ.

• Có hai thời điểm mà não bộ hoạt động hưng phấn nhất – lúc bắt đầu và kết thúc một tiết học, hay một khoảng thời gian học. Và với cách “chia để trị” này, bạn sẽ tạo ra nhiều sự kiện “mở màn” và “kết thúc” cho các phân đoạn học tập, vì vậy bạn đã tận dụng tối đa hiệu quả của các hiệu ứng “mở màn” và hiệu ứng “kết thúc”.

• Sau mỗi phân đoạn, bộ não của bạn có cơ hội củng cố lại kiến thức – trong khi bạn vẫn có thể tiếp tục làm những việc khác.

• Mỗi phân đoạn bắt đầu với một bài kiểm tra để xem những gì bạn vẫn cịn ghi nhớ từ lần trước, và kiểm tra thường xuyên là một cách hiệu quả để củng cố những ký ức.

• Trong mỗi phân đoạn ngắn hơn, bạn ít bị xao nhãng và chán nản hơn.

• Tổng thời gian học tập dài hơn giúp bạn có nhiều cơ hội để tiếp thu những thơng tin bổ ích, thú vị và phong phú từ nhiều nguồn khác nhau.

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT HỌC NHANH NHỚ LÂU (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)