Giờ thi đã điểm – Đã đến lúc gặt hái thành quả

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT HỌC NHANH NHỚ LÂU (Trang 118 - 122)

Mọi kỹ năng và phương pháp ghi nhớ được trình bày trong quyển sách này đều hữu ích tùy theo cách bạn áp dụng nó. Dù việc thi cử là một sự kiện tất yếu mà không phải sinh viên nào cũng chào đón, nhưng qua việc thực hành và rèn luyện trí nhớ bạn sẽ tự tin đạt

kết quả cao trong bất kỳ đợt kiểm tra nào. Không những thế, bạn sẽ ngày càng thấy mình hào hứng hơn trong việc học hành, đồng thời có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo, và biết phân bổ thời gian hiệu quả hơn, biết phát triển những kỹ năng bổ trợ cho quá trình học tập bền vững.

Hãy bình tĩnh! Hãy tự tin!

Khi ngày thi tới gần, thường thì chúng ta có khuynh hướng bồn chồn, lo âu đến độ tự cảm thấy khả năng tiếp thu của mình có sự sa sút. Song bạn vẫn có thể phát huy hiệu quả khả năng trí não của mình trong giai đoạn này nếu áp dụng những kỹ năng và phương pháp ghi nhớ mà quyển sách đã giới thiệu ở các TrươngĐịnh.vn - Chương trước. Thật ra, hơn bao giờ hết đây mới là lúc bạn cần duy trì sự kiểm sốt và liên tục củng cố quá trình học tập đã thiết lập từ trước. Nhìn lại xem, bạn đã hết sức nỗ lực để hồn thiện hệ thống ghi nhớ, hình thành các thói quen học tập có lợi, thay đổi lối sống để nâng cao trí nhớ, bố trí khơng gian học tập thuận lợi và từng bước khai thác hết tiềm năng trí não. Vì thế, dẫu ngày thi đã cận kề thì với sự bình tĩnh, bạn sẽ nhận ra mình vẫn có thể làm được rất nhiều. Bạn cần giữ tâm trạng ổn định, đầu óc tỉnh táo và tự tin, xác lập một tâm thế sáng tạo và sẵn sàng vận dụng các kỹ năng ghi nhớ để tiếp tục phát huy nhằm đạt được hiệu quả cao.

Cú hích cuối cùng

Bạn cần nắm rõ kết quả cuối khóa học địi hỏi những gì từ q trình học tập hàng ngày của mình. Bạn phải làm bài trên giấy, thi thực hành, hay tiến hành báo cáo cuối kỳ, hay thể hiện những gì đã tiếp thu dưới hình thức nào khác? Những phần kiểm tra có được phân bổ đều trong suốt khóa học hay diễn ra ngay sau khi kết thúc

từng nội dung học? Một số khóa học được thiết kế với các tiết ôn tập xen kẽ trước kỳ thi, vì vậy hãy xác định rõ bạn có bao nhiêu thời giờ để chuẩn bị, có những đề tài nào cần ơn luyện cùng lúc và hình thức học nào phù hợp cho mình. Bạn chỉ cần xem lại tồn bộ những gì đã học hay vẫn phải đầu tư nghiên cứu thêm? Bạn có dành thời gian để thực hành lại những kỹ năng và chuẩn bị cách ứng phó với những thử thách có thể có trong bài thi?

Kết nối mọi “tài sản ký ức” lại với nhau

Trước khi bắt đầu kỳ ôn thi, hãy đầu tư thời gian duyệt qua chiến lược học tập của mình. Đảm bảo rằng bạn nắm trong tay mọi nguồn thơng tin mình cần - từ ghi chú, giáo trình, tài liệu giấy lẫn điện tử,... từ đó đặt ưu tiên ơn tập cho mình:

• Bạn có phải học mọi nội dung của môn học hay chỉ tập trung một số chủ điểm?

• Bạn có thể dành bao nhiêu thời gian để rèn luyện lại các kỹ năng, củng cố khả năng truy hồi lại thông tin hay mài dũa các kỹ thuật ghi nhớ dành cho việc kiểm tra?

• Đây là lúc thích hợp cho việc học nhóm hay học một mình? • Bạn có cần tới những hoạt động phụ trợ nào để giúp mình sẵn sàng hơn – như thực tập giao tiếp bằng ngoại ngữ đang học, đi quan sát thực tế, thăm viện bảo tàng, tham dự buổi biểu diễn nghệ thuật?

Hãy tập trung để tạo “phong độ” tốt nhất cho trí nhớ của bạn, nhìn lại những tiến bộ lẫn thành tựu đáng kể bạn đạt được thời gian qua để sẵn sàng cho thử thách sắp tới.

Giờ cũng là thời điểm bạn cần nắm chính xác những yêu cầu của bài thi. Bạn đã làm điều này trước đây cho chiến lược học tập, nhưng lúc này bạn vẫn cần rà soát lại để biết chắc những việc làm đều đi đúng hướng.

Những câu hỏi quan trọng nhất cần làm rõ:

• Bạn sẽ thi ở đâu, ngày nào và thời gian trong bao lâu?

• Bạn được đem theo những vật dụng gì để hỗ trợ q trình làm bài?

• Các nội dung ơn tập nào chắc chắn khơng thể bỏ qua?

• Cách thức kiểm tra: trả lời câu hỏi trên giấy, vấn đáp, thực hành hay nộp sản phẩm cuối cùng (bài luận, mơ hình,…)?

• Cách tính điểm như thế nào?

Đáp án cho những câu hỏi trên sẽ giúp bạn định ra mình cần sử dụng các kỹ năng và phương pháp ghi nhớ ra sao trong những tuần, ngày, giờ hay phút cuối cùng trước khi bước vào phịng thi. Từ đó, bạn sẽ biết cách phân bổ thời gian và nỗ lực một cách hiệu quả, có thể lựa chọn những chiến lược phù hợp giúp chuẩn bị tâm lý thoải mái, tập trung và tự tin về khả năng cao nhất của mình.

Bổ sung, ơn luyện và tái tổ chức trí nhớ

Việc ơn luyện giúp trí nhớ bạn tua lại một lượt mọi thơng tin mình cần một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Ơn khơng có nghĩa là phải học lại một lần nữa mà chỉ củng cố từng “mẩu” ký ức đã được tạo ra và tập vận dụng tốt nhất có thể.

• Tập trung vào một chủ đề cụ thể. Kiểm tra khả năng ghi nhớ của mình: bạn có thể nhớ bao nhiêu điểm chính, các số liệu, dữ kiện, từ vựng quan trọng, cấu trúc bài luận hay những ý tưởng mới nảy ra trong q trình học tập?

• Kiểm tra lại các chiến lược ghi nhớ của bạn. Những hình ảnh nào bạn sử dụng để gợi nhắc thông tin? Bạn có áp dụng kỹ thuật ghi nhớ theo ngữ cảnh, câu chuyện, hành trình? Rà sốt những kiến thức trong đầu mình, đối chiếu với nội dung ghi chép trong các “trí nhớ nhân tạo” của mình: ghi chú trong tài liệu, bài học, các lộ trình học tập,...

• Suy nghĩ cách củng cố những phần kiến thức còn lỏng lẻo hay bị hổng. Ký ức hình ảnh nào khơng phát huy tác dụng? Cấu trúc ghi nhớ nào chưa chặt chẽ? Hãy điều chỉnh và phát triển dựa trên những gì bạn đã tiếp thu bằng các kỹ thuật tạo dựng trí nhớ: tập trung – tổ chức – hình dung – tưởng tượng.

• Để củng cố trí nhớ cũng như “mở đường” cho bộ não truy cập những thông tin tốt nhất cho bài thi, hãy dành thời gian suy ngẫm lại, phản biện và mở rộng vấn đề đã học. Nếu có thời gian, hãy đào sâu thêm những khía cạnh bạn quan tâm, hay thậm chí tham khảo các chủ đề khác để tăng thêm vốn hiểu biết của bạn về môn học hiện tại.

Một phần của tài liệu BÍ QUYẾT HỌC NHANH NHỚ LÂU (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)