Vận dụng trí nhớ hiệu quả đồng nghĩa với việc không ngừng cải thiện và tổ chức lại việc học của mình. Bạn phát hiện ra những khuôn mẫu mới, tạo ra những liên tưởng thông minh và tối ưu hệ thống những thông tin mà bạn ghi nhớ. Chiến lược học kết hợp giữa sự sáng tạo và óc tổ chức chính là một vũ khí hiệu quả trong quá trình chinh phục những năm tháng dùi mài kinh sử.
Tư duy bằng hình ảnh
Hãy hình ảnh hóa mọi chiến lược hành động của bạn trong các dịp giao tế, những khi họp hành đội nhóm, hay thậm chí là lên kế hoạch các chuyến đi phượt,… Việc chuyển hóa những sự kiện thành hình ảnh, rồi cường điệu hóa chúng lên sẽ giúp gia tăng cơ hội ghi nhớ. Bạn cũng cần chú ý để phát hiện được những ý tưởng trùng lắp, hay những dấu vết có thể mở ra các tiềm năng mà bạn có thể tận dụng để tăng tính hiệu quả lẫn tính kinh tế cho các kế hoạch của mình. Và đừng qn tích cực phát triển óc tưởng tượng trong việc ghi nhớ, vì nhờ đó bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, đồng thời giúp việc tổ chức lại thông tin hiệu quả hơn gấp bội.
Chọn một nơi chốn mà bạn thường ngày vẫn ghé thăm nhiều lần để “lưu trữ” các manh mối hình ảnh về các cơng việc thường nhật. Hãy xây dựng trong đầu mình một phiên bản mơ phỏng của nơi ấy, dựng nên các cột mốc và chọn hình ảnh biểu trưng cho các việc lặt vặt, cuộc hẹn, nhiệm vụ, hay thời hạn hoàn thành,… Như vậy, mỗi lần đi ngang qua địa điểm thực tế ấy trong ngày, tự động bạn sẽ được gợi nhắc về căn phịng cơng việc trong tâm trí mình và điểm lại xem cơng việc gì cịn tồn đọng: chiếc máy giặt (tưởng tượng) đặt ngay cửa báo cho bạn biết phải thu quần áo đã phơi khô vào, một tờ biên lai (tưởng tượng) đính trên trần nhà hối thúc bạn cần đến ngân hàng rút tiền,… Đây là một cách tuyệt vời để rèn luyện trí nhớ mà vẫn tiết kiệm được khơng ít thời gian và cơng sức, đặc biệt khi nó liên quan đến những việc mang tính tiểu tiết và địi hỏi sự chính xác.
Xử lý các trở ngại tâm trí
Sẽ có những giai đoạn mà việc học của bạn không sn sẻ, nhưng nhờ những hiểu biết về trí nhớ và chiến lược học tập đã định sẵn, bạn sẽ vượt qua được.
• Bạn đã biết rằng những tác nhân gây xao nhãng sẽ cản trở, thậm chí làm suy giảm trí nhớ. Vì vậy, nếu có một nỗi lo âu nào xuất hiện trong đầu, hãy xác định là bản thân sẽ xử trí vấn đề ấy vào một thời điểm khác (hãy tự cho bản thân một cái hẹn). Đừng đặt bản thân vào tình huống vừa tìm cách giải quyết sự việc ngay tức thì, vừa phải cố gắng tiếp thu thật nhiều kiến thức – và rốt cuộc thường là bạn chẳng giải quyết rốt ráo được việc gì cả.
• Khi bạn cảm thấy chán nản với việc học, hãy dành ít phút hình dung những lý do khuyến khích bạn tiếp tục hồn thành cơng việc. Hãy tạo ra những hình ảnh có khả năng in sâu vào tâm trí và liên tục
gợi nhắc cho bạn về kết quả mà bạn sẽ đạt được sau khi hồn tất việc học của mình – đó có thể là những chuyến du lịch, những người mà bạn làm họ ấn tượng, cũng có thể là cảm giác thành cơng và hạnh phúc,... Cịn với những giai đoạn mà bạn đạt được kết quả đặc biệt tốt, hãy tập trung vào những cảm xúc tích cực ngay tại thời điểm đó và biến chúng thành những hình ảnh gợi nhắc và củng cố nội tâm cho những khi bạn “sa sút phong độ”.
• Trường hợp việc học gặp những bất lợi – điểm thấp, trễ hạn nộp bài, bạn không hiểu bài giảng – hãy đầu tư thêm thời gian cho trí nhớ của mình. Đừng để các nỗ lực của bạn bị cản trở bởi những suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Nếu những hình ảnh ấy liên tục xuất hiện trong đầu, hãy thay đổi cách nhìn chúng sao cho ít khắt khe hơn. Trong tâm trí, hãy thay đổi tầm vóc của những gương mặt xuất hiện, thu nhỏ lại các âm thanh bạn nghe thấy, làm nhẹ đi cảm giác thất bại, và quan trọng là phải tự nhủ rằng các yếu tố đang “uy hiếp” tinh thần của bạn ấy, thực ra không khủng khiếp như bạn tưởng. Dùng năng lực hình dung để khiến những ký ức buồn mờ nhạt đi, đồng thời chuyển hóa thành động lực cho mình trong tương lai. Những gì xảy ra trong tâm trí của bạn sẽ sớm trở thành hiện thực.