.Công tác bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng cho CVHT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập ở trường cao đẳng thương mại và du lịch thái nguyên (Trang 72)

Đa số các CVHT chưa có điều kiện được đào đạo, tham gia các hoạt động tập huấn về hoạt động CVHT, đa số các CVHT thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và chủ yếu qua trao đổi học hỏi lẫn nhau mà chưa được học tập, nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động CVHT một cách bài bản.

2.4.8. Các cơ sở vật chất và thời gian, địa điểm để thực thi công việc của CVHT

Cơ sở vật chất và điều kiện hỗ trợ phục vụ cho hoạt động CVHT cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của CVHT. Hiện tại Ban CVHT trực thuộc Phịng Cơng tác HSSV nên chưa có văn phịng riêng để hoạt động. Hệ thống phòng họp, hội trường, giảng đường đơi khi bố trí chưa hợp lý nên chưa thường xuyên tổ chức cho CVHT hỗ trợ trực tiếp, gặp mặt trao đổi với sinh viên. Website của Nhà trường chưa có chuyên mục dành riêng cho tọa đàm, trao đổi, thảo luận của sinh viên với CVHT. Hệ thống thông tin thư viện chưa cung cấp nguồn tài nguyên học liệu phong phú, đa dạng phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của sinh viên.

2.5. Đánh giá chung thực trạng công tác quản lý hoạt động cố vấn học tập của Nhà trƣờng của Nhà trƣờng

2.5.1. Những kết quả, thành tích đã đạt được

Qua thời gian triển khai đào tạo theo hình thức tín chỉ với sự nỗ lực của đội ngũ CVHT, phần lớn các cán bộ lãnh đạo, giảng viên của Nhà trường đã nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động CVHT, do đó hoạt động CVHT tại Nhà trường đã được định hình, đa phần cán bộ được phân công làm

nhiệm vụ CVHT đã quen dần với việc thực hiện những nhiệm vụ theo quy định; sinh viên cũng dần ý thức hơn về vai trò của CVHT ngay từ khi vào trường. Từ đó, hoạt động CVHT tại Nhà trường đã làm tốt ở một số mặt:

- Đã bước đầu phân công cán bộ phịng Cơng tác học sinh - sinh viên đảm nhiệm chức danh CVHT. Đề ra những quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi và nghĩa vụ của CVHT.

- CVHT nắm danh sách lớp, thông tin cá nhân sinh viên, cử hoặc tổ chức bầu ban cán sự lớp để quản lý lớp.

- Hướng dẫn sinh viên tìm hiểu chương trình đào tạo của khóa, ngành, tư vấn cho sinh viên lựa chọn học phần phù hợp và tự xây dựng kế hoạch học tập.

- Tổ chức thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên theo quy chế đánh giá kết quả rèn luyện từng học kỳ và năm học. Nhắc nhở sinh viên khi kết quả học tập của họ bị giảm sút.

- Phối hợp để xử lý những trường hợp sinh viên vi phạm nội quy, quy chế và những trường hợp sinh viên nghỉ học hoặc có học lực kém.

Nguyên nhân đạt được một số kết quả trên phải kể đến:

Có sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường.

Có sự chủ động tích cực của cán bộ quản lý trong phối hợp giữa các đơn vị hỗ trợ cho CVHT.

Đội ngũ CVHT cũng đã cố gắng chủ động trong cơng việc, mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn nhưng với tinh thần trách nhiệm đã giúp đỡ SV những khó khăn phần nào trong sinh hoạt, học tập.

2.5.2. Những hạn chế, tồn tại cần khắc phục

Hoạt động CVHT hiện nay dù ở bề mặt đã đi vào nề nếp, song thực sự bên trong vẫn chưa hiệu quả, cịn nhiều hạn chế. Tính khơng hiệu quả được thể hiện ở ba điểm chính:

- Bản thân sinh viên cảm nhận hoạt động CVHT chưa thực hiện tốt và mang tính hình thức; sinh viên cịn chưa quen với hoạt động CVHT, thiếu tích

cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, cịn trơng chờ mong đợi ở phía CVHT quá nhiều mà bản thân CVHT không thể nào đáp ứng được; thời gian bố trí cho CVHT cịn q ít so với nhu cầu của sinh viên, do đó khơng thể giúp CVHT đáp ứng và giải đáp những thắc mắc của sinh viên một cách đầy đủ được.

- Kỹ năng tư vấn, nghiệp vụ chun mơn của các CVHT cịn thiếu, nhiều hoạt động cịn mang tính hình thức. Bản thân cán bộ làm CVHT chưa thực sự hài lịng với cơng việc mình đang làm, đa số cho rằng nhà trường chưa rõ ràng trong việc quy định công tác quản lý học sinh - sinh viên, công tác giáo viên chủ nhiệm và CVHT; Hầu hết các CVHT là kiêm nhiệm, chưa qua các lớp tập huấn hoạt động CVHT. Mặc dù đã có những quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của CVHT, tuy nhiên, mỗi CVHT thường phải tự tìm tịi phương pháp để thực hiện những quy định này. Do đó, kết quả thực hiện công việc của mỗi CVHT thường khác nhau, những CVHT tâm huyết với sinh viên sẽ có những cách làm hiệu quả, có tác dụng tốt đến kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên; ngược lại, những CVHT không tâm huyết với cơng việc thường chỉ làm hình thức, khơng có hiệu quả thực chất. Nhiều cán bộ coi hoạt động CVHT là một nhiệm vụ thứ yếu, bị bắt buộc (phần lớn sẽ từ chối làm CVHT nếu không bị ràng buộc bởi nhà quản lý). Một CVHT phải phụ trách quá nhiều sinh viên. Đây là thực trạng chung đối với các trường bước đầu chuyển sang đào tạo tín chỉ, đội ngũ giảng viên cơ hữu chưa đủ về số lượng và chất lượng. Do đó, một CVHT phải phụ trách nhiều sinh viên hoặc nhiều lớp, dẫn đến không đủ thời gian để thực hiện tốt hoạt động CVHT theo quy định. Công việc CVHT thường được giao cho các cán bộ trẻ. Họ có sự nhiệt tình nhưng lại chưa phải là một chuyên gia trong việc tư vấn các vấn đề liên quan đến học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, định hướng nghề nghiệp và các vấn đề khác.

- Trong quản lý hoạt động CVHT hầu như chưa có biện pháp kiểm tra, giám sát hiệu quả công việc của CVHT. Cơ cấu tổ chức điều hành, điều chỉnh các hoạt động của CVHT còn thiếu tính đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa phù hợp.

Các biện pháp quản lý từ lãnh đạo, phân công nhiệm vụ, sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng đặc biệt là phòng đào tạo, phịng cơng tác học sinh - sinh viên, đoàn thanh niên với các đơn vị đào tạo vẫn còn nhiều sự chồng chéo và thời gian xử lý cơng việc cịn tốn nhiều thời gian. Việc phân cơng nhiệm vụ cho CVHT chưa hợp lý. Mỗi CVHT thường phải đảm nhiệm nhiều công việc, CVHT vừa quản lý học sinh - sinh viên, là giảng viên, vừa đi dạy, nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ hoặc đảm nhận các vị trí khác… Việc gánh vác cùng lúc nhiều vai trò sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động CVHT, CVHT khơng cịn thời gian để gặp gỡ sinh viên cũng như không thể hiểu được nhu cầu, sở thích và năng lực của sinh viên…Chưa có hình thức khen thưởng kịp thời đối với những CVHT làm việc hiệu quả và chưa có những hình thức điều chỉnh hoặc kỷ luật những CVHT làm việc chưa có hiệu quả.

Nguyên nhân một số hạn chế trên:

- Chưa tuyên truyền, phổ biến cho SV, hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của CVHT cũng như trách nhiệm của bản thân trong học tập.

- Thiếu các hội nghị, hội thảo để phổ biến nâng cao nhận thức, đổi mới quan điểm để cán bộ, GV hiểu và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động CVHT.

- Công tác quản lý, điều khiển, điều chỉnh hoạt động CVHT còn chưa khoa học, chưa phát huy được hiệu quả của hoạt động CVHT.

- Chưa có điều kiện tổ chức đào tạo, tập huấn thường xuyên và nâng cao cho CVHT về các kỹ năng tư vấn, tổ chức tư vấn cho SV.

- Điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường còn hạn chế, chế độ đãi ngộ với CVHT chưa phát huy được hết trí tuệ, sức lực của các CVHT.

Kết luận chƣơng 2

Qua đây có thể thấy, trên tinh thần chung thì cả lãnh đạo, giảng viên, cán bộ CVHT và sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động CVHT. Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu thực trạng, phân tích đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu của hoạt động CVHT ở trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên, có thể thấy hoạt động CVHT tại Nhà trường chưa đạt được mục đích đặt ra. Thời gian qua Nhà trường mới bước vào đào tạo theo tín chỉ, vì hoạt động của CVHT còn mới mẻ nên vấn đề quản lý hoạt động CVHT còn thiếu các biện pháp quản lý mang tính đồng bộ, do đó rất cần phải có sự đổi mới trong công tác quản lý hoạt động CVHT để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực của Nhà trường.

Các kết quả khảo sát và nghiên cứu thực tiễn về quản lý hoạt động CVHT cũng phân tích những yếu tố ảnh hưởng, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân cơ bản của công tác trên là cơ sở thực tiễn tốt để tác giả đề xuất những biện pháp phù hợp.

Với mong muốn hoạt động CVHT của trường ngày càng phát triển theo hướng tích cực, đáp ứng được u cầu cơng tác trong giai đoạn hiện nay, góp phần giáo dục, đào tạo tồn diện sinh viên của nhà trường, tác giả xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động CVHT trong Nhà trường sẽ được trình bày ở chương 3.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN HỌC TẬP

Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH THÁI NGUYÊN 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Nguyên tắc là cơ sở đầu tiên, tư tưởng chủ đạo, yêu cầu, quy tắc cơ bản đối với hoạt động và hành vi, là những điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong trong một quy trình nhằm đảm bảo sự đúng đắn, mang lại hiệu quả trong hoạt động lý luận và thực tiễn.

Xuất phát từ thực tiễn đặc điểm tình hình của Nhà trường đang trong quá trình hồn thiện đào tạo theo học chế tín chỉ. Việc quản lý hoạt động CVHT ở Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên phải tạo thành một hệ thống quản lý và thực hiện trên cơ sở của một số nguyên tắc.

Từ yêu cầu trên, tác giả xác định những nguyên tắc để đề xuất các biện pháp, đó là các ngun tắc tính hệ thống, tính thực tiễn, tính hiệu quả và tính đồng bộ.

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống

Giáo dục, đào tạo của Nhà trường ln gắn liền với mục tiêu chung của tồn ngành và đáp ứng kịp thời với nhu cầu của toàn xã hội. Nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường sẽ chú ý phát triển toàn diện đáp ứng các yêu cầu theo học chế tín chỉ. Mọi hoạt động của Nhà trường đều nằm trong một hệ thống chung, gồm cả chủ trương của toàn ngành, của Bộ Giáo dục và Đào tạo; từ Ban Giám hiệu, Trưởng các Phịng, Ban, Khoa, Bộ mơn đến đội ngũ giảng viên giảng dạy và sinh viên đang theo học phải tạo nên một hệ thống thống nhất trong các mối liên hệ tương tác nhiều chiều. Có nắm được tương quan hệ thống như thế thì biện pháp đề xuất mới phù hợp và quan trọng hơn nữa là mới có khả năng thực hiện và áp dụng.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Nâng cao chất lượng đào tạo từ việc cải tiến hoạt động dạy và học là việc làm thật cần thiết. Do vậy, bên cạnh việc cải tiến hoạt động dạy, việc đầu tư

cho hoạt động CVHT là việc làm không thể thiếu trong giai đoạn hiện nay của Nhà trường. Nguyên tắc này địi hỏi biện pháp thực hiện phải mang tính khách quan, biện chứng, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, để thực hiện được việc đầu tư quản lý, tăng cường hiệu quả đối với hoạt động CVHT nhằm tư vấn, hướng dẫn, cố vấn trợ giúp SV đòi hỏi Nhà trường phải dựa trên điều kiện thực tiễn, cụ thể thuộc phạm vi Nhà trường. Trên cơ sở điều kiện vật chất, khả năng tài chính, nguồn nhân lực hiện có, khả năng và trình độ sinh viên, nhà trường sẽ tiến hành thực hiện từng bước để thuận tiện và kịp thời điều chỉnh, bổ sung. Nguyên tắc thực tiễn này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải là những biện pháp phù hợp, phải gắn liền với tình hình thực tế của đơn vị, với nhu cầu thật sự, giải quyết được những khó khăn, hạn chế, trở ngại thuộc về hiện trạng đồng thời phát huy được những thuận lợi, những kết quả thành tích đã đạt được. Do đó, biện pháp tác giả đề xuất có thể chỉ phù hợp trong một thời điểm nhất định trong điều kiện thực tế tại Trường.

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp nêu ra nhằm vào mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả của CVHT và mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo của Nhà trường, thông qua việc đổi mới hệ thống, biện pháp quản lý hoạt động CVHT. Những biện pháp nêu ra nhằm vào việc từng bước cải tiến chất lượng và hiệu quả của hoạt động CVHT hiện nay. Xuất hiện từ nguyên tắc tính hiệu quả, những biện pháp đề xuất cần mang lại hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể và trong thời điểm nhất định.

3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ xuất phát từ bản chất công tác quản lý của lãnh đạo Nhà trường. Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động CVHT phải tơn trọng tính đồng bộ trong các khâu của q trình quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh. Sự đồng bộ trong các khâu của quá trình quản lý hoạt động CVHT đi kèm với việc thống nhất giữa lãnh đạo quản lý với các CVHT. Phải có sự phối hợp, hợp tác tích cực giữa các đơn vị

chức năng trong Nhà trường. Đạt được điều đó, cơng tác quản lý hoạt động CVHT mới đạt được hiệu quả thật sự.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động cố vấn học tập ở Trƣờng Cao đẳng Thƣơng mại và Du lịch Thái Nguyên

3.2.1. Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy của giảng viên, sinh viên về vị trí, vai trị của cố vấn học tập vai trò của cố vấn học tập

3.2.1.1. Mục đích - ý nghĩa

Nhận thức là yếu tố quyết định hành động “Tư tưởng đúng thì hành động mới khỏi sai lạc và mới làm trọn nhiệm vụ cách mạng được” - Hồ Chí Minh. Vì vậy mọi thành viên tham gia vào qúa trình quản lý hoạt động CVHT đều cần thiết phải nâng cao nhận thức, có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động CVHT mới có trách nhiệm, hành động đúng.

Đào tạo đại học theo học chế tín chỉ là một hệ thống đào tạo tiến bộ với triết lý cơ bản là tôn trọng người học, coi người học là trung tâm của mọi hoạt động. Để làm được điều đó, vai trị của CVHT là rất quan trọng. Thực tế hiện nay, Nhà trường mới chỉ xác định nhiệm vụ của CVHT là tư vấn, định hướng giúp SV lựa chọn, đăng ký học phần hoặc định hướng giúp SV xây dựng kế hoạch học tập. Do đó, cần đổi mới nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, SV về vị trí, vai trị của hoạt động CVHT, đó là: CVHT có vai trị quan trọng đến sự thành công của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ; CVHT là cầu nối giữa nhà trường với SV, làm nhiệm vụ tư vấn cho SV về học tập, nghiên cứu khoa học và việc làm, đại diện nhà trường quản lý toàn diện SV về mọi mặt…

Với các cán bộ, lãnh đạo giữ vai trò định hướng, chỉ đạo, điều hành toàn bộ các hoạt động của Nhà trường, trong đó có hoạt động CVHT, vấn đề nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy sẽ giúp các lãnh đạo quản lý nhận thức đúng đắn, khách quan sâu sắc hơn vai trò, vị trí, tầm quan trọng của hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập ở trường cao đẳng thương mại và du lịch thái nguyên (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)