Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập ở trường cao đẳng thương mại và du lịch thái nguyên (Trang 31 - 34)

9. Cấu trúc luận văn

1.2. Những khái niệm của đề tài

1.2.2. Quản lý giáo dục

1.2.2.1. Khái niệm Quản lý giáo dục

Giáo dục là một hiện tượng đặc biệt, bản chất của nó là truyền đạt, lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ lồi người, nó có một vị trí quan trọng, khơng chỉ là sản phẩm xã hội mà cịn là một nhân tố tích cực, động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Kế hoạch

Kiểm tra Thông tin

Quản lý Tổ chức

Nếu hiểu rõ giáo dục là hoạt động diễn ra trong xã hội nói chung thì quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội; nếu hiểu giáo dục là một hoạt động chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục thì quản lý giáo dục là các hoạt động trong một cơ sở giáo dục như trường học, trung tâm giáo dục…

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục, song thường người ta quan niệm về quản lý giáo dục ở 2 cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và cấp vi mô.

Xét ở cấp vĩ mô:

Theo các tác giả Nguyễn Kỳ và Bùi Trọng Tuân thì: “Quản lý giáo dục

là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là các Nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội”[ 55].

Như vậy, Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm làm cho toàn bộ hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đã đặt ra.

Xét ở cấp vi mô:

Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý vào hệ thống tổ chức giáo dục của nhà trường nhằm điều khiển các thành tố trong hệ thống phối hợp hoạt động theo đúng chức năng, đúng kế hoạch, đảm bảo cho q trình giáo dục đạt mục đích, mục tiêu đã xác định với hiệu quả cao nhất.

Theo nhà nghiên cứu Phạm Minh Hạc: "Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho hệ thống vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy, giáo dục thế hệ trẻ, đưa thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái về chất" [28].

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: "Quản lý giáo dục vi mô được hiểu là những

tác động tự giác đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngồi nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường" [36].

Như vật, xét về cấp độ vi mô, quản lý giáo dục được hiểu như một quá trình vận động của các thành tố có mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong hệ thống tổ chức của nhà trường. Hệ thống đó bao gồm các thành tố cơ bản là: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, nội dung, phương pháp, mục tiêu quản lý. Các thành tố đó ln vận động trong mối liên hệ tương tác lẫn nhau, đồng thời diễn ra trong sự chi phối, tác động qua lại với mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội xung quanh.

1.2.2.2. Bản chất của Quản lý giáo dục

Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý đến tập thể người bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Trong giáo dục nhà trường đó là tác động của người quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng khác nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu giáo dục.

Bản chất của quản lý giáo dục là q trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục. Quản lý giáo dục thực chất là quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm:

- Chủ thể quản lý: Bộ máy quản lý giáo dục các cấp.

- Khách thể quản lý: Hệ thống quản lý giáo dục (các trường học, trung tâm giáo dục, các cơ sở đào tạo và phục vụ đào tạo...).

- Quan hệ quản lý:

+ Giữa người dạy - người học; + Giữa người quản lý - người dạy; + Giữa người quản lý - người học; + Giữa người dạy - người dạy; + Giữa người dạy - cộng đồng.

Các mối quan hệ này có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng hoạt động của các nhà trường và toàn bộ hệ thống giáo dục.

Bản chất của quản lý giáo dục là quản lý hệ thống giáo dục, là sự tác động có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý theo các quy luật khách quan nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập ở trường cao đẳng thương mại và du lịch thái nguyên (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)