Đánh giá vai trò của CVHT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập ở trường cao đẳng thương mại và du lịch thái nguyên (Trang 52)

TT Mức độ đánh giá

Cán bộ quản lý Giảng viên- CVHT Sinh viên S.lƣợng Tỷ lệ S.lƣợng Tỷ lệ S.lƣợng Tỷ lệ 1 Rất quan trọng 6/20 30% 25/100 25% 22/200 11% 2 Quan trọng 10/20 50% 42/100 42% 80/200 40% 3 Ít quan trọng 4/20 20% 33/100 33% 62/200 31% 4 Không quan trọng 0 0 0 0 36/200 18% Bảng 2.3. Đánh giá mức độ cần thiết có CVHT TT Mức độ đánh giá

Cán bộ quản lý Giảng viên- CVHT Sinh viên S.lƣợng Tỷ lệ S.lƣợng Tỷ lệ S.lƣợng Tỷ lệ

1 Rất cần thiết 7/20 35% 28/100 28% 21/200 10,5%

2 Cần thiết 10/20 50% 45/100 45% 82/200 41%

3 Chưa cần thiết 3/20 15% 27/100 27% 63/200 31,5%

4 Không cần thiết 0 0 0 0 34/200 17%

2.2.1.1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng đối với hoạt động cố vấn học tập

Qua tìm hiểu thực tế ở Nhà trường hiện nay, mặc dù trong các quyết định, văn bản ban hành ghi chức danh, tên gọi của người trợ giúp sinh viên trong quá trình sinh viên học tập là Cố vấn học tập (CVHT). Tuy nhiên nhiều sinh viên còn chưa xác định rõ, khi được hỏi điều tra, khảo sát đa số SV cho biết người trợ giúp họ là giáo viên chủ nhiệm, có sinh viên hiểu là CVHT kiêm Giáo viên chủ nhiệm; Giáo viên hướng dẫn; Cố vấn chương trình…

Các SV thường chỉ chủ động tìm đến đội ngũ CVHT trong những trường hợp cần thiết. Bởi vậy kết quả khảo sát chỉ có 10% SV cho biết nhu cầu CVHT là rất cần thiết, trong khi đó vẫn cịn 48,5% cho rằng chưa cần thiết hoặc không cần thiết. Nhu cầu đa số các em đều mong muốn nhận được sự giúp đỡ của những

người làm công tác cố vấn không những trong lĩnh vực học tập mà cịn trong lĩnh vực đời sống tình cảm, trong cuộc sống riêng tư. Tuy nhiên đa số sinh viên chưa nhận thức rõ chức năng, nhiệm vụ của CVHT nhất là trong đăng ký chương trình, mơn học nên sinh viên ngại tiếp xúc, ít nhận được sự tư vấn của CVHT dẫn đến đăng kí mơn học tùy thích miễn khơng phải mơn tiên quyết, sinh viên chưa hiểu rõ môn học hay chỉ nghe tên mơn học thấy hay thì đăng kí, và nó dẫn đến hậu quả là mơn học chưa nên học thì đã học rồi, trong khi cần phải có kiến thức nền của môn học kia rồi mới nên học tiếp mơn học tiếp. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thiệt thòi cho sinh viên khi chưa nhận thức, hiểu rõ được vai trị của CVHT. Chỉ có 11% SV cho rằng CVHT có vai trị rất quan trọng, trong khi đó có đến 49% cho rằng ít quan trọng thậm chí khơng quan trọng.

Về thái độ của sinh viên đối với hoạt động CVHT phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động này. Sinh viên chưa quan tâm đến vai trị của CVHT, thiếu tính chủ động trong liên hệ, tiếp nhận thông tin tư vấn. Họ thường cho rằng CVHT chủ yếu là cung cấp thông tin về đào tạo và những thơng tin này có thể được ban cán sự lớp thơng báo lại nên sinh viên thụ động, trơng chờ, ỷ lại hoặc ngược lại cũng có nhiều trường hợp SV cho rằng CVHT là người đa năng và sẽ phải có trách nhiệm giúp đỡ họ mọi mặt. Bởi vậy mức độ hài lòng của sinh viên đối với hoạt động CVHT qua phỏng vấn các sinh viên cho thấy chỉ có 2.5% sinh viên rất hài lịng và hài lịng về hoạt động CVHT, có 52.5% sinh viên tạm hài lòng về hoạt động CVHT, trong khi đó có trên 45% sinh viên hồn tồn khơng hài lịng.

Đối với mức độ đáp ứng nhu cầu tư vấn của sinh viên, khi trả lời câu hỏi về mức độ đáp ứng nhu cầu cố vấn học tập thì có đến 79.6% sinh viên cho rằng hoạt động CVHT tại trường chỉ đáp ứng một phần mong đợi của họ, đáng quan tâm hơn nữa là có hơn 20% sinh viên cho biết hoạt động CVHT không đáp ứng và hồn tồn khơng đáp ứng mong đợi của sinh viên.

2.2.1.2. Nhận thức của cố vấn học tập về hoạt động cố vấn học tập

Theo kết quả khảo sát, tác giả tổng hợp số liệu đánh giá cơ bản trong bảng sau:

Bảng 2.4. Đánh giá hoạt động cơ bản của CVHT

TT Nội dung hoạt động CVHT

Mức độ đánh giá Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý

1 CVHT hỗ trợ cho Ban chủ nhiệm khoa và các đơn vị liên quan trong quản lý SV.

3/10 (30%) 5/10 (50%) 2/10 (20%) 2 CVHT có trách nhiệm theo dõi sát tình hình SV, đề xuất

các biện pháp xử lý các tình huống trong quản lý đào tạo.

2/10 (20%) 7/10 (70%) 1/10 (10%) 3 Hoạt động của CVHT là tư vấn, giúp đỡ cho SV trong

sinh hoạt, học tập. 8/10 (80%) 2/10 (20%) 0 (0%)

4 Hoạt động của CVHT là thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm

của giảng viên.

1/10 (10%) (10%) 3/10 (30%) 6/10 (60%)

Theo quyết định phân cơng nhiệm vụ CVHT của Nhà trường thì đội ngũ CVHT là các cán bộ thuộc phịng Cơng tác học sinh - sinh viên được bổ nhiệm và tất cả đều là các giảng viên kiêm nhiệm. Đa số các CVHT đều nhận thức đối với học chế tín chỉ, vai trị của CVHT khơng thể thiếu trong tồn bộ quá trình học tập của sinh viên. Kết quả khảo sát tại Bảng 2.2 cùng Bảng 2.3 cho thấy vẫn cịn 33% GV- CVHT cho rằng CVHT ít quan trọng và 27% cho rằng CVHT là chưa cần thiết. Thậm chí khi phỏng vấn, nhiều người vẫn nhầm lẫn chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn của CVHT và giáo viên chủ nhiệm. Thực tế trong Nhà trường hiện nay đang tồn tại cả hai chức danh và chưa rõ ràng, chưa thống nhất, điều này sẽ kéo theo trách nhiệm của người trợ giúp sinh viên trong môi trường đào tạo theo học chế tín chỉ đang có sự chồng chéo, chưa rõ ràng trong phân công nhiệm vụ. Kết quả điều tra trên phiếu dành cho CVHT cũng cho thấy họ làm công việc của cả CVHT và giáo viên chủ nhiệm.

Cũng vì lý do đó, cịn rất nhiều người khơng thấy thoải mái khi “bị” phân công làm CVHT. Qua tiến hành phỏng vấn mức độ hài lòng của đội ngũ tư vấn về hoạt động CVHT. Kết quả cho thấy hơn 33% đội ngũ cố vấn hồn tồn hài lịng và hài lòng về hoạt động CVHT, trong khi đó có đến 59.8% chỉ tạm hài lịng và 6.8% đội ngũ cố vấn được điều tra khơng hài lịng với hoạt động CVHT.

Về thời gian quy định cho hoạt động CVHT, nhiều ý kiến phỏng vấn cho rằng, thời gian tư vấn cho sinh viên của CVHT là khơng thể tính được: Sinh viên thì có rất nhiều thứ để hỏi và hỏi bất cứ khi nào do vậy khơng chỉ tính thời gian CVHT gặp gỡ trực tiếp sinh viên mà cịn phải tính đến thời gian họ trả lời điện thoại, email hay chat với sinh viên. Thực tế nhiều CVHT chưa theo sát được sinh viên, hoạt động chưa hiệu quả do hầu hết CVHT tại trường đều bị quá tải do vừa thực hiện công tác quản lý HSSV, vừa giảng dạy, thực hiện nghiên cứu khoa học vừa kiêm nhiệm hoạt động CVHT. Một cán bộ phải kiêm nhiệm hoạt động CVHT cho 2 hoặc 3 lớp. Với thời gian biểu, lịch công tác dày đặc, CVHT không thu xếp được thời gian để gặp sinh viên. Cũng vì lẽ đó, nhiều CVHT chủ yếu chỉ tư vấn cho sinh viên qua điện thoại, email. Mỗi học kỳ, CVHT chỉ sinh hoạt định kỳ với sinh viên được từ 2 đến 3 buổi.

Ngoài 48.7% những người làm hoạt động cố vấn cho rằng sinh viên có thái độ tích cực và 51.3% cho rằng sinh viên tương đối tích cực đối với hoạt động CVHT. Tuy nhiên, qua phỏng vấn sâu khơng ít những người làm hoạt động cố vấn học tập cho rằng: Học tập và sinh hoạt trong môi trường đào tạo theo tín chỉ địi hỏi sinh viên phải có tính tự lập cao. Các em phải ý thức được rằng mình đã lớn và mình phải chịu trách nhiệm đối với bản thân mình. Người làm hoạt động cố vấn học tập không phải là người cầm tay chỉ việc mà chỉ là người định hướng. Khi gặp phải bất cứ vấn đề nào, sinh viên cần phải tự mình nghiên cứu, tìm hiểu và giải quyết, chỉ khi thật sự cần thiết mới nhờ đến đội ngũ cố vấn. Sinh viên phải xem môi trường đào tạo Cao đẳng trong Nhà trường là môi trường học tập và rèn luyện để hồn thiện bản thân. Cũng chính vì quan điểm như vậy đã tạo ra khoảng cách giữa CVHT với SV và cũng làm giảm bớt vai trị của CVHT.

Hoạt động CVHT là cơng việc kiêm nhiệm nên hầu hết các cán bộ đều rất bận rộn và dành thời gian cho sinh viên chủ yếu cho những việc mang tính bắt buộc nhiều hơn như: hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập, duyệt kế hoạch học tập… Có những trường hợp cả lớp có những thắc mắc như nhau mà

sinh viên khơng cử đại diện gặp CVHT để giải quyết vấn đề mà cứ mỗi sinh viên đều tìm CVHT với cùng câu hỏi thì dễ làm cho sự việc nặng nề hơn. Đây là vấn đề tổ chức theo dõi, quản lý lớp cố vấn chưa được tốt. Mặc dù có các phong trào và hoạt động ngoại khóa của sinh viên như lao động, văn nghệ, thể thao… giúp CVHT tìm hiểu về tâm tư tình cảm của sinh viên nhưng rất ít CVHT bố trí thời gian, điều kiện tham gia.

Trong khi cố vấn được cho là quan trọng, không thể thiếu đối với đào tạo tín chỉ thì cịn có cán bộ chỉ thực hiện hoạt động CVHT qua loa, cơng tác này cịn đang bị nhiều người xem nhẹ, thực hiện cho có, theo sự phân cơng. Vì tâm lý sợ sai, một số CVHT trẻ “né” tiếp xúc sinh viên. Do đó, sinh viên khi gặp các rắc rối liên quan đến quy chế, học phí, chế độ chính sách… thường tìm thẳng đến phịng đào tạo, thay vì hỏi CVHT, dẫn đến hiệu quả của hoạt động CVHT chưa đạt được theo yêu cầu.

2.2.1.3. Nhận thức của cán bộ quản lý về hoạt động cố vấn học tập

Trên tinh thần chung thì tất cả lãnh đạo quản lý CVHT đều nhận thức rõ được tầm quan trọng của CVHT. Có đến 80% cán bộ quản lý cho rằng vai trò của CVHT là quan trọng và 85% ý kiến cho rằng CVHT là cần thiết. Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy: Hoạt động CVHT chưa được đầu tư thỏa đáng, các CVHT chưa được trang bị những kỹ năng làm việc với sinh viên như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng trị chuyện, kỹ năng cung cấp thơng tin, kỹ năng khuyến khích động viên, kỹ năng thấu cảm, kỹ năng xác định vấn đề, kỹ năng xây dựng mục tiêu.

Kết quả phỏng vấn còn cho thấy vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều trong việc lựa chọn tiêu chí cho người làm CVHT. Trong đó, các ý kiến lựa chọn tập trung vào kinh nghiệm về chuyên môn, khả năng định hướng tốt cho sinh viên trong việc lựa chọn môn học, phát triển chuyên ngành, những gợi ý về nơi làm việc… CVHT nhất thiết phải do một người có trình độ chun mơn và có kinh nghiệm nghề nghiệp thì mới có thể tư vấn cho các em sinh viên một cách tốt nhất cho q

trình học tập, đăng ký mơn học và đặc biệt là tham gia nghiên cứu khoa học, làm nghiên cứu, viết bài chung như thế nào.

Đánh giá đội ngũ cố vấn về mức độ đạt mục tiêu CVHT được xem như một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động CVHT của Nhà trường. Theo số liệu khảo sát thu thập được của cán bộ lãnh đạo quản lý hoạt động CVHT cho rằng có 20% những người làm hoạt động cố vấn ở trường đạt mục tiêu, hồn thành nhiệm vụ, có đến 80% chỉ đạt một phần mục tiêu. Thực tế cho thấy nếu hoạt động CVHT đạt mục tiêu hỗ trợ tốt cho sinh viên trong quá trình học tập góp phần nâng cao chất lượng đào tạo có như thế thì mới xem đây là hoạt động có chất lượng. Chí có 25% ý kiến đồng ý là CVHT đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho Nhà trường, cịn 75% thì khơng nhất trí ý kiến đó. Nhìn chung, hoạt động CVHT của Nhà trường chưa đạt được mục tiêu, đây cũng là vấn đề mà những người làm hoạt động cố vấn cũng như lãnh đạo quản lý Nhà trường đang rất quan tâm và tìm biện pháp giải quyết.

Đánh giá chất lượng hoạt động CVHT của lãnh đạo quản lý CVHT. Kết quả cho thấy có 5% CVHT được đánh giá ở mức rất tốt, có 15 % đánh giá chất lượng của CVHT mức tốt, trong khi đó có 80% bị đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình.

Kinh nghiệm triển khai học chế tín chỉ cho thấy, CVHT là một cơng việc địi hỏi kiến thức và thời gian. Nhiệm vụ của giảng viên - CVHT là tư vấn về học tập, nghiên cứu khoa học và việc làm cho sinh viên.

Như vậy chúng ta có thể thấy, vì nhiều ngun nhân khách quan lẫn chủ quan, vai trị CVHT rất ít được chú trọng. Theo nhận định của cán bộ quản lý, nguyên nhân của thực trạng này ở Nhà trường như đã nói, có thể xuất phát từ cách nhìn nhận vai trị của CVHT từ phía người thầy và từ phía sinh viên, bởi cả hai chưa thực sự hiểu hết vai trò của CVHT trong học chế đào tạo tín chỉ, đồng thời cũng do quỹ thời gian hạn hẹp khiến CVHT khó có nhiều cơ hội tiếp

cận và trao đổi với sinh viên. Hiệu quả của hoạt động cố vấn trong học tập của cán bộ cố vấn vì thế mà khơng thu được hiệu quả cao.

2.2.2. Thực trạng về cơ cấu tổ chức cố vấn học tập trong Nhà trường

Theo kết quả khảo sát, tác giả tổng hợp số liệu đánh giá cơ bản trong bảng sau:

Bảng 2.5. Đánh giá cơ cấu số lƣợng, mơ hình quản lý CVHT

TT Nội dung hoạt động CVHT

Mức độ đánh giá Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý

1 Số lượng CVHT hiện nay của Nhà trường là hợp lý 2/20

(10%)

10/20 (50%)

8/20 (40%)

2 Cơ cấu mơ hình quản lý CVHT hiện nay của Nhà

trường là phù hợp. 1/20 (5%) 3/20 (15%) 16/20 (80%)

3 CVHT có sự phối hợp, hỗ trợ tốt với các đơn vị 3/20

(15%)

3/20 (15%)

14/20 (70%) 4 Các biện pháp quản lý CVHT hiện nay đã phát huy

tối đa năng lực của CVHT

1/20 (5%) 2/20 (10%) 17/20 (85%)

Cố vấn học tập của Nhà trường được Hiệu trưởng ra quyết định và thành lập Ban cố vấn học tập trực thuộc Phịng Cơng tác Học sinh - sinh viên. Với số lượng hiện nay là 10 đồng chí. Đó là những cán bộ, giảng viên vẫn đang trực tiếp giảng dạy chuyên môn đồng thời làm nhiệm vụ quản lý HSSV và kiêm nhiệm hoạt động CVHT. Hệ thống CVHT của Nhà trường cịn ít về số lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của SV. Trong số CVHT đó khơng có sự tham gia của các giảng viên trực tiếp giảng dạy tại các khoa, các cán bộ phịng chun mơn... nên nội dung hoạt động CVHT có nhiều hạn chế. Mơ hình tổ chức, quản lý CVHT chưa phù hợp bởi ban CVHT lại do trực tiếp phịng Cơng tác HS-SV phụ trách, cán bộ CVHT cũng là cán bộ của phịng Cơng tác HS-SV nên thiếu sự hỗ trợ, hợp tác từ các đơn vị phòng, ban, khoa chức năng và các tổ chức đoàn thể khác. Bởi vậy các yếu tố tích cực về số lượng, cơ cấu tổ chức quản lý

CVHT, các biện pháp quản lý và sự phối hợp trong hoạt động CVHT được đánh giá thấp trong khảo sát về cơ cấu số lượng, mơ hình quản lý CVHT.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức, quản lý CVHT

2.2.3. Thực trạng hoạt động cố vấn học tập của Nhà trường

Kết hợp các quy định theo văn bản hợp nhất Quyết định số 43/2007/QĐ-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cố vấn học tập ở trường cao đẳng thương mại và du lịch thái nguyên (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)