1.2.1.3. Nội dung quản lý
Theo Từ điển Tiếng Việt, nội dung là mặt bên trong của sự vật được hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện.
Nội dung quản lý là các công việc, các hoạt động của nhà quản lý thực hiện phối hợp nhiều người, nhiều yếu tố, định hướng các hoạt động và kiểm sốt tiến trình của hoạt động trong q trình tiến tới mục tiêu của tổ chức.
Con người là đối tượng chủ yếu của quản lý nên nội dung quản lý bao gồm: Quản lý con người: là sự sắp xếp, phân công, hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện mục tiêu.
Quản lý hoạt động của con người bao gồm: Tổ chức các hoạt động và kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động.
Các nội dung quản lý trên được thực hiện bởi các chức năng quản lý trong hoạt động.
1.2.2. Quản lý giáo dục
1.2.2.1. Khái niệm Quản lý giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng đặc biệt, bản chất của nó là truyền đạt, lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ lồi người, nó có một vị trí quan trọng, khơng chỉ là sản phẩm xã hội mà cịn là một nhân tố tích cực, động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Kế hoạch
Kiểm tra Thông tin
Quản lý Tổ chức
Nếu hiểu rõ giáo dục là hoạt động diễn ra trong xã hội nói chung thì quản lý giáo dục là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội; nếu hiểu giáo dục là một hoạt động chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục thì quản lý giáo dục là các hoạt động trong một cơ sở giáo dục như trường học, trung tâm giáo dục…
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục, song thường người ta quan niệm về quản lý giáo dục ở 2 cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và cấp vi mô.
Xét ở cấp vĩ mô:
Theo các tác giả Nguyễn Kỳ và Bùi Trọng Tuân thì: “Quản lý giáo dục
là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là các Nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội”[ 55].
Như vậy, Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm làm cho toàn bộ hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đã đặt ra.
Xét ở cấp vi mô:
Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý vào hệ thống tổ chức giáo dục của nhà trường nhằm điều khiển các thành tố trong hệ thống phối hợp hoạt động theo đúng chức năng, đúng kế hoạch, đảm bảo cho q trình giáo dục đạt mục đích, mục tiêu đã xác định với hiệu quả cao nhất.
Theo nhà nghiên cứu Phạm Minh Hạc: "Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho hệ thống vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy, giáo dục thế hệ trẻ, đưa thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái về chất" [28].
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: "Quản lý giáo dục vi mô được hiểu là những
tác động tự giác đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngồi nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường" [36].
Như vật, xét về cấp độ vi mô, quản lý giáo dục được hiểu như một quá trình vận động của các thành tố có mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong hệ thống tổ chức của nhà trường. Hệ thống đó bao gồm các thành tố cơ bản là: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, nội dung, phương pháp, mục tiêu quản lý. Các thành tố đó ln vận động trong mối liên hệ tương tác lẫn nhau, đồng thời diễn ra trong sự chi phối, tác động qua lại với mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội xung quanh.
1.2.2.2. Bản chất của Quản lý giáo dục
Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý đến tập thể người bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Trong giáo dục nhà trường đó là tác động của người quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng khác nhằm thực hiện hệ thống các mục tiêu giáo dục.
Bản chất của quản lý giáo dục là q trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục. Quản lý giáo dục thực chất là quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm:
- Chủ thể quản lý: Bộ máy quản lý giáo dục các cấp.
- Khách thể quản lý: Hệ thống quản lý giáo dục (các trường học, trung tâm giáo dục, các cơ sở đào tạo và phục vụ đào tạo...).
- Quan hệ quản lý:
+ Giữa người dạy - người học; + Giữa người quản lý - người dạy; + Giữa người quản lý - người học; + Giữa người dạy - người dạy; + Giữa người dạy - cộng đồng.
Các mối quan hệ này có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng hoạt động của các nhà trường và toàn bộ hệ thống giáo dục.
Bản chất của quản lý giáo dục là quản lý hệ thống giáo dục, là sự tác động có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý theo các quy luật khách quan nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn.
1.2.3. Cố vấn học tập
CVHT được biết đến khi học chế tín chỉ ra đời vào năm 1872 tại Trường Đại học Havard, Hoa Kỳ.
Theo định nghĩa của Đại học Victoria (Úc), CVHT là: “Cán bộ của phòng hỗ trợ sinh viên, là những người cung cấp thông tin, tư vấn và giới thiệu, trợ giúp cho sinh viên trong các vấn đề trọng điểm và các quy trình ở bậc đại học có ảnh hưởng đến họ. Theo yêu cầu của sinh viên, CVHT còn là người đại diện, lắng nghe các vấn đề của sinh viên liên quan đến quá trình học tập, những bất bình và phương pháp rèn luyện” [Dẫn theo 49].
Trường đại học Toulouse Le Mirail (Pháp) cho rằng: “CVHT là người đi
theo và giúp đỡ cho sinh viên trong suốt năm đầu tiên ở giảng đường đại học. Thông qua các buổi gặp mặt trực tiếp hoặc trao đổi gián tiếp với sinh viên, CVHT có vai trị tư vấn cho sinh viên trong việc xây dựng kế hoạch học tập. Ngoài ra họ cũng giúp cho sinh viên về mặt xã hội một cách tốt nhất trong môi trường giáo dục đại học” [Dẫn theo 49].
CVHT được hiểu là: Nhà tham vấn hoặc một thành viên làm việc trong khoa của trường đại học, người được đào tạo để chuyên trợ giúp sinh viên trong việc cung cấp thơng tin về đào tạo để sinh viên có thể thích ứng trong lớp học và đạt được mục tiêu học tập.
Về ngữ nghĩa, Cố vấn là người am tường về một lĩnh vực nào đó và thường xuyên được cá nhân hoặc tổ chức hỏi ý kiến để tham khảo khi giải quyết công việc. CVHT là chức danh quy định trong q trình đào tạo theo hệ
thống tín chỉ, là người tư vấn, hỗ trợ sinh viên tự nhận thức về mình, phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn đăng ký học phần, xây dựng kế hoạch học tập phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp, tìm việc làm thích hợp; theo dõi thành tích học tập của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn phù hợp trong quá trình học tập.
Ở nước ta, CVHT mới được quan tâm đến trong những năm gần đây khi các trường bước vào hình thức đào tạo theo tín chỉ. Khi đó đào tạo đại học, cao đẳng theo hệ thống tín chỉ ở Việt Nam xuất hiện một chức danh công tác được quy định trong Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đó là Cố vấn học tập.
Một số trường như đại học Cần Thơ, đại học Sài Gòn, việc định nghĩa CVHT không quá chú trọng vào chức danh, hay học hàm cũng như thời gian công tác mà tập trung vào nhiệm vụ một CVHT cần hoàn thành. CVHT được hiểu là người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm thích hợp; theo dõi thành tích học tập của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập; Quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo lớp được phân công phụ trách đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của sinh viên.
Như vậy, từ cách hiểu về CVHT của một số trường cho thấy CVHT là người được trông đợi trước hết vào việc giúp đỡ sinh viên các vấn đề liên quan đến học tập. Bên cạnh đó, một số trường mở rộng vai trị của CVHT trong việc tư vấn cho sinh viên những vấn đề liên quan đến đời sống cá nhân.
Trong đào tạo theo tín chỉ, nhiệm vụ của CVHT là giúp cho q trình cá nhân hóa học tập của sinh viên được diễn ra một cách tốt nhất. Công việc của họ là tư vấn cho sinh viên để các em tự tổ chức và kiểm sốt tốt nhất tiến trình học tập của mình, giúp sinh viên thực hiện được mục tiêu học tập của mình
Hiện nay ở một số trường cao đẳng, Đại học, mặc dù đang đào tạo sinh viên theo hình thức tín chỉ nhưng vẫn cịn chức danh giáo viên chủ nhiệm, Ngồi ra, có trường cịn sử dụng thuật ngữ: Giáo viên hướng dẫn, Cố vấn học tập kiêm Giáo viên chủ nhiệm hay Chủ nhiệm chương trình,… để chỉ chức danh CVHT.
Tuy nhiên, ta thấy CVHT hay giáo viên chủ nhiệm đều là cầu nối trung gian giữa Nhà trường và sinh viên và sinh viên với thị trường lao động,
trực tiếp đến sự thành công trong học tập và lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên, bên cạnh đó CVHT cịn giúp lãnh đạo các cấp trong nhà trường ra các quyết định quản lý phù hợp.
Điểm khác biệt cơ bản nhất đó là GVCN khi thực hiện nhiệm vụ mang nặng sắc thái của quá trình quản lý hành chính theo kiểu kèm cặp, chỉ bảo, giám sát, thậm chí đơi khi mệnh lệnh đơn phương với sinh viên. Điểm khác biệt của CVHT có mà GVCN khơng có đó là một chuyên gia tư vấn, hỗ trợ về học tập, rèn luyện, đời sống và việc làm cho sinh viên.
Trong đào tạo theo tín chỉ, nhiệm vụ của CVHT là giúp cho quá trình cá nhân hóa học tập của sinh viên được diễn ra một cách tốt nhất. Công việc của họ là tư vấn cho sinh viên để các em tự tổ chức và kiểm sốt tiến trình học tập của mình, giúp sinh viên thực hiện được mục tiêu học tập.
Qua đó ta nhận thấy, mặc dù có sự khác biệt về tên gọi nhưng bản chất công việc của CVHT là không hề thay đổi, chức năng và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm và CVHT về cơ bản là không khác nhau. CVHT bao gồm toàn bộ chức năng, nhiệm vụ của GVCN, song quá trình thực thi đã thay đổi về phong cách, lề lối làm việc. Điểm nổi hơn là CVHT với vai trò của một chuyên gia tư vấn, hỗ trợ về học tập, rèn luyện và việc làm cho sinh viên.
CVHT là một chức danh có trong q trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, là người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn
học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm thích hợp; theo dõi thành tích học tập của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập; Quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo lớp được phân công phụ trách đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của sinh viên.
1.2.4. Quản lý hoạt động cố vấn học tập
Trước hết cần khẳng định lại, hoạt động CVHT là hoạt động quan trọng khơng thể thiếu trong các trường đào tạo theo tín chỉ hiện nay. Quản lý hoạt động CVHT là hoạt động của nhà quản lý tác động có định hướng đến hệ thống CVHT nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu giáo dục đào tạo của đơn vị. Quản lý hoạt động CVHT bao gồm:
Quản lý công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ CVHT: Hầu hết các
CVHT được chọn từ các cán bộ, giáo viên giầu kinh nghiệm, tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt trong cơng tác cố vấn thì cần có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho CVHT.
Quản lý nội dung, kế hoạch hoạt động công việc của CVHT: Xây dựng
các chương trình, kế hoạch CVHT gắn liền với các khóa học, chương trình đào tạo cụ thể, lập kế hoạch hoạt động trong từng giai đoạn và toàn bộ chương trình.
Quản lý việc phân công nhiệm vụ cho CVHT: Với CVHT kiêm
nhiệm cần phân công hợp lý để đảm bảo hoàn thành 2 nhiệm vụ, với CVHT chuyên trách cần giao nhiệm vụ cụ thể, sâu rộng trong tư vấn, cố vấn, giúp đỡ sinh viên.
Quản lý thời gian hoạt động của CVHT: Thực hiện các biện pháp quản lý
CVHT với đặc thù công việc hoạt động không chỉ thời gian trên lớp, thời gian làm việc hành chính mà cả thời gian sinh viên tự học, tự nghiên cứu ngồi giờ.
Quan lý cơng tác kiểm tra, giám sát hiệu quả công việc của CVHT: Việc
Quản lý công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật phù hợp đối với CVHT:
Khen thưởng kịp thời đối với những CVHT làm việc hiệu quả, điều chỉnh những CVHT làm việc chưa có hiệu quả, thậm chí kỷ luật những CVHT khơng hồn thành nhiệm hoặc để sảy ra sai phạm.
1.3. Hoạt động cố vấn học tập theo hệ thống tín chỉ
Hoạt động CVHT gồm rất nhiều các nội dung khác nhau, có thể chia thành các nhóm nội dung hoạt động chính như sau:
Cố vấn trong lĩnh vực học tập: Tổ chức thảo luận, hướng dẫn cho SV
tìm hiểu chương trình đào tạo, lựa chọn ngành học phù hợp từ đó tự xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập, đăng ký học phần ...trong học tập, giúp đỡ sinh viên giải quyết những khó khăn vướng mắc trong học tập...
Cố vấn trong các lĩnh vực nghề nghiệp: Tổ chức tư vấn hướng nghiệp
(tập trung vào đặc tính nghề nghiệp, tình trạng mơi trường làm việc, thị trường làm việc; chuẩn bị tâm thế cho phù hợp với nghề nghiệp...) và định hướng lựa chọn việc làm cho sinh viên khi ra trường.
Cố vấn về đời sống sinh hoạt, văn hóa tinh thần: Cung cấp cho SV hệ
thống các văn bản pháp quy, nội quy, quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của SV và hướng dẫn sinh viên thực hiện. Tổ chức, tạo điều kiện cho SV tham gia các hoạt động tình nguyện; các hoạt động văn - thể - mỹ; các lớp tài năng, các câu lạc bộ, các hội đồn…
Có thể nói, một trong những yêu cầu quan trọng nhằm thực hiện tốt việc chuyển đổi chương trình từ phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo tín chỉ là việc thành lập đội ngũ CVHT cho sinh viên trong