Sự tiếp biến tư tưởng khoan dung Đông Tây trên cơ sở tinh thần dân tộc của Hồ Chí

Một phần của tài liệu Tư tưởng khoan dung của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 38 - 42)

1.2. Cơ sở hình thành và phát triển tƣ tƣởng khoan dung Hồ Chí Minh

1.2.2. Sự tiếp biến tư tưởng khoan dung Đông Tây trên cơ sở tinh thần dân tộc của Hồ Chí

thần dân tộc của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh tạo nên văn hố khoan dung của mình cốt lõi là từ truyền thống dân tộc, song lại trên cơ sở tiếp biến, dung hoà với những tinh tuý trong văn hố Đơng- Tây- Kim- Cổ.

Trước hết, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng từ truyền thống khoan dung phương Đông, mà cụ thể là tinh thần khoan dung, tinh thần nhân văn của Nho giáo, Phật giáo. Với việc khẳng định, “Tôi sinh ra trong một gia

đình nhà Nho An Nam… Thanh niên trong những gia đình ấy thường học

kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử” [19, tr.461] cho thấy, Hồ Chí Minh

chịu ảnh hưởng rất lớn từ Nho giáo. Trong đó Nho giáo được biết đến có

những chuẩn mực đạo đức hết sức chặt chẽ, thậm chí là hà khắc, đã chi phối mọi mặt của đời sống xã hội. Song, Nho giáo khi du nhập vào Việt Nam đã có những đặc trưng khác, sắc thái khác so với Nho giáo Trung Quốc. Chẳng hạn,

Nho giáo tại Việt Nam lấy mối quan hệ giữa nước với dân làm đầu thay cho

mối quan hệ vua và tôi; dạy cho mọi người chủ nghĩa yêu nước được thừa

hưởng từ truyền thống đã có từ thời dựng nước Văn Lang; đưa chữ nghĩa lên

hàng đầu và thêm vào đó chữ đại, đại nghĩa là cứu nước,… Chính Hồ Chí

Minh cũng đã tiếp nhận những chuẩn mực giá trị đạo đức của Nho giáo nhưng Người khơng bó hẹp suy nghĩ hay hành động cốt chỉ nhằm tuân thủ những quy chuẩn đạo đức đó, bởi vì Người không nhằm hướng đến mẫu người lý tưởng của nhà Nho là “Thánh nhân”, mà hướng đến là người yêu nước chân

chính. Mặt khác, Người cũng nhận thấy, giống như các học thuyết khác, Nho

giáo cũng có những mặt tích cực và hạn chế nhất định, cho nên cần có sự “lọc

bỏ biện chứng” đối với các tư tưởng này, chỉ kế thừa những yếu tố tích cực, cải tạo nó cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đồng thời gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu, thiếu tiến bộ. Về điều này, Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều khơng đúng song những điều hay trong đó ta nên học” [24, tr.356] và điều hay của Nho gia theo Người là Khổng Tử là người mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội.

Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc và tiếp nhận tư tưởng khoan dung,

lòng nhân ái trong giáo lý Phật giáo. Về mặt lịch sử, Phật giáo được du nhập

vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên. Trước khi Phật giáo vào Việt

Nam, người Việt đã có tín ngưỡng bản địa, thể hiện qua những tập tục như thờ phụng tổ tiên, lệ cúng bái thổ cơng, cầu khấn thành hồng, và tín ngưỡng

thờ các nữ thần liên quan đến nơng nghiệp… Tuy nhiên, những tín ngưỡng

phát triển, con người Việt Nam càng muốn hiểu biết sự hình thành, muốn biết quan hệ nhân quả trong cuộc đời, Phật giáo với lý thuyết về “Tứ diệu đế”, cứu khổ, cứu nạn, từ bi hỷ xả,… đã đáp ứng phần nào u cầu đó, vì thế Phật giáo

đã dần có một vị trí vững chắc trong đời sống tâm linh của người Việt. Hồ Chí

Minh đã nhận thức sâu sắc và tiếp biến tinh hoa của đạo Phật về lòng nhân ái, một

mặt làm giàu thêm tư tưởng khoan dung ở Người, mặt khác mong muốn xây dựng một cuộc sống “thẩm mỹ, chí thiện, bình đẳng, n vui, no ấm” [44, tr.39] cho mọi người, xoá bỏ nổi khổ của chúng sinh.

Có thể thấy, tinh hoa về lịng nhân ái của Nho gia và Phật giáo chính là những bộ phận quan trọng trong cơ sở hình thành tư tưởng khoan dung về đạo đức, văn hóa, tơn giáo Hồ Chí Minh.

Trong q trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã chủ động tiếp xúc, tìm hiểu văn hóa và tiếp nhận tư tưởng khoan dung phương Tây. Từ những năm học ở trường tiểu học Đông Ba, rồi học Trường Quốc học Huế, Hồ Chí Minh bước đầu được tiếp xúc với nền văn minh phương Tây, đặc biệt là sách báo Pháp với khẩu hiệu: Tự do, Bình đẳng, Bác ái đã gợi mở cho Người một hướng đi mới. Rút kinh nghiệm từ những thất bại của các bậc tiền

bối, Người đã nhận ra rằng: Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc phải tìm ra

một con đường cách mạng mới, đây chính là lý do thúc giục Người ra đi tìm

đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Từ đây, Hồ Chí Minh mới có điều kiện tiếp xúc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, kết hợp với các giá trị truyền thống dân tộc để hình thành tư tưởng của mình.

Hồ Chí Minh ln đặt ra câu hỏi là tại sao người Pháp ở Việt Nam vốn

là người nhân danh Tự do- Bình đẳng- Bác ái để đi khai hoá lại đối xử mất

nhân tính, thiếu khoan dung với đồng loại, cụ thể là những người dân Việt

Nam như thế? Từ sự giằng xé ấy, Người nêu ý định muốn đi ra ngoài, xem

nước Pháp và các nước khác, “sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi” [4, tr.20]. Trong thời gian lưu lại ở nước Mỹ, Người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ (1776), trong đó đề cập đến “quyền

bình đẳng”, “quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc” của con người… Từ thực tiễn của nước Mỹ, Người đã nhận ra nghịch lý: Đằng sau những lời lẽ hoa mỹ về tự do, bình đẳng là sự bất bình đẳng và nghèo đói của hàng triệu người lao động.

Sau đó, Người quay trở lại Paris (Pháp). Nhờ tiếp xúc với người Pháp và nền văn hố Pháp, Hồ Chí Minh bắt đầu nhận diện được những khác biệt, điều mà trước đây Người còn mơ hồ. Đây được xem là thời điểm quan trọng để Người tiếp nhận những giá trị tinh hoa trong tư tưởng khoan dung phương

Tây và chúng ta dễ dàng nhận thấy dấu ấn đó trong nhiều tác phẩm của Người

như: Bản án chế độ thực dân Pháp, báo Người cùng khổ, Tuyên Ngôn Độc

Lập, Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa năm 1946,…

Trong q trình tìm con đường giải phóng cho dân tộc, Nguyễn Ái

Quốc- Hồ Chí Minh đã gặp được chủ nghĩa Mác- Lênin, dưới ánh sáng của

Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về Vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa

của Lênin, cũng như tấm gương Cách mạng tháng Mười Nga, Người đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam và cho tất cả các dân tộc thuộc địa: “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [29, tr.30].

Trên cơ sở tiền đề phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng khoan dung của Hồ Chí Minh từng bước được hoàn thiện. Người đã kế thừa tinh thần khoan dung nhân văn cộng sản để hình thành hệ thống tư tưởng của mình và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong điều kiện của Việt Nam.

Theo Hồ Chí Minh, chỉ có chủ nghĩa Mác – Lênin mới là chủ nghĩa nhân đạo, tiên tiến và cách mạng nhất, nó thực sự phù hợp với xu thế vận

động của thời đại. Đặc biệt, với sự kiện Hồ Chí Minh gia nhập Đảng Cộng

sản Pháp năm 1920 thì tư tưởng khoan dung của Người thực sự đã gắn kết với

chủ nghĩa nhân văn cộng sản. Sau này, trong Truyền đơn cổ động mua báo

Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hồ bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hồ thế giới chân chính, xố bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau [19, tr.496].

Có thể khẳng định việc tiếp thu các quan điểm của chủ nghĩa Mác-

Lênin có vai trị quyết định trong việc hình thành bản chất tư tưởng khoan dung

Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa nhân văn cộng sản chính là cốt lõi làm nên sự nhảy

vọt về chất trong tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh. Dưới ánh sáng của chủ

nghĩa nhân văn cộng sản, tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu là kết hợp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Tư tưởng khoan dung của Hồ Chí Minh là sự tổng hợp của truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thời đại và được nâng lên một tầm cao mới. Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản, Người đã kết hợp tư tưởng khoan

dung Mác xít với truyền thống khoan dung, nhân ái Việt Nam hình thành nên

tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh. Tư tưởng khoan dung của Người đã đạt

đến tầm cao của văn hóa khoan dung dân tộc. Đồng thời, chính tư tưởng khoan dung đã giúp Người tập hợp lực lượng, ngay cả việc tranh thủ sự ủng hộ của lực lượng đối lập, tận dụng sức mạnh tinh thần vì sự nghiệp chung, mục tiêu chung. Từ tư tưởng khoan dung vận dụng vào thực tiễn giải phóng và xây dựng đất nước hiệu quả, Hồ Chí Minh đã đạt tới những đỉnh cao thắng lợi trong cuộc đời hoạt động cách mạng phong phú của mình.

Một phần của tài liệu Tư tưởng khoan dung của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)