3.2. Phát huy giá trị tƣ tƣởng khoan dung Hồ Chí Minh trong xây dựng
3.2.3. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và hiện đại
Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tại nội dung [8].
Trong thực tế, dân tộc và văn hóa khơng thể phát triển được nếu khơng có sự giao lưu với các dân tộc và văn hóa các dân tộc khác. Đặc
điểm này lại càng được bộc lộ và khẳng định trong thời đại tồn cầu hóa
hiện nay. Giao lưu là thuộc tính và cũng là cách thức tồn tại và phát triển của dân tộc và của văn hóa. Sự mở rộng khơng gian và cường độ giao lưu sẽ địi hỏi năng lực thích nghi ngày càng lớn của dân tộc và của văn hóa. Bởi mục đích của sự thích nghi là ln hướng tới sự hài hịa tối ưu cho sự
hòa nhập và phát triển bền vững trên cơ sở phải bảo lưu được căn cước dân tộc. Mỗi quốc gia, dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng của mình vì thế
cần phải mở rộng giao lưu văn hóa với các nền văn hóa thế giới nhằm tích
hợp những giá trị văn hóa của nhiều dân tộc để làm phong phú và sâu sắc nền văn hóa của quốc gia, dân tộc mình. Tuy nhiên, q trình đó khơng phải chỉ diễn ra theo chiều thuận, mà có cả chiều nghịch. Do vậy, chúng ta phải học tập, vận dụng sáng tạo tư tưởng khoan dung văn hóa của Hồ Chí Minh nhằm bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là hai mặt của một q trình, hai mặt đó ln ln kết hợp chặt chẽ với nhau, bất cứ một sự lệch lạc nào cũng đưa đến những tổn hại cho việc xây dựng nền văn hóa mới.
Đứng trước xu thế khu vực hóa, tồn cầu hóa của thế giới hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới.
Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới đang đứng trước sự
bùng nổ cơng nghệ thơng tin, q trình đơ thị hóa, sự di dân, hợp tác kinh tế, trao đổi văn hóa, du lịch,... mở ra cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa. Việc mở rộng giao lưu, hội nhập với văn hóa nước ngồi là điều kiện để chúng ta tiếp xúc rộng rãi với các thành tựu văn hóa nhân loại, đồng thời giới thiệu với nhân dân các nước những giá trị tốt đẹp, độc đáo
của văn hóa Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những cái tốt, thì những cái xấu, cái tiêu cực từ bên ngồi cũng theo đó mà xâm nhập vào nước ta. Trước tình hình ấy, chúng ta phải tiếp thu một cách có chọn lọc những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa hiện đại thế giới, đồng thời phải đấu tranh chống lại sự xâm nhập của văn hóa độc hại, uốn nắn kịp thời khuynh hướng sùng ngoại, mất gốc, lai căng, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân ái, khoan dung vốn đã trở thành truyền thống, thành giá trị đạo đức và văn hóa quý báu của dân tộc.
Tư tưởng khoan dung văn hóa Hồ Chí Minh cịn có giá trị to lớn trong việc định hướng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới. Trước hết,
chúng ta phải khẳng định nguyên tắc giao lưu và hợp tác với các dân tộc trên cơ sở bình đẳng, cùng tồn tại hịa bình, tơn trọng, hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau. Hiện nay, khi mà một số cường quốc mưu toan biến tồn cầu hóa thành diễn đàn khuyếch trương mơ hình của mình, phổ biến các giá trị bên ngồi, áp đặt mơ hình xa lạ lên các nước đang phát triển. Chúng ta phải thực hiện đường lối đối ngoại mềm dẻo, uyển chuyển, linh hoạt, chủ động hội nhập quốc tế và khu vực, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng tích cực, tiến bộ, nhưng cương quyết vạch trần các chiêu bài nhân quyền, dân chủ từ phương Tây, giữ vững định hướng phát triển của đất nước.
Cũng cần khẳng định thêm rằng, trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa, cần có cách tiếp cận khoa học và xử lý kịp thời, đúng đắn về các vấn đề như lợi ích, chủ quyền quốc gia, độc lập tự chủ, hợp tác và đấu tranh, hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sản dân tộc…
Chúng ta phải thể hiện đúng tinh thần khoan dung văn hóa Hồ Chí Minh, hịa
nhập nhưng khơng hịa tan, khơng đánh mất mình. Mở cửa giao lưu, tiếp thu những tinh hoa của các dân tộc khác nhưng kiên quyết đấu tranh, nói khơng với những giá trị không phù hợp với phong tục, tập qn và truyền thống của dân tộc. Đó chính là đạo lý khoan dung, là biện chứng của cái phổ biến và cái đặc thù, cái nội sinh và cái ngoại lai dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của Hồ Chí Minh.