2.3. Thực hiện đoàn kết trong nƣớc và quốc tế
2.3.1. Đoàn kết giữa nhân dân trong nước
Một trong những thành công lớn nhất trong sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đó là Người đã thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới ngọn cờ của Đảng, đông đảo quần chúng nhân dân đã tập hợp trở thành một lực lượng cách mạng hùng hậu, mạnh mẽ. Với tấm lòng khoan dung, nhân ái cao cả, chấp nhận sự khác biệt, Hồ Chí Minh đã tập hợp được đông đảo và đa dạng các tầng lớp trong xã hội, cả những người không cùng chính kiến, những quan lại đại thần của triều đình phong kiến cũ, tư tưởng khoan dung đã trở thành cốt lõi của đại đoàn kết, nhờ thực hiện khoan dung mà toàn thể dân tộc Việt Nam đã gắn
kết thành một khối thống nhất, tạo nên sức mạnh đưa cách mạng vượt qua
mọi kẻ thù.
Đoàn kết tạo nên sức mạnh cho cách mạng và là nhân tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng. Trong Lời phát biểu trong buổi tiếp đại biểu nhân dân thủ
đơ Hà Nội, Người đã nói: “Đồn kết là lực lượng mạnh nhất của chúng ta.
Chúng ta phải đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ. Đồn kết giữa Chính phủ và
nhân dân. Đồn kết giữa các tầng lớp nhân dân với nhau. Đoàn kết giữa đồng bào tồn quốc, từ Bắc chí Nam” [26, tr.90]. Theo Người, đoàn kết là điểm mẹ,
“điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt” [27, tr.589]. Từ đó
Người đã rút ra kết luận “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta, đoàn kết là
thành công của chúng ta” [31, tr.18].
Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những đối tượng cần phải đoàn kết. Theo Người, “Bất kỳ ai, dù quá khứ của họ thế nào, miễn là ngày nay họ thật lịng ủng hộ cơng cuộc xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, thì chúng ta đoàn kết với họ” [27,
tr.605]. Người đã giải thích một cách rất giản dị cơ sở hiện thực của việc thực
hiện đồn kết đó là: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người” [24, tr.130].
Như vậy, con người theo quan niệm của Hồ Chí Minh là nhân dân và tồn nhân loại.
Người cũng chỉ rõ 4 nguyên tắc của đại đoàn kết toàn dân: Thứ nhất: Đại đoàn kết phải được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa lợi ích của quốc gia dân tộc với quyền lợi cơ bản của các giai tầng trong xã hội; Thứ hai là phải tin vào dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của nhân dân; Thứ ba, đại đồn kết một cách tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo, đồn kết lâu dài, chặt chẽ và thứ tư là Đại đoàn kết phải chân thành, thẳng thắn, thân ái, đoàn kết phải gắn với tự phê bình và phê bình.
Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc là thành lập các Mặt trận
Dân tộc thống nhất, do hoàn cảnh lịch sử nên ở mỗi thời kỳ Mặt trận có sự thay đổi trong tên gọi: Hội phản đế đồng minh Đông Dương, Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương, Mặt trận Dân chủ Đông Dương, Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, Măt trận Việt Minh, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, song dù tên gọi như thế nào thì bản chất
và mục đích của các tổ chức, mặt trận này là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá
nhân yêu nước, mọi con dân nước Việt, không chỉ trong nước và ngoài nước. Tinh thần đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh khơng chỉ là sự đồn kết giữa các cá nhân trong cùng một dân tộc, mà cịn giữa các dân tộc với nhau. Nó được hiện thực hóa trong tư tưởng đặt nhiệm vụ giải phóng đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ phận khăng khít trong tư tưởng giải phóng con người, giải phóng dân tộc. Đó chính là ngọn cờ để tập hợp 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam đoàn kết thành một khối thống nhất.
Đây là một tinh thần vô cùng tiến bộ, bởi ta thấy khơng ít quốc gia tuy đã giành được độc lập dân tộc, song các tộc người vẫn sống trong tình trạng chia cắt, xung đột, nội chiến triền miên.
Xuất phát từ tinh thần tất cả các dân tộc “đều là con em của đại gia đình chung: là gia đình Việt Nam, đều có một Tổ quốc chung: là Tổ quốc Việt
Nam” [26, tr.375], Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh sự cần thiết trong
việc gây dựng tình đồn kết giữa các dân tộc anh em. Người cho rằng: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê đê, Xê Đăng hay Bân và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau” [22,
tr.249]. Vì thế các dân tộc phải “thật thà đoàn kết” giúp đỡ nhau cùng tiến bộ:
“Các dân tộc anh em chúng ta muốn tiến bộ, muốn phát triển văn hóa của mình thì chúng ta phải tẩy trừ những thành kiến giữa các dân tộc, phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau như anh em một nhà” [26, tr.375].
Khơng chỉ đồn kết giữa các dân tộc, Hồ Chí Minh cịn ln kêu gọi sự đồn kết giữa các tơn giáo. Giữa sự khác nhau của các tơn giáo, Hồ Chí Minh đã tìm được điểm chung của tất cả mọi người, cả những người có đạo hay
khơng có đạo, đó là đều muốn có cuộc sống hịa bình, yên ổn làm ăn để xây
dựng gia đình, quê hương, đất nước. Vì thế, trong Thư gửi Liên đồn Cơng
giáo và Nhà Dục anh Cơng giáo Thái Bình, Người đã viết: “Đồng bào ta không chia lương giáo, ai cũng tương ái, tương thân, đoàn kết chặt chẽ thành
một khối” [22, tr.256], hay “Chúng ta toàn dân, giáo cũng như lương, đoàn
kết kháng chiến để Tổ quốc độc lập, tơn giáo được tự do” [23, tr.373].
Chính sách đồn kết tôn giáo không chỉ thực hiện trong thời chiến tranh, mà còn được thực hiện trong cả thời bình. Với tư cách là Chủ tịch một quốc gia có độc lập, chủ quyền, Hồ Chí Minh ln coi trọng vấn đề này. Hầu như năm nào, nhân những ngày lễ lớn của các tôn giáo, dù bận phải giải quyết nhiều công việc nhưng Người vẫn luôn viết thư thăm hỏi đồng bào các tôn giáo và động viên các giáo dân đoàn kết, thực hiện nghĩa vụ của mình với Tổ quốc, thực hiện “tốt đời, đẹp đạo”.
Trong hoàn cảnh đất nước phải trải qua những giai đoạn khó khăn trong cơng cuộc bảo vệ Tổ quốc, với tinh thần khoan dung, Hồ Chí Minh đã chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết giữa tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các tổ chức tôn giáo, các tầng lớp nhân sĩ trí thức để chống giặc
ngoại xâm và kiến thiết quốc gia. Đại đoàn kết trở thành yêu cầu và điều kiện tiên quyết của sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh đã từng nhiều lần nhấn mạnh: “Điều cần thiết nhất cho chúng ta là đồn kết… cần phải xóa bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ, để cùng phục vụ nhân dân” [26, tr.144]. Theo Người, mục đích cuối cùng
và quan trọng nhất của đoàn kết là đảm bảo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho
tất cả mọi người. Nếu ai cũng đặt lợi ích cá nhân, chỉ lo cho lợi ích riêng của bản thân mình thì khơng thể thực hiện được đồn kết. Để dung hịa được giữa lợi ích chung và riêng ấy để thực hiện có hiệu quả đồn kết thì bắt buộc phải có khoan dung và phải đặt lợi ích chung lên trên hết.
Đánh giá về sự thành cơng của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, Tiến sĩ M. Admat, Giám đốc UNESCO khu vực
châu Á- Thái Bình Dương đã nhận xét:
Việt Nam là một nước tương đối đồng nhất về mặt xã hội, xét theo quan điểm dân tộc học thì vào khoảng 85% tồn bộ nhân dân cùng có chung một nền văn hóa Việt Nam chủ đạo. Tuy nhiên, sự tồn tại của nhiều nhóm thiểu số dân tộc thật sự tạo ra nhiều khó khăn trong việc hình thành một xã hội liên kết. Tuy vậy, Hồ Chí Minh đã thành cơng trong việc liên kết nhiều sắc thái văn hóa vào một nền văn hóa Việt Nam duy nhất [5, tr.67].