Về tơn giáo, tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Tư tưởng khoan dung của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 49 - 54)

2.1. Thái độ trân trọng các giá trị văn hóa và tơn trọng đức tin của con

2.1.1. Về tơn giáo, tín ngưỡng

Với quan niệm mọi người Việt Nam đều là con cháu Lạc Hồng,

xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ trương tự do tín ngưỡng,

đồn kết lương giáo, khơng phân biệt có đạo hay khơng có đạo. Đây chính là đặc điểm nổi bật trong tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh về tơn giáo, tín ngưỡng.

Từ tấm lòng khoan dung rộng lớn, tin vào tính hướng thiện của con người, Hồ Chí Minh đã thấu hiểu nguyện vọng của giáo dân cũng như tất cả

đồng bào đó là đều muốn có một cuộc sống hồ bình, n ổn làm ăn để xây

dựng gia đình, q hương và đất nước, đó là khi “phần xác ta được no ấm thì

phần hồn cũng được yên vui” [27, tr.462]. Trong Thư gửi đồng bào Công

giáo nhân dịp Noel năm 1947, Hồ Chí Minh viết “Chúng ta toàn dân, giáo cũng như lương, đồn kết kháng chiến để Tổ quốc độc lập, tơn giáo được tự

do” [23, tr.373].

Hồ Chí Minh thấu suốt nhận thức về sự tự do tín ngưỡng, tơn giáo, thành thật tơn trọng đức tin của người có đạo, khẳng định lẽ sống cao đẹp, những giá trị đạo đức- nhân văn của các vị sáng lập, không hề phủ định, bác bỏ và khéo hướng lý tưởng của các tơn giáo vào mục tiêu giải phóng dân tộc và mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Về Đức Phật, Người viết: “Đức Phật là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn, Người phải hy sinh tranh đấu, diệt lũ ác ma” [23, tr.228]. Về chúa Giêsu: “Gần 20 thế kỷ trước, một vị thánh đã ra đời. Cả cuộc đời Người chỉ lo cứu thế, độ dân, hy sinh cho

“Thượng đế và Tổ quốc muôn năm” [22, tr.544]. Mùa hè năm 1946 tại Pari, Người đã tiếp một nhóm linh mục cơng giáo đến thăm trong đó có linh mục

Cao Văn Luận, một người cơng giáo xác tín, chống cộng. Sau này Cao Văn

Luận đã thuật lại trong hồi ký của mình lời Hồ Chí Minh trong buổi gặp:

Mục đích của Chính phủ ta là đeo đuổi chiến đấu vì nền độc lập và đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Để đạt hạnh phúc đó, mọi người cần phải xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nếu đức Giêsu sinh vào thời đại chúng ta và phải đặt mình trước nỗi đau của người đồng thời, chắc Ngài sẽ là một người xã hội chủ nghĩa đi tìm cứu khổ lồi người [43, tr.79].

Tại cuộc họp mặt đại biểu các tôn giáo, đảng phái tại Chùa Bà Đá mừng Chính phủ Liên hiệp lâm thời mới thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Tín đồ Phật giáo tin ở Phật, tín đồ Giatơ tin ở Đức Chúa Trời, cũng như chúng ta tin ở đạo Khổng. Đó là những vị chí tơn nên chúng ta tin tưởng.

Nhưng đối với nhân dân, ta đừng có làm gì trái ý dân. Dân muốn gì, ta phải

làm nấy” [22, tr.169].

Tư tưởng khoan dung về tôn giáo của Người không thể hiện qua những bài diễn văn hùng hồn, trong những chuyên khảo tự biên, hàn lâm, mà đi vào lịng người bằng lời nói và hành động thiết thực, qua đó tốt lên chính sách đại đồn kết và tấm lịng nhân đạo, truyền tải được ý nghĩ thầm kín của các tầng lớp nhân dân. Hơn thế nữa, tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh gắn với chủ nghĩa yêu nước, lấy chủ nghĩa yêu nước làm cơ sở xác định tính chất của

khoan dung. Trong Thư gửi Hội Phật tử Việt Nam ngày 30/08/1947 có đoạn: Từ ngày nước ta trở nên Dân chủ Cộng hoà, Hiến pháp ta tơn trọng

tự do tín ngưỡng, thì Phật giáo cũng phát triển một cách thuận

tiện…. Bọn thực dân Pháp muốn cướp nước ta. Chúng đốt chùa

chiền, phá tượng Phật, hành hạ tăng ni, tàn sát đạo hữu. Chúng hòng phá tan đạo Phật… Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của

cải, xương máu… làm theo lòng đại từ bi của đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nịi ra khỏi cái khổ ải nô lệ [23, tr.228].

Trong Thư gửi đồng bào Công giáo nhân dịp lễ Noel 1947,

Hồ Chí Minh viết:

Gần 2000 năm về trước, Đức chúa đã cho loài người quyền tự do

và dạy lồi người lịng bác ái. Thế mà thực dân phản động Pháp tàn sát đồng bào ta, phá phách nhà thờ chung, khinh rẻ tôn giáo. Chúng làm trái lòng Chúa… Chúng ta toàn dân, giáo cũng như lương, đoàn kết kháng chiến để Tổ quốc được độc lập, tôn giáo được tự do [23, tr.373].

Rõ ràng, tôn trọng quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, niềm tin của con người là một trong những nguyên tắc căn bản trong tư tưởng khoan dung tôn

giáo Hồ Chí Minh. Điều đặc biệt nhất đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh ln xem

xét nội dung học thuyết tơn giáo từ góc độ giá trị và sinh hoạt tôn giáo mang ý nghĩa hướng thiện. Từ đó, Người đặt các giá trị ấy vào hệ thống các giá trị cần được học tập. Vào những năm 1960, cách tiếp cận giá trị đã được Người cô đọng lại, để đối lập với các “giá trị” mà quân xâm lược đem đến cho dân tộc ta thông qua những phương tiện giết người tàn bạo. Người viết: “Chúa Giêsu

dạy: Đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy:

Đạo đức là nhân nghĩa” và mỉa mai: “Cịn đế quốc Mỹ thì: Đạo đức là giết người” [25, tr.95].

Tư tưởng khoan dung tơn giáo, tín ngưỡng của Hồ Chí Minh khơng chỉ

dừng lại ở quan điểm mà cịn được cụ thể hóa trong các quyết sách của Đảng

và Nhà nước ta khi Người đứng đầu. Ngay từ năm 1941, Hồ Chí Minh đã khẳng định trong Mười chính sách của Việt Minh: “Hội hè, tín ngưỡng, báo chương, họp hành, đi lại, có quyền tự do” [21, tr.242].

Trong Hiến pháp năm 1946 khẳng định mọi công dân Việt Nam có các

quyền, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng. Như vậy, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã khẳng định về mặt pháp lý về quyền tự

do tơn giáo, tín ngưỡng cho nhân dân, đó là cam kết của cách mạng đối với nhân dân, thể hiện tư tưởng nhất quán: Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, chống lại sự xuyên tạc của kẻ thù rằng Cộng sản là cấm đạo.

Ngày 3-3-1951, trong Lời phát biểu buổi ra mắt của Đảng Lao động

Việt Nam, Người nêu rõ quan điểm của Đảng: “Chúng tơi xin nói thêm hai

điểm, nói rõ để tránh mọi sự có thể hiểu lầm: Một là về vấn đề tơn giáo, thì Đảng Lao động Việt Nam hoàn tồn tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người” [25, tr.50]. Năm 1952, trong chiến dịch giải phóng Tây Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo Tám điều mệnh lệnh của Chính phủ Dân chủ Cộng hịa Việt Nam được cơng bố ngày 1-10-1952, trong đó điều 4 ghi: “Bảo vệ đền, chùa, nhà thờ, trường học, nhà thương và các cơ quan văn hóa xã hội khác” [25, tr.488].

Trong Sắc lệnh về vấn đề tôn giáo năm 1955 một lần nữa Người khẳng

định quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Sắc lệnh quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của công dân theo tôn giáo. Điều 1 (chương I) ghi:

Chính phủ đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Mọi người Việt Nam đều có quyền tự do theo một tơn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các nhà tu hành được tự do giảng đạo tại các cơ

quan tôn giáo [48, tr.213].

Quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo cịn được thể hiện trong việc kiên quyết đấu tranh chống lại những kẻ làm vẩn đục “cái thiêng” trong tơn giáo. Hồ Chí Minh đã nhận thấy được những tiêu cực trong tơn giáo đó là khi tơn giáo đi liền với chính trị, khi tơn giáo bị kẻ phản động lợi dụng. Những bài viết của Hồ Chí Minh đã phê phán gay gắt Giáo hội và các tổ chức tôn giáo theo vết chân xâm lược vào đất nước ta khơng chỉ truyền đạo mà cịn biến tôn giáo thành công cụ của thực dân để tham gia bóc lột ngay cả tín đồ của mình.

Hồ Chí Minh đã phân biệt rõ ràng bản chất của tôn giáo với tổ chức hay cá

chức sắc phải suy ngẫm, các tín đồ phải nhận ra, quyết quyét sạch những hành vi làm vẩn đục trong tôn giáo. Đúng như lời nhận xét của Linh mục Trần Tam Tỉnh “Các lời lẽ của Cụ phê phán Giáo hội không bao giờ chạm tới khía cạnh đức tin, nhưng chỉ nằm ở phạm vi các vấn đề cơ chế và chính trị” [43, tr.76].

Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh tự do tơn giáo khơng phải là tự do vô kỷ luật, phá hoại mọi thành quả của cách mạng của nhân dân, mà tự do tôn giáo

phải nhằm mục đích đồn kết, nhất trí tồn dân để giành lại giang sơn đất

nước. Trong Thư gửi Giám mục Lê Hữu Từ ngày 2-3-1947, Hồ Chí Minh đã

thẳng thắn trình bày quan điểm của mình, Người nói: “Trong một nước văn minh, có tự do tín ngưỡng, tự do ngơn luận, nhưng khơng được vu khống kẻ khác. Tự do tuyên truyền không phải là tự do vô lễ” [43, tr.73].

Phân biệt giữa tổ chức tơn giáo chân chính với tổ chức và cá nhân giả

danh tôn giáo cũng là cách thức Hồ Chí Minh bày tỏ ngun tắc dứt khốt: Khơng thể có sự khoan dung “nói chung”, sự khoan dung không đồng nghĩa

với nhượng bộ, mà phải đấu tranh, để bản thân tư tưởng này không bị xuyên tạc, hoen ố. Nhiều lần Hồ Chí Minh đã nêu ra như một sự chỉ dẫn rằng cách

mạng mà dân tộc ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản chính là

con đường hiện thực khôi phục lại các giá trị thiêng liêng.

Sau khi dân tộc Việt Nam giành được độc lập, các giá trị nhân văn, khai

sáng được khôi phục và phổ biến trong điều kiện mới. Nhà nước dân chủ nhân

dân tiến hành đoàn kết tồn dân, khơng phân biệt tín ngưỡng, hướng tới mục

tiêu chung mà đồng bào theo Phật giáo, Công giáo cũng như các tơn giáo khác đều là thành viên bình đẳng.

Hồ Chí Minh khơng chỉ có thái độ tơn trọng giá trị của các tôn giáo, tôn

trọng niềm tin cũng như sự lựa chọn tơn giáo tín ngưỡng của mỗi cá nhân, mà

còn đề cập đến trách nhiệm của Nhà nước đối với tôn giáo, đồng thời xác định vị trí của tơn giáo, của giáo dân, trong sự nghiệp chung của dân tộc, hướng sự kết hợp biện chứng giữa đạo pháp và dân tộc đến mục tiêu “tốt đạo, đẹp đời”. Truyền thống khoan dung đã được hiện thực hoá một cách sinh động trong

điều kiện lịch sử cụ thể, cho thấy nguồn mạch xuyên suốt của tính cách Việt

Nam, minh chứng một sức mạnh tổng hợp mà không thế lực ngoại bang, phản

động nào có thể phá hoại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, chỉ khi nào sự nghiệp chính nghĩa

của tồn dân tộc đạt được thắng lợi thì đồng bào lương cũng như giáo mới được sống bình yên, tự do bày tỏ niềm tin của mình. Chính sách đại đồn kết tơn giáo khơng chỉ thực hiện trong thời kỳ kháng chiến mà còn được thực hiện ngay cả trong thời kỳ hồ bình. Khi đã là Chủ tịch của một nước độc lập có chủ quyền,

Hồ Chí Minh vẫn ln coi trọng vấn đề này. Hầu như năm nào, nhân những

ngày lễ lớn của các tôn giáo, dù bận phải giải quyết nhiều công việc nhưng Người vẫn luôn viết thư thăm hỏi đồng bào các tơn giáo và động viên giáo dân vừa hồn thành nghĩa vụ đối với Tổ quốc, vừa làm tròn bổn phận của một tín đồ đối với tơn giáo của mình. Để thực hiện đồn kết tơn giáo, Người nêu ra chính sách tơn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, đồn kết lương giáo, đoàn kết toàn dân, khơi dậy, phát động tinh thần yêu nước và trách nhiệm của đồng bào với Tổ quốc. Sự quan tâm, nhất quán trong tư tưởng và những chính sách đúng đắn về đồn kết tơn giáo của Hồ Chí Minh đã làm thất bại mọi âm mưu của kẻ địch muốn lợi dụng vấn đề tơn giáo chia rẽ khối đồn kết dân tộc.

Trong cuốn Đối thoại với Hồ Chí Minh, J. Saiteny cũng thừa nhận: “Về phần tơi, phải nói rằng, chưa bao giờ tơi có cớ để nhận thấy nơi các chương trình của Cụ Hồ Chí Minh một dấu vết nào, dù rất nhỏ của sự cơng kích, đa nghi hoặc chế giễu với bất kỳ một tôn giáo nào” [5, tr.54].

Một phần của tài liệu Tư tưởng khoan dung của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)