Với các giá trị văn hóa khác

Một phần của tài liệu Tư tưởng khoan dung của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 54 - 58)

2.1. Thái độ trân trọng các giá trị văn hóa và tơn trọng đức tin của con

2.1.2. Với các giá trị văn hóa khác

Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nhận thức được rõ tầm quan trọng của văn hóa. Vì thế, dù ở bất cứ nơi đâu, làm bất kỳ cơng việc gì, chỉ cần có điều kiện tiếp xúc với bất kỳ một nền văn hóa nào, Người ln chủ động, tích cực tiếp nhận những cái hay, cái đẹp của nền văn hóa ấy để khơng những làm

giàu thêm vốn hiểu biết, phơng văn hóa cho mình mà cịn làm giàu thêm cho nền văn hóa dân tộc.

Trong thời gian ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham gia vào Hội Du lịch (một hội đưa hội viên đi thăm nước Pháp và những nước lân cận với giá tiền rất rẻ), nhờ vậy Nguyễn Ái Quốc có điều kiện đi thăm nhiều nơi ở Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Đức và cả Tòa thánh Vaticăng. Sau mỗi chuyến đi, Nguyễn Ái Quốc đều có những cảm nhận của riêng mình về mỗi vùng đất, mỗi nền văn hóa. Dù trong khía cạnh nào, những nhận xét ấy đều thể hiện một thái độ trân trọng đối với các đặc trưng cũng như văn hóa của mỗi quốc gia đó:

Vaticăng có nhiều lâu đài vĩ đại. Nhà thờ thánh Pierre là một kỳ công kiến trúc. Viện bảo tàng Vaticăng là một cuốn sách sống về lịch sử tôn giáo…. Phụ nữ Ý hát rất hay. Tiếng hát trong như tiếng chuông… Thụy Sĩ xinh hơn hết. Thành phố sạch sẽ, phong cảnh rất nên thơ. Mọi người đều nhã nhặn. Đi thăm Thụy Sĩ không bao giờ chán. Núi non, thung lũng, hồ ao… phong cảnh nào cũng nên thơ.

Bá Linh… thành phố lớn và sạch sẽ. Nhân dân Đức siêng năng,

thân mật, quả cảm, làm việc có kế hoạch [trích theo 37, tr.217]. Hồ Chí Minh ln nhận thức cần phải không ngừng mở rộng tiếp thu những tinh hoa, những điểm tiến bộ của thế giới nhằm làm giàu cho văn hóa bản thân cũng như văn hóa dân tộc. Người từng khẳng định: “Tây phương hay Đơng phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam… có tinh thần thuần túy Việt Nam, hợp với tinh thần dân chủ” [2, tr.145]. Vì thế, khơng có gì lạ khi có thể thấy trong văn hóa Hồ Chí Minh chứa đựng những nhân tố tích cực của tinh thần Cộng hịa Pháp, khát vọng độc lập, dân chủ, dân quyền Mỹ, tinh thần trọng đạo đức của Khổng giáo, phép biện chứng của Mác, tinh thần

cách mạng của Lênin, chủ thuyết Tam dân của Tơn Trung Sơn… Hồ Chí Minh

tiếp thu những giá trị văn hóa bên ngồi, đồng thời vẫn giữ những truyền thống, tinh thần tốt đẹp của dân tộc. Ở mỗi học thuyết, mỗi giá trị văn hóa hay mở rộng ra là mỗi nền văn hóa đều tồn tại song song cả những mặt tích cực sở trường và

hạn chế sở đoản, vì thế, khi tiếp thu cần phải có động thái “lọc bỏ biện chứng” đối với mỗi giá trị văn hóa, chỉ kế thừa những yếu tố tích cực, cải tạo nó cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đồng thời gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu,

thiếu tiến bộ. Có thể thấy được điều này rất rõ trong những nhận định của Hồ Chí Minh: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử

có nhiều điều khơng đúng song những điều hay trong đó ta nên học” [24, tr.356]. Trên cơ sở quan điểm này, Hồ Chí Minh cũng có nhận xét tương tự như đối với

các tôn giáo khác như Lão giáo và Thiên Chúa giáo.

Ở Hồ Chí Minh, sự khoan dung trong văn hóa cịn được biểu hiện rõ nét ở thái độ trân trọng, cái nhìn rộng lượng đối với những giá trị khác nhau của văn hóa nhân loại, là chấp nhận giao lưu, đối thoại, tìm ra cái chung nhằm đạt tới sự hịa đồng, cùng phát triển. Chính Hồ Chí Minh là một tấm gương sống trong việc làm giàu trí tuệ của mình bằng những di sản tinh thần quý báu của nhân loại. Người đã kế thừa học thuyết của các nền văn hóa khác nhau trên cơ sở chắt lọc để hoàn thiện hơn hành trang tư tưởng, văn hóa của mình. Hồ Chí Minh từng tổng kết: Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tơn giáo Jésus có ưu điểm là lịng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tơn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện Việt Nam [4].

Nội dung tinh thần khoan dung văn hóa Hồ Chí Minh hồn tồn xa lạ với thói kỳ thị văn hóa. Trong khi chống Pháp, Người vẫn yêu mến và đề cao

văn hóa Pháp. Người ln phân biệt rạch rịi giữa cơng dân Pháp, văn hóa

Pháp với thực dân Pháp. Người kịch liệt phê phán thực dân Pháp đã xuyên tạc

tư tưởng “Tự do- Bình đẳng- Bác ái” do các nhà tư tưởng Khai Sáng Pháp

đưa ra, theo Người thực chất đó là những kẻ nhân danh tư tưởng ấy đi nô dịch áp bức các dân tộc khác. Người luôn khẳng định “Chúng tơi khơng ghét thù gì dân tộc Pháp. Trái lại chúng tơi kính phục cái dân tộc lớn lao ấy đã là kẻ đầu tiên truyền bá lý tưởng rộng rãi về tự do, bình đẳng, bác ái, và đã cống hiến rất nhiều cho văn hóa, cho khoa học và cho văn minh” [22, tr.75]. Chính với

tinh thần khoan dung đó mà Hồ Chí Minh đã đánh giá Cách mạng tư sản Pháp là một mốc lớn trong lịch sử phát triển của nhân loại, “do cuộc Đại cách mạng

Pháp mà tư tưởng dân chủ truyền bá khắp Âu châu” [23, tr.492]. Bên cạnh đó,

trong khi chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh vẫn ca ngợi truyền thống đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân Mỹ. Bản thân Người là hình ảnh kết tinh của tinh hoa văn hóa nhân loại Đơng Tây. Người đã từng

nói với J. Lacouture – một nhà báo Pháp: “Một dân tộc như dân tộc các ông

đã sản sinh cho thế giới một nền văn hóa ca ngợi tự do thì dù sao đi nữa dân tộc ấy cũng tìm thấy ở chúng tôi những người bạn”. Nhà nghiên cứu Mỹ

David Halberstam viết: “Cụ Hồ Chí Minh chẳng những đã giải phóng đất

nước mình, đã thay đổi chiều hướng của chế độ thuộc địa ở châu Á lẫn châu

Phi mà Cụ còn làm được một điều đáng chú ý hơn: dùng tới văn hóa và tâm

hồn kẻ địch để chiến thắng” [37, tr.319-320].

Trong một thế giới đa dạng và phong phú, sự tồn tại giữa cái chung và cái riêng, cái thống nhất và cái dị biệt giống như một lẽ tất nhiên, khoan dung văn hóa với Hồ Chí Minh là chấp nhận đối thoại về giá trị, tìm ra cái chung, cái mang tính nhân loại: “Tuy phong tục mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau, ấy là dân nào cũng ưa sự lành và ghét sự

dữ” [22, tr.397]. Là một nhà ngoại giao có tài năng “thiên phú” về thương

lượng, với đầu óc thực tế, tỉnh táo, Hồ Chí Minh ln tìm ra được mẫu số chung cho mọi cuộc đối thoại. Trong khi đối thoại với đối phương để đi đến một giải pháp mà hai bên cùng có thể chấp nhận, Hồ Chí Minh ln mềm dẻo,

ơn hịa để tìm ra điểm chung, sự đồng nhất giữa những cái tưởng chừng như khác biệt. Người đã nói với người Pháp “Người Việt và người Pháp cùng tin tưởng vào đạo đức: Tự do, Bình đẳng, Bác ái, Độc lập” [22, tr.511]. Triết lý đạo Khổng và triết lý phương Tây đều tán dương một nguyên tắc đạo đức “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, “Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn nó độc lập… Nhưng chúng tơi cũng được phép u nước của chúng tơi và muốn nó độc lập chứ! Chúng tôi cũng phải được phép yêu đồng bào chúng tôi và

muốn họ được tự do chứ! Cái mà các bạn coi là lý tưởng cũng phải là lý tưởng của chúng tôi” [22, tr.75].

Một điều đáng chú ý là bên cạnh việc tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, Hồ Chí Minh vẫn ln khẳng định: “Mỗi dân tộc cần phải chăm lo đặc tính văn hóa dân tộc của mình”. Với 54 dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, Việt Nam có nền văn hóa đa dạng và phong phú, bên cạnh những điểm chung thì mỗi nền văn hóa lại có những đặc trưng riêng, đây chính là những điểm khó khăn trong cơng tác xây dựng và phát triển nền văn hóa thống nhất. Hồ Chí Minh ln chủ trương tơn trọng cái hay, cái đẹp của văn hóa các dân tộc thiểu số, mọi người Việt Nam đều học chữ phổ thông là tiếng Việt song song với việc sử dụng chữ viết và bảo tồn sắc thái văn hóa dân tộc mình; Cần phải tiến hành sưu tầm, khai thác và nâng cao các nội dung đặc trưng của văn hóa các dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng, khơng thể có một nền văn hóa mang tính nhân văn trong một quốc gia đa dân tộc mà lại chỉ chú ý phát triển văn hóa của một tộc người, càng khơng thể có sự áp đặt văn hóa giữa tộc người này với tộc người khác trong một quốc gia đa dân tộc, cần phải tôn trọng sự thống nhất trong đa dạng của các nền văn hóa.

Khẳng định tinh thần khoan dung của Hồ Chí Minh trong các giá trị văn hóa, Tiến sĩ M. Admat, Giám đốc UNESCO khu vực châu Á Thái Bình Dương đã nhận xét: “Hồ Chí Minh đã thành cơng trong việc liên kết nhiều sắc thái văn hóa vào một nền văn hóa Việt Nam duy nhất. Người làm được việc này nhờ sự hiểu biết sâu sắc và tơn trọng những đặc điểm văn hóa khác nhau” [5, tr.216].

Một phần của tài liệu Tư tưởng khoan dung của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)