Những nhiệm vụ của việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng khoan dung của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 93 - 99)

3.1. Thực trạng nền văn hóa Việt Nam và ý nghĩa tƣ tƣởng khoan dung

3.1.2. Những nhiệm vụ của việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

trong giai đoạn hiện nay

Để xây dựng thành cơng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt là phải xây dựng được những con người, nền văn hóa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững đất nước, phù hợp với điều kiện đất nước trong bối cảnh tồn cầu hóa, Đảng ta đã chỉ ra các nhiệm vụ cụ thể trong việc xây dựng và phát triển văn hóa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành

Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát

triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất

nước đã chỉ rõ và phân tích 6 nhiệm vụ của nền văn hóa nước ta hiện nay.

Văn kiện Đại hội XII đã dành một phần riêng cho nhiệm vụ “phát triển văn hóa, xây dựng con người”, coi đó là một thành tố quan trọng, góp phần trực tiếp, cơ bản và lâu dài cho sự phát triển nhanh nhưng phải bền vững của đất nước. Trên cơ sở của những quan điểm được thể hiện trong các Nghị quyết và

Văn kiện Đại hội Đảng, có thể khái quát một số nhiệm vụ của việc xây dựng

nền văn hóa Việt Nam hiện nay như sau:

Trước hết, mục tiêu cao nhất của xây dựng văn hóa nước ta hiện nay là “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân- thiện- mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học” [10]. Đây là mục tiêu lâu dài, cơ bản phải thực hiện liên tục, bền bỉ trong tồn bộ q trình xây dựng và phát triển đất nước, song thực tiễn đòi hỏi cần phải quán triệt một cách sâu sắc và triển khai đồng bộ, có kế hoạch và bước đi

cụ thể, kiên trì, sáng tạo. Để thực hiện nhiệm vụ này, Văn kiện Đại hội Đảng

đồng thời nhấn mạnh một cách biện chứng hai mặt không thể tách rời nhau trong thực tiễn hiện nay, một là, kiên trì, sáng tạo xây cái mới trong nhân cách con người Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với các giá trị cần có nhưng đang gặp nhiều nan giải trong q trình phát triển về đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật. Hai là, kiên quyết không

khoan nhượng chống, phê phán đến cùng cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu,

các hành vi sai trái “làm tha hóa con người”, đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức,

tỉnh táo “khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam” đang ngày

càng bộc lộ rõ hơn trong điều kiện, đặc điểm ngày nay.

Nhiệm vụ quan trọng thứ hai được xác định là “xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [10]. Từ Đại hội IX đến nay, nhiệm vụ này luôn được coi là vừa cấp bách, vừa cơ bản và lâu dài. Trong điều kiện kinh tế thị trường đang phát triển mạnh và hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện và đi vào chiều sâu, nội dung của nhiệm vụ được bao quát rộng, toàn diện từ mơi trường văn hóa trong từng gia đình đến các làng, bản, cộng đồng dân cư; từ các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp đến toàn bộ hệ thống chính trị; từ trong Đảng đến tồn xã hội; từ miền núi, nơng thôn đến các đô thị, thành phố; từ đồng bào không theo tôn giáo đến văn hóa tơn giáo, tín ngưỡng.

Gắn với nhiệm vụ xây dựng mơi trường văn hóa, một nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt đó là xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết là xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước, trong tồn bộ hệ thống chính trị… để đẩy lùi, khắc phục các căn bệnh đang làm giảm sút uy tín, sự trong sạch, vững mạnh của các tổ chức trên. Văn hóa trong kinh tế khơng chỉ là văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, mà quan trọng hơn là đưa hàm lượng trí tuệ, chất xám, hàm lượng văn hóa vào trong các sản phẩm kinh tế, kinh doanh, dịch vụ… Đó là một thách thức gay gắt đối với nền kinh tế nói riêng và sự phát triển nhanh và bền vững nói chung của đất nước. Từ văn hóa đến kinh tế, trong kinh tế phải có văn hóa, phát huy ưu thế của văn hóa Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, văn kiện đại hội XII chỉ ra nhiệm vụ mới:

“phát triển cơng nghiệp văn hóa đi đơi với xây dựng, hồn thiện thị trường văn hóa”.

Trong nhiệm vụ tổng thể đó, nhiệm vụ của ngành văn hóa là phải huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

truyền thống, trong đó có văn hóa của các dân tộc thiểu số, những giá trị tích

cực của văn hóa tơn giáo…; sáng tạo các giá trị văn hóa mới; phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật, khuyến khích tự do sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân; quy hoạch, sắp xếp hợp lý, phát triển lành mạnh, quản lý hiệu quả hệ thống báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, các loại hình thơng tin Internet… Lĩnh vực văn hóa đối ngoại được nhấn mạnh theo định hướng là chủ động hội nhập quốc tế, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để đưa sự giao lưu hợp tác quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, từ đó giữ gìn, phát triển và hồn thiện bản sắc văn hóa của dân tộc.

Nhiệm vụ cuối cùng, cũng có thể khẳng định là nhân tố có ý nghĩa quyết định, đó là “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa”, trong đó đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng vừa bảo đảm văn hóa phát triển theo đúng định hướng chính trị, tư tưởng, vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo, khắc phục tình trạng hoặc bng lỏng, hoặc mất dân chủ đối với sáng tạo văn hóa, văn học, nghệ thuật… Trong cơng tác quản lý nhà nước, cần phải đẩy nhanh việc thể chế hóa, cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng,

một nhiệm vụ lâu nay triển khai còn chậm, thiếu đồng bộ và đơi khi cịn chưa

khả thi. Đồng thời, nhiệm vụ xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa phải được coi là có tầm quan trọng chiến lược, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản

lý, cán bộ khoa học, chuyên gia đầu ngành và cán bộ văn hóa ở cơ sở [10].

3.1.3. Ý nghĩa tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh trong xây dựng

văn hóa Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, giá trị của khoan dung được ghi nhận và có tác động khơng nhỏ đến sự phát triển của xã hội. Khoan dung như một cách thức để phát huy hơn nữa giá trị nhân đạo của khoa học, kỹ thuật và công

nghệ trong cuộc sống, đồng thời, nó góp phần giữ gìn những giá trị truyền thống, đạo đức chung mang tính nhân loại. Vì vậy, trải qua thời gian, tư tưởng

khoan dung của Hồ Chí Minh vẫn cịn ngun giá trị trong tất cả mọi lĩnh vực

của đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh tồn cầu hóa ngày nay, việc nghiên cứu một cách cụ thể, kỹ lưỡng tư tưởng khoan dung nói chung và tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh nói riêng là một việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chủ yếu nghiên cứu vai trị tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa, cụ thể là

trong đường lối xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày nay.

Trước hết, Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới đang đứng trước sự bùng nổ công nghệ thơng tin, q trình đơ thị hóa, sự di dân, hợp tác kinh tế, trao đổi văn hóa, du lịch,... mở ra cơ hội thuận lợi để phát

triển kinh tế, văn hóa, đồng thời với cái tốt thì cái xấu, cái tiêu cực từ bên

ngồi cũng theo đó mà xâm nhập vào nước ta. Trước tình hình ấy, chúng ta phải tiếp thu một cách có chọn lọc những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa hiện đại thế giới, đồng thời phải đấu tranh chống lại sự xâm nhập của văn hóa độc hại, uốn nắn kịp thời khuynh hướng sùng ngoại, mất gốc, lai căng, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân ái, khoan dung vốn đã trở thành truyền thống, thành giá trị đạo đức và văn hóa quý báu của dân tộc.

Đứng trước xu thế khu vực hóa, tồn cầu hóa của thế giới hiện nay, khơng một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Tuy nhiên, q trình đó khơng phải chỉ diễn ra theo chiều thuận, mà có cả chiều nghịch. Do vậy, chúng ta phải không ngừng học tập, vận dụng sáng tạo tư tưởng khoan dung văn hóa của Hồ Chí Minh nhằm bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là hai mặt của một q trình, hai mặt đó ln ln kết hợp chặt chẽ với nhau, bất cứ một sự lệch lạc nào cũng đưa đến những tổn hại cho việc xây dựng nền văn hóa mới.

Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc phải gắn liền với lãnh đạo, nâng cao nhận thức, tư tưởng, nâng cao những hiểu biết về văn hóa, khoa học hiện đại

của quần chúng nhân dân, để quần chúng phân biệt được những gì thực sự là chân, thiện, mỹ với những cái giả, cái ác, cái xấu; nhận cái hay, bỏ cái dở. Các cấp các ngành quản lý và hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa cần làm tốt các hoạt động bảo tồn, tơn tạo những di tích văn hóa lịch sử và cách mạng,

suy tôn các anh hùng liệt sĩ, đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, đề cao

văn hóa làng xã, văn hóa dân tộc. Đây là những hình thức để tạo ra rào chắn nhằm chống lại sự xâm nhập ồ ạt của văn hóa ngoại lai.

Vận dụng tư tưởng khoan dung văn hóa của Hồ Chí Mính, chúng ta cần thiết bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời cần xử lý tốt quan hệ giữa phát

triển văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội, khơng để cho lợi ích kinh tế trước

mắt làm ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài của việc duy trì và phát triển văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa phát triển văn hóa với

mơi trường để có thể thực hiện hiệu quả các chiến lược phát triển bềnh vững cũng là một vấn đề đòi hỏi sự quan tâm và đường lối đúng đắn, phù hợp.

Kế thừa tư tưởng khoan dung văn hóa Hồ Chí Minh cần tiếp tục giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, vun trồng những giá trị nội sinh của dân tộc, tạo cơ sở vững chắc để tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại và thời đại ngày nay đang là yêu cầu khách quan trong quá trình xây dựng nền văn

hóa Việt Nam. Điều đó địi hỏi tiếp tục qn triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí

Minh nói chung, khoan dung văn hóa Hồ Chí Minh nói riêng nhằm xây dựng, từng bước hồn thiện nền văn hóa mới. Việc mở rộng giao lưu, hội nhập với

văn hóa nước ngồi là điều kiện để chúng ta tiếp xúc rộng rãi với các thành

tựu văn hóa nhân loại, đồng thời giới thiệu với nhân dân các nước những giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hóa Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội nhằm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập

văn hóa chính là hịa nhập mà khơng hịa tan, hội nhập nhưng vẫn giữ những

những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong

phong tục, tập quán, lề thói cũ. Cần mạnh dạn xóa bỏ những phong tục, tập

quán, cải tiến những cái khơng cịn phù hợp, tỏ thái độ dứt khoát đối với những sản phẩm, những luồng văn hóa độc hại từ bên ngồi du nhập vào Việt Nam, làm tha hóa đạo đức và lung lay niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Tư tưởng khoan dung văn hóa Hồ Chí Minh cịn có giá trị to lớn trong việc định hướng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới. Trước hết, chúng ta phải khẳng định nguyên tắc giao lưu và hợp tác với các dân tộc trên cơ sở bình đẳng, cùng tồn tại hịa bình, tơn trọng, hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau. Hiện nay, khi một số cường quốc mưu toan biến tồn cầu hóa thành diễn đàn nhằm khuyếch trương mơ hình của mình, phổ biến các giá trị bên ngồi, áp đặt mơ hình xa lạ lên các nước đang phát triển. Chúng ta cần phải thực hiện một đường lối đối ngoại mềm dẻo, uyển chuyển, linh hoạt, chủ động hội nhập quốc tế và khu vực, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng tích cực, tiến bộ, nhưng cương quyết vạch trần các chiêu bài nhân

quyền, dân chủ từ phương Tây, giữ vững định hướng phát triển của đất nước.

Cũng cần khẳng định thêm rằng, trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa, cần có cách tiếp cận khoa học và xử lý kịp thời, đúng đắn về các vấn đề như lợi ích, chủ quyền quốc gia, độc lập tự chủ, hợp tác và đấu tranh, hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sản dân tộc… Chúng ta phải thể hiện đúng tinh thần khoan dung văn hóa Hồ Chí Minh, hịa nhập nhưng khơng hịa tan, khơng đánh mất mình. Mở cửa chủ động giao lưu, tiếp thu những tinh hoa của các dân tộc khác nhưng kiên quyết đấu tranh, nói không với những giá trị không phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống của dân tộc. Đó chính là đạo lý khoan dung, là mối quan hệ biện chứng

giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại lai dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của Hồ Chí Minh.

Cả cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về văn hóa, đạo đức khoan dung vì hạnh phúc của nhân dân Việt Nam của Người đã góp

phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng thế giới nên đã có sức thuyết

phục, thu hút tồn nhân loại. Nhiều khía cạnh trong tư tưởng khoan dung của Người nói chung, khoan dung văn hóa nói riêng được thế giới đánh giá cao, vì nó có tác dụng đối với sự phát triển hợp quy luật của lịch sử. Tư tưởng khoan dung văn hóa của Hồ Chí Minh bao chứa nhiều nội dung lớn, phản ánh yêu cầu, nhiệm vụ lớn lao của thời đại, đang soi sáng con đường phát triển của dân tộc Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Tư tưởng khoan dung của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)