Xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc

Một phần của tài liệu Tư tưởng khoan dung của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 107 - 141)

3.2. Phát huy giá trị tƣ tƣởng khoan dung Hồ Chí Minh trong xây dựng

3.2.4. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc

Phát triển văn hóa là một q trình tương tác biện chứng giữa những yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh, vì vậy bên cạnh việc phát huy các nguồn lực bên ngồi thì việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các yếu tố nội lực bên trong cũng rất quan trọng. Trong q trình hội nhập văn hóa, để có thể tiếp thu sức mạnh bên ngồi mà vẫn giữ vững chủ quyền và văn hóa dân tộc trong hội nhập thì các yếu tố nội sinh phải là chủ đạo. Nghĩa là các yếu tố nội sinh phải đóng vai trị quyết định trong việc định hướng các mối quan hệ của chúng với các yếu tố ngoại sinh, chi phối moi sự lựa chọn và tiếp thu các yếu

tố bên ngồi. Để làm được điều đó chúng ta cần phát triển một nền văn hóa dân tộc độc lập, tự chủ, có vị thế và uy tín trên thế giới. Bởi chỉ có như vậy chúng ta mới có thể kiến lập một sự hội nhập văn hóa phong phú với các cộng đồng văn hóa khác.

Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia

đình- làng xã- Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý;

đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc văn hóa dân tộc cịn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo [8].

Dân tộc Việt Nam với lịch sử mấy ngàn năm văn hiến, có một truyền thống lịch sử hào hùng. Trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ xưa đến nay, dân tộc ta luôn nên cao tinh thần anh hùng, bất khuất, thà hy sinh chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển. Cho nên, chúng ta cần có thái độ tự hào chính đáng và khiêm nhường trong q trình hội nhập văn hóa hiện nay. Đó chính là thái độ cần thiết để chúng ta thấy rõ những giá trị văn hóa nào của dân tộc ta có thể đưa ra chia sẻ với nước ngồi và những giá trị văn hóa nào chúng ta thấy cần học hỏi, tiếp thu từ bên ngoài để bổ sung cho sự thiếu hụt của mình nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo hệ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Trong quá trình mở rộng giáo lưu, hội nhập cần thực hiện trên nguyên

tắc bảo tồn bản sắc, cho và nhận phải hài hịa. Bản sắc văn hóa dân tộc là cốt lõi, là sức mạnh nội sinh của dân tộc. Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc khơng có nghĩa là ôm khư khư lấy những vốn cổ, không cho nó thay đổi, khước từ

giao lưu, hội nhập văn hóa, trái lại phải ln làm cho nó lớn mạnh hơn, giàu có hơn bằng cách bổ sung những yếu tố mới để phát triển.

Bảo tồn văn hóa cần dựa theo nguyên tắc phải có chọn lựa. Đối với việc bảo tồn, cần chọn cái gì cịn là giá trị phải được gìn giữ, cái gì trở thành vật cản cần phải loại bỏ. Trong số những giá trị cần bảo tồn lại phải chọn lựa cái gì cần gìn giữ như những kỷ vật của một thời đã qua, cái gì cần tiếp tục duy trì trong hành động để tránh việc phục cổ một cách tràn lan. Tuy nhiên, trong số những giá trị cần tiếp tục duy trì trong hành động lại phải chọn lựa cái gì có thể duy trì nguyên vẹn, cái gì cần cải tiến cho tốt hơn.

Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc phải gắn liền với lãnh đạo, nâng cao nhận thức, tư tưởng, nâng cao những hiểu biết về văn hóa, khoa học hiện đại của quần chúng nhân dân, để quần chúng phân biệt được những gì thực sự là chân, thiện, mỹ với những cái giả, cái ác, cái xấu; nhận cái hay, bỏ cái dở.

Bên cạnh đó, để giải quyết được tốt mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, cần có giải pháp ngăn chặn việc lợi dụng văn hóa đại chúng, văn hóa nghe

- nhìn của phương Tây hòng làm cho thế hệ trẻ ngày càng rời xa cốt cách, tâm

hồn dân tộc, chạy theo các phản giá trị, để tự diễn biến về văn hóa đi đến tự diễn biến về chính trị.

Chúng ta cần khơng ngừng giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, vun trồng những giá trị nội sinh của dân tộc, tạo cơ sở vững chắc để tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại và thời đại ngày nay đang là yêu cầu khách quan trong q trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Điều đó địi hỏi tiếp tục qn triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, khoan dung văn hóa Hồ Chí Minh nói riêng nhằm xây dựng, từng bước hồn thiện nền văn hóa mới. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội nhằm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh trong q trình hội nhập văn hóa là hịa nhập mà khơng hịa tan, hội nhập nhưng vẫn giữ được những nét độc đáo của riêng mình, vẫn giữ được bản sắc, cốt cách của dân tộc, đó là

những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ. Cần mạnh dạn xóa bỏ những phong tục, tập quán, cải tiến những cái khơng cịn phù hợp, tỏ thái độ dứt khoát đối với những sản phẩm, những luồng văn hóa độc hại từ bên ngồi du nhập vào Việt Nam, làm tha hóa đạo đức và làm lung lay niềm tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Tiểu kết Chƣơng 3

Trên thế giới hiện nay, tồn cầu hóa đang trở thành xu thế khách quan

của thời đại, nó cuốn tất cả các nước và các dân tộc vào trong guồng quay

chung hội nhập quốc tế. Bối cảnh này tạo ra nhiều thời cơ cũng như khơng ít thách thức cho nước ta, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa. Bởi nếu khơng có được một đường lối đúng đắn thì nền văn hóa sẽ rất dễ rơi vào hai thái cực, hoặc là ồ ạt tiếp nhận cái mới, cái ngoại lai; hoặc là “bế quan tỏa cảng”, bảo thủ với những yếu tố mang tính cổ truyền. Đứng trước thực tế đó, Đảng Cộng sản Việt Nam với nền tảng là chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đánh giá một cách sâu sắc thực tế của nền văn hóa Việt Nam, từ đó đề ra những nhiệm vụ cụ thể trong việc xây dựng con người và xây dựng văn hóa.

Trong đường lối của Đảng, một vấn đề mang tính trọng tâm là việc xây

dựng con người mới phát triển tồn diện, bởi con người chính là chủ thể của

văn hóa. Để có được những con người mới có đức, có tài, tiên tiến để hội nhập cũng như bản lĩnh để bảo vệ truyền thống thì việc giáo dục tư tưởng khoan dung nói chung và tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh nói riêng là một việc làm tất yếu. Bởi nội hàm cao nhất của khoan dung chính là việc thừa nhận sự khác biệt. Có thừa nhận và chấp nhận những điều “khác với mình” thì mới có thể tiến bộ và phát triển được.

Tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh cịn có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc xây dựng đường lối văn hóa Việt Nam. Đó là một nền văn hóa

thống nhất trong đa dạng, một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Để thực hiện được nhiệm vụ này, không chỉ các nhà lãnh đạo, các cơ quan

liên quan mà chính bản thân mỗi cá nhân cần phải học tập và thực hiện một

cách nghiêm túc những nội hàm cũng như những biểu hiện của tư tưởng

khoan dung, cụ thể để phù hợp với hoàn cảnh và cũng như điều kiện của Việt

Nam là tư tưởng khoan dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiểu rõ, nắm chắc tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh để có thể phân loại và sàng lọc những yếu tố mới cần tiếp thu, những cái mới phải ngăn chặn cũng như yếu tố truyền thống nào đáng để lưu giữ và yếu tố nào là cổ hủ cần loại bỏ. Làm được như vậy chắc chắn bản lĩnh văn hóa của chúng ta ngày càng vững vàng và nền văn hóa của quốc gia, dân tộc sẽ ngày càng phát triển.

KẾT LUẬN

Khoan dung là một trong những thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến

trong các lĩnh vực đời sống xã hội cũng như quan hệ giữa các dân tộc trên

bình diện quốc tế. Dù được hiểu theo nhiều hàm nghĩa khác nhau, song tư tưởng khoan dung vẫn luôn là một giá trị đạo đức, văn hóa được hình thành và có sự phát triển rõ ràng trong các thời kỳ, được tồn tại và ảnh hưởng nhất định trong cả xã hội phương Tây và phương Đông. Tư tưởng khoan dung đã từng bước khắc phục các hạn chế và trở thành một khái niệm mang tính tồn cầu. Khoan dung giờ đây không chỉ là tư tưởng, lời kêu gọi mà đã trở thành một cơng cụ có tính pháp lý quốc tế, có vai trị định hướng hoạt động trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hướng đến mọi đối tượng và trở thành giá trị chung cho toàn nhân loại.

Ở Việt Nam, do điều kiện lịch sử và văn hóa đặc thù, khoan dung nhân ái sớm trở thành giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta trong suốt hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Truyền thống tốt đẹp ấy đã được kế thừa, phát triển và đạt đến đỉnh cao trong tư tưởng và con người Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kế thừa truyền thống khoan dung của dân tộc, Hồ Chí Minh đã chọn lọc và tiếp biến

tinh hoa văn hóa Cổ- Kim, Đơng- Tây để làm giàu thêm trí tuệ của bản thân, đồng thời làm đầy đủ, hiện đại và phong phú tư tưởng khoan dung truyền thống. Tư tưởng khoan dung đã trở thành định hướng quan trọng của Người trong quá trình tìm đường cứu nước và đấu tranh giải phóng dân tộc.

Đặc biệt, Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng khoan dung truyền thống lên một tầm cao mới bằng việc kết hợp với tinh thần khoan dung nhân văn của chủ nghĩa cộng sản chân chính. Điểm nổi bật trong tư tưởng khoan dung tiến bộ đó là việc kiên định thực hiện khoan dung trong mọi lĩnh vực văn hóa, đạo đức, tơn giáo… nhằm xây dựng khối đại đồn kết xã hội, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.

Một biểu hiện khác trong tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh là sự bao dung, thái độ trân trọng, cái nhìn rộng lượng, sự chủ động và tích cực trong việc tiếp biến có hiệu quả đối với những giá trị khác nhau của văn hóa nhân loại, tìm ra sự tương đồng chung để nhằm đạt tới sự hịa đồng, đặc biệt là tình u mênh mơng sâu sắc đối với con người, thiên nhiên. Chính tư tưởng và hành động của Người đã lơi cuốn, tập hợp được đông đảo nhân dân trong sự nghiệp giải phóng

giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người, đúng như nhà báo N.K.

Singh đã viết trên tờ báo Người yêu nước (Ấn Độ): “Cụ Hồ là một con người

quần chúng, một lãnh tụ biết kết hợp hiếm có giữa lịng khoan dung tột độ và ý chí kiên quyết nhất. Xét theo bất cứ tiêu chuẩn nào, Cụ Hồ cũng là nhân vật nổi bật nhất trong thời đại chúng ta” [5, tr.126].

Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, bên cạnh những thời cơ phát triển về kinh tế, mở rộng về văn hóa thì cũng có rất nhiều nguy cơ đe dọa đến nền văn hóa nước ta. Việc phát huy truyền thống khoan dung Việt Nam nói chung và tư tưởng khoan dung Hồ Chí Minh nói riêng sẽ góp phần khẳng định và phát triển bản sắc văn hóa Việt Nam trước những nguy cơ đánh mất bản sắc mà tồn cầu hóa văn hóa có thể đem lại; đồng thời tư tưởng khoan dung của Người cũng sẽ là “kim chỉ nam” để chúng ta có thể tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của các nền văn hóa trên thế giới, từ đó làm phong phú nền văn hóa Việt Nam, tạo nên bản lĩnh cho văn hóa Tổ quốc sẽ “hịa đồng khơng hịa tan” với các nền văn hóa trong khu vực cũng như thế giới, góp phần xây dựng nên nền tảng tư tưởng vững vàng để toàn Đảng và toàn dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước thực hiện các mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh” theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2003), Hán Việt từ điển giản yếu, Nxb. Văn hóa Thơng tin,

Hà Nội

2. Hoàng Anh – Nguyễn Duy Bắc – Phạm Văn Thủy (2010), Phát triển văn hóa và

con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

3. P.V. Bavat (2002, người dịch Nguyễn Đức Tư, Hữu Song ), 2500 năm Phật giáo, Nxb, Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

4. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2008), Hồ Chí Minh tiểu sử, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội

5. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2010), Trái đất nặng ân tình, nhắc mãi tên Người

Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội

6. Phan Văn Các (2003), Từ điển Hán Việt, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban

Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần

thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

11. Đỗ Quang Hưng (1995), “Tolérance- từ tha cẩm đến khoan dung”, Tạp

chí Xưa & Nay (7), tr.10-11

12. Chu Hy (1998), (dịch và chú giải: Nguyễn Đức Dân), Tứ thư tập chú, Nxb

Văn hố thơng tin, Hà Nội.

13. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam

Hà Nội

14. Bửu Kế (1999), Từ điển Hán Việt từ nguyên, Nxb. Thuận Hóa, Huế

15. Nguyễn Văn Khoan (1999), Bao dung Hồ Chí Minh, Nxb Lao động, Hà

Nội

16. Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên) (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn

hóa và con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Phương Mai (2007), “Khoan dung: thuật ngữ và sự vận động

của nó trong lịch sử triết học phương Tây”, Tạp chí Triết học (8), tr. 41 – 42.

18. Nguyễn Thị Phương Mai (2012), Tư tưởng khoan dung và ý nghĩa hiện

thời của nó, Luận án Tiến sĩ triết học, Trường ĐH Khoa học xã hội

và Nhân văn.

19. Hồ Chí Minh (2010), Tồn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Hồ Chí Minh (2010), Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Hồ Chí Minh (2010), Tồn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Hồ Chí Minh (2010), Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Hồ Chí Minh (2010), Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tư tưởng khoan dung của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 107 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)