Đoàn kết quốc tế

Một phần của tài liệu Tư tưởng khoan dung của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 69 - 77)

2.3. Thực hiện đoàn kết trong nƣớc và quốc tế

2.3.2. Đoàn kết quốc tế

Hồ Chí Minh khơng chỉ là lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam mà

còn là chiến sĩ xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người

không chỉ là biểu tượng sáng ngời của đại đồn kết dân tộc, mà cịn là hiện thân rực rỡ của tinh thần đoàn kết quốc tế cao đẹp trong thời đại ngày nay.

Trên thế giới, hiếm có một lãnh tụ cách mạng nào có nhiều hoạt động

và đạt được kết quả tốt đẹp về đồn kết quốc tế như lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Sinh thời, Người đã từng bôn ba khắp năm châu bốn biển, đến đâu, ở đâu, với

quốc tế cao đẹp. Từ lòng yêu nước thương nòi và sự cảm thơng vơ hạn với những người cùng khổ, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, Người đã sớm nhận thức muốn giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng

con người, thì giai cấp cần lao toàn thế giới phải đoàn kết đấu tranh, đánh đổ

giai cấp bóc lột tàn ác.

Đồn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm nhiều nội dung rộng lớn, sâu sắc, cao đẹp, trong đó trước hết là đoàn kết trong phong trào

cộng sản, cơng nhân quốc tế và đồn kết trong đại gia đình các nước xã hội

chủ nghĩa anh em. Người ln xác định đó chính là cơ sở nền tảng, là nhân tố

quan trọng bậc nhất, nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Người từng nhấn mạnh: “Thắng lợi cuối cùng nhất định sẽ thuộc về chúng ta, sẽ thuộc về chủ nghĩa xã hội... Nếu như tất cả các nước anh em và các đảng anh em sẽ đoàn kết chặt chẽ với nhau” [28, tr.190]. Với tinh thần ấy, Người tiếp tục khẳng định:

Cuộc đấu tranh kiên quyết của các dân tộc bị áp bức nhất định sẽ đánh bại bọn đế quốc thực dân. Chủ nghĩa xã hội cuối cùng sẽ toàn thắng trên khắp thế giới. Trong sự nghiệp đấu tranh vĩ đại ấy, sự đoàn kết giữa lực lượng các nước xã hội chủ nghĩa và sự đồn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và cơng nhân tất cả các nước có ý nghĩa quan trọng bậc nhất [29, tr.675].

Với quan điểm chiến lược đúng đắn ấy và trên cơ sở quán triệt sâu sắc khẩu hiệu lịch sử của C. Mác “Vơ sản tất cả các nước, đồn kết lại”, Hồ Chí Minh đã đưa ra luận điểm:

“Quan sơn muôn dặm một nhà.

Bốn phương vô sản đều là anh em” [29, tr.670].

Theo Hồ Chí Minh, yêu cầu cách mạng vơ sản thế giới địi hỏi giai cấp vô sản, các đảng cộng sản và công nhân quốc tế phải đoàn kết thống nhất, phải gắn bó thân thiết như anh em một nhà. Sự đồn kết ấy chính là sức mạnh,

là chiến thắng. Để xây dựng, củng cố sự nghiệp đoàn kết cao cả đó, Hồ Chí Minh cho rằng, các đảng cộng sản và công nhân quốc tế phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, kiên quyết đấu tranh chống những khuynh hướng tư tưởng sai lầm, lệch lạc như chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa sôvanh, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa xét lại hiện đại...

Trong thực tiễn hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã phấn đấu khơng mệt mỏi góp phần củng cố sự nghiệp đồn kết quốc tế cao đẹp. Bằng lời nói và việc làm cụ thể, Hồ Chí Minh ln nêu cao tấm gương về tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng cho toàn Đảng, toàn dân Việt Nam. Người luôn coi thắng lợi của các đảng anh em và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa là

thắng lợi của chính đất nước mình. Phấn khởi trước những thành tựu to lớn

của nhân dân Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người khẳng định những thành tựu ấy chính là cơ sở, là điều kiện cho thành tựu của nhân dân Việt Nam và nhấn mạnh: “Chúng tôi coi sự nghiệp và thành tựu của nhân dân Liên Xô là báo hiệu và đảm bảo cho sự nghiệp và thành tựu của

chính mình” [29, tr.9].

Đặc biệt, Hồ Chí Minh ln quan tâm giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân và bộ đội phải biết ơn chân thành và sâu sắc sự giúp đỡ to lớn của các Đảng cộng sản và công nhân quốc tế, của các nước xã hội chủ nghĩa đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Đã nhiều lần Người chỉ rõ, nhờ có Cách mạng Tháng Mười dẫn đường, có nhân dân Liên Xơ đánh thắng phátxít Nhật

thì Cách mạng Tháng Tám của Việt Nam mới thành công. Người cũng luôn

khẳng định, nhờ có sự giúp đỡ to lớn, hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em thì nhân dân Việt Nam mới lập được nhiều chiến công hiển hách trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đạt được

thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Người đã thay

mặt nhân dân Việt Nam cám ơn sự giúp đỡ cao quý này tại Đại hội Đảng

nước và quốc tế. Tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III, Người nhấn mạnh:

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam còn là do nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhất là Liên Xơ và Trung Quốc, đã hết lịng giúp đỡ. Nhân dịp này, chúng ta nhiệt liệt tỏ lòng biết ơn các nước xã hội chủ nghĩa anh em đứng đầu là Liên Xô vĩ đại. Chúng ta cũng thành thực tỏ lòng biết ơn đối với các đảng anh em khác, nhất là Đảng Cộng sản Pháp, đã tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta [29, tr.672].

Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tháng 9 năm 1954, với tư cách là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã khẳng định mong

muốn của Việt Nam là “Cùng các nước láng giềng Đông Nam Á ăn ở hịa

bình với nhau, đồn kết giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau ra sức giữ gìn hịa bình lâu dài ở châu Á và thế giới” [26, tr.42].

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết quốc tế cao đẹp cịn được thể hiện phong phú, rộng lớn ở tình đồn kết giữa Việt Nam với nhân dân tiến bộ thế

giới. Người ln đánh giá cao tinh thần đồn kết, giúp đỡ của nhân dân tiến bộ thế giới đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới thì cơng cuộc kháng chiến và kiến quốc của Việt Nam nhất định thắng lợi vẻ vang. Người đã khẳng định một trong những nguyên nhân quan trọng Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn trong l0 năm (1954-1964) là:

Được sự đồng tình và ủng hộ ngày càng rộng rãi và mạnh mẽ của

các nước anh em và của nhân dân tồn thế giới đối với cơng cuộc

xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đối với sự nghiệp đấu tranh

giải phóng của đồng bào miền Nam và cuộc đấu tranh của nhân dân cả nước ta để thực hiện hịa bình, thống nhất nước nhà [31, tr.283].

Hồ Chí Minh ln xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của

cách mạng thế giới, muốn cho cách mạng thành cơng thì phải kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Theo Người, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nếu Việt Nam phát huy tốt hai mặt này, sẽ làm cho lực nhỏ hóa lớn, lực yếu hóa mạnh, sẽ tạo ra thế bao vây rộng khắp áp đảo kẻ thù. Người còn chỉ rõ, để phát huy sức mạnh thời đại, Việt Nam cần phải tiến hành tốt nhiều nội dung, biện pháp, trong đó cần đặc biệt chú ý xây dựng tình đồn kết và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của nhân

dân tiến bộ thế giới.

Hồ Chí Minh khơng chỉ quan tâm lãnh đạo, giáo dục nhân dân Việt Nam chủ động đoàn kết với nhân dân thế giới, mà chính Người là một tấm gương tiêu biểu về việc chăm lo xây dựng, vun đắp cho tình đồn kết quốc

tế rộng lớn và cao đẹp ấy. Ở nhiều nơi, nhiều thời điểm lịch sử, nhiều hội

nghị, Người đã thay mặt nhân dân Việt Nam cám ơn tinh thần đoàn kết quốc tế, sự giúp đỡ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam. Phát biểu tại Hội nghị quốc tế đoàn kết với Việt Nam chống Mỹ và bảo vệ hịa bình, Người nhấn mạnh:

Từ khắp năm châu đến Thủ đô Hà Nội chúng tôi, các bạn và các đồng chí đã mang đến cho nhân dân Việt Nam hai miền Nam Bắc, tình đồn kết chiến đấu vơ cùng quý báu của nhân dân tiến bộ và u chuộng hịa bình tồn thế giới.

Tiếng nói mạnh mẽ của Hội nghị là tiếng nói của chính nghĩa, của hàng nghìn triệu con người đang quyết tâm đấu tranh cách mạng, chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ... Nghị quyết của Hội nghị ủng hộ nhân dân Việt Nam chống đế quốc

Mỹ xâm lược là sự cổ vũ to lớn đối với cuộc đấu tranh giải

đồng bào cả nước chúng tôi trân trọng cảm ơn các bạn và các

đồng chí [31, tr.419].

Hồ Chí Minh khơng chỉ cảm ơn các nước, các tổ chức quốc tế, mà

Người còn thường xuyên và kịp thời cảm ơn nhiều nhà khoa học, nhiều nghị sĩ quốc hội của các nước đã nhiệt tình ủng hộ nhân dân Việt Nam trong phong

trào chống Mỹ xâm lược. Từ năm 1964 đến năm 1967, năm nào Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng gửi điện cảm ơn, thơng báo tình hình Việt Nam cho nhà triết

học, chiến sĩ hịa bình nổi tiếng nước Anh Béctơrăng Rútxen, người đã có

sáng kiến thành lập Tòa án quốc tế xử các tội ác chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Trong bức điện gửi ngày 10-8-1964, Người viết: “Tôi hoan nghênh việc cụ đã lên án những hành động của Mỹ gây chiến và đe dọa hịa bình đối với đất nước chúng tôi và khu vực Đông Nam Á... Tôi xin cảm ơn Cụ đã quan tâm đến tình hình nghiêm trọng do Mỹ gây ra trên đất nước

chúng tôi” [31, tr.369].

Nét độc đáo của Hồ Chí Minh về đoàn kết với nhân dân thế giới là Người đặc biệt chú ý tới đoàn kết với nhân dân tiến bộ ở các nước đối phương. Trong kháng chiến chống Mỹ, Người ln đánh giá cao vai trị đấu tranh phản đối chiến tranh của nhân dân tiến bộ Mỹ. Người đã chân thành cám ơn hàng vạn thanh niên, sinh viên, hàng ngàn giáo sư, nhà khoa học, văn nghệ sĩ Mỹ đã rầm rộ biểu tình chống chiến tranh xâm lược Việt Nam của Chính phủ Mỹ. Người xúc động trước những tấm gương anh dũng hy sinh vì hịa bình của nhân dân Mỹ như cụ bà Henga Hecdơ và các chiến sĩ hịa bình Noman Morixơn, Rôgiơ Lapotơ, Xilin Gian Caoxki...

Trên cơ sở phân tích tình hình nước Mỹ và cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ, đế quốc Mỹ là kẻ thù chung của nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ. Do vậy, nhân dân hai nước cần giúp đỡ nhau để tạo thêm sức mạnh, đánh đổ bọn trùm hiếu chiến Mỹ. Người đã ví

sự kết hợp đấu tranh này như hai mũi giáp công và nhân dân hai nước Việt- Mỹ nhất định chiến thắng. Người khẳng định:

Nhân dân Mỹ đánh từ trong ra, nhân dân ta đánh từ ngồi vào. Hai bên giáp cơng mạnh mẽ, thì đế quốc Mỹ nhất định sẽ thua, nhân dân

Việt- Mỹ nhất định sẽ thắng. Đó sẽ là thắng lợi vẻ vang của mặt

trận thống nhất nhân dân hai nước, mà cũng là thắng lợi chung của lồi người u chuộng chính nghĩa và hịa bình [31, tr.640].

Đồn kết quốc tế cao đẹp theo tư tưởng Hồ Chí Minh cịn được thể hiện sâu sắc ở mối tình đồn kết đặc biệt giữa ba nước Đông Dương: Việt Nam-

Lào- Campuchia.

Theo Hồ Chí Minh, ba nước trên bán đảo Đơng Dương phải đồn kết chặt chẽ thì mới tạo được sức mạnh đánh thắng kẻ thù, bảo vệ được độc lập, chủ quyền và xây dựng cuộc sống phồn vinh cho nhân dân mỗi nước. Người chỉ rõ, sự đoàn kết ấy có sức mạnh to lớn, đó là nhân tố quan trọng làm nên

thắng lợi của cách mạng mỗi nước cũng như thắng lợi của cách mạng ở cả

Đông Dương. Người khẳng định: “Sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào đoàn kết chặt chẽ nhất định sẽ giành được thắng lợi cuối cùng” [31, tr.510]. Theo Người, sự đoàn kết ấy là ý chí thống nhất của nhân dân ba nước, vì những mục tiêu cao cả của ba dân tộc

anh em. Trong Thư gửi Hội nghị nhân dân Đơng Dương, Người khẳng định ý

chí thống nhất của nhân dân ba nước chúng ta là kiên quyết đấu tranh chống sự xâm lược của đế quốc Mỹ và ra sức bảo vệ hịa bình, độc lập dân tộc và tồn vẹn lãnh thổ.

Hồ Chí Minh cịn cho rằng, đồn kết giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia phải thật keo sơn gắn bó, phải thân thiết, tin cậy như anh em

một nhà. Theo Người, đây là mối tình đồn kết đặc biệt, đoàn kết giữa

những người cùng chung một mái nhà Trường Sơn hùng vĩ, cùng chung một chiến hào chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược, cùng kề vai sát cánh,

chia ngọt sẻ bùi trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì những lẽ đó, Hồ Chí Minh ln xác định, Việt Nam giúp hai nước Lào và Campuchia là tự giúp mình. Với quan điểm đúng đắn và cao đẹp ấy, Người căn dặn bộ đội Việt Nam trước khi lên đường sang giúp nước bạn rằng đó là những nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang bởi giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự

giúp mình.

Trong suốt q trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh ln hết lịng

chăm lo xây dựng, vun đắp cho tình đồn kết đặc biệt giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia; đồng thời, Người đã cùng những đội tiền phong cách mạng đó, lãnh đạo nhân dân ba nước không ngừng tăng cường, củng cố tình đồn kết, hữu nghị đặc biệt. Dưới sự lãnh đạo của Người, tình đồn kết đặc biệt của ba nước trên bán đảo Đông Dương ngày càng đậm đà, sâu nặng, góp phần đưa cách mạng mỗi nước giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Phát biểu trong buổi tiếp nhà vua Lào Xri Xavang Vátthana, Người nhấn mạnh:

“Việt- Lào, hai nuớc chúng ta,

Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” [31, tr.55].

Điện mừng Thái tử Xihanúc khi nhận chức Quốc trưởng nước Campuchia, Người lại khẳng định: “Tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam và Khơme ngày càng củng cố và phát triển” [29, tr.325].

Hồ Chí Minh khơng chỉ là lãnh tụ thiên tài mà còn là hiện thân rực rỡ của tình đồn kết đặc biệt giữa nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Điều này đã được nhân dân ba nước khẳng định, tơn kính, ngưỡng mộ, thể hiện tấm lịng mến phục, tin yêu bằng cách tất cả đều gọi tên Người là “Bác Hồ”, “Bác Hồ kính yêu”.

Hồ Chí Minh ln có tinh thần đồn kết quốc tế vơ cùng trong sáng nên

Người rất đau lòng khi có sự bất hịa giữa các đảng anh em. Đây là điều

Người day dứt cho tới trước lúc “đi xa” và đã viết trong Di chúc: “Tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tơi càng đau lịng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em”

[32, tr.613]. Song, dù băn khoăn, day dứt, Người vẫn tin tưởng chắc chắn

rằng, mọi sự bất hòa sẽ được giải quyết, các đảng anh em nhất định sẽ đoàn

kết lại để đưa phong trào cách mạng thế giới tiến lên.

Một phần của tài liệu Tư tưởng khoan dung của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)