3.1. Thực trạng nền văn hóa Việt Nam và ý nghĩa tƣ tƣởng khoan dung
3.1.1. Thực trạng nền văn hóa Việt Nam hiện nay
Hiện nay, trên thế giới đã và đang có những biến động to lớn, sâu sắc và phức tạp diễn ra với tốc độ nhanh và cường độ mạnh trên tất cả các bình diện của đời sống nhân loại. Sự phát triển như vũ bão của khoa học- cơng nghệ, q trình tồn cầu hóa nền kinh tế đã phát triển và chi phối toàn thế giới, tạo ra sự giao
thoa về các giá trị văn hóa trên phạm vi toàn cầu, mở ra cơ hội cũng như tạo ra
các thách thức lớn đối với sự phát triển của các quốc gia, dân tộc. Vì thế, chúng ta cần chủ động nắm bắt những cơ hội này để phát triển đất nước, song đồng thời cũng phải rất chủ động trong việc đấu tranh và khắc phục những tác động tiêu cực của q trình tồn cầu hóa đến đời sống kinh tế, văn hóa của đất nước.
Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới đã làm thay đổi sâu sắc, mạnh mẽ tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Chúng ta đã đạt được những
thành tựu to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội
và văn hóa. Trong lĩnh vực văn hóa, Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và
phát triển văn hóa và con người trong điều kiện, đặc điểm của q trình đổi
mới tồn diện đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện có hiệu quả cơng cuộc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong thời đại mới, chúng ta cần nhìn nhận một cách đầy đủ và khách quan những thành tựu cũng như hạn chế trong lĩnh vực văn hóa ở nước ta hiện nay.
Trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với những
chính sách phát triển văn hóa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, văn hóa đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo
của Đảng, tham gia tích cực vào sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước tiên là trong lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. Đây là lĩnh vực then chốt của văn hóa, trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều nét mới trong văn hóa và các chuẩn mực đạo đức từng bước được hình thành. Đặc biệt, một thành tựu nổi bật của nền văn hóa là chúng ta đã phát huy được tính tích cực tự giác của nhân dân tham gia vào các hoạt động văn
hóa, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa”, việc làm này đã tạo nên sự chuyển biến lớn và là cơ sở quan trọng để
văn hóa Việt Nam phát triển đúng hướng và vững chắc trong thời kỳ tới. Sau quá trình xây dựng và phát triển, văn hóa đã trở thành một nội dung quan trọng trong các hoạt động của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể các cấp, từng bước gắn bó chặt chẽ với các nhiệm vụ kinh tế, xã hội. Các giá trị văn hóa ngày càng thể hiện rõ vai trò và tác động tới các lĩnh vực của đời sống.
Hịa cùng bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập thế giới, trong thời gian qua rất nhiều giá trị văn hóa và sản phẩm văn hóa mới đã được hình thành, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Đồng thời các di sản văn hóa dân tộc vẫn thường xuyên được giữ gìn và phát huy, góp phần phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân. Các thể chế văn hóa mới đã khuyến khích đông đảo quần chúng nhân dân tham gia sự nghiệp xây dựng văn hóa trên cả hai mặt sáng tạo và hưởng thụ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong điều kiện quốc tế vô cùng phức tạp hiện nay, toàn Đảng, toàn quân và tồn dân ta ln kiên định xây dựng đất nước dưới ngọn cờ của chủ
nghĩa Mác- Lênin. Nhưng điều đặc biệt và ưu việt nằm ở chỗ, bên cạnh chủ
nghĩa Mác- Lênin, chúng ta vẫn chủ động tiếp thu một cách có chọn lọc
những thành tựu trong tư duy lý luận khác của nhân loại như: Lý luận về Nhà nước pháp quyền, xây dựng kinh tế thị trường… Những lý luận đó đã giúp
chúng ta từng bước xây dựng một chủ thuyết phát triển Việt Nam hiện đại trên cơ sở của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn học nghệ thuật. Về giáo dục, chúng ta đã tiến hành các bước cải cách giáo dục các bậc, đa dạng hóa phương thức đào tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cũng như nâng cao dân trí, học vấn. Chúng ta cũng tích cực tiếp thu nội dung, phương pháp mơ hình cũng như kinh nghiệm tổ chức, quản lý giáo dục của các nước tiên tiến để phát triển nền giáo dục Việt Nam tiến kịp với xu thế của thế giới. Trong những năm gần đây, học sinh Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích cao trong các kỳ thi quốc tế, ở một số khía cạnh nhất định, chúng ta đã có thể “tự tin sánh vai với các cường quốc năm châu” đúng như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cùng với giáo dục, khoa học cũng được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, tiếp thu những thành tựu của khoa học hiện đại vào sản xuất và đời sống, góp phần quan trọng trong tăng trường kinh tế, đồng thời thu nhập của người dân cũng dần được tăng lên. Các nhà khoa học và chuyên gia kỹ thuật nước ta đang từng bước làm chủ công nghệ tiên tiến để áp dụng vào công cuộc xây dựng đất nước. Vấn đề này được thể hiện một cách phong phú và
sinh động trong những thành tựu thuộc rất nhiều lĩnh vực như: Xây dựng, Y
tế, Khoa học vũ trụ….
Hoạt động văn học, nghệ thuật, thơng tin, báo chí được mở rộng, có nhiều thành tựu đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ, nhận thức và khả năng hiểu biết của nhân dân, đáp ứng được nhu cầu khơi phục và giữ gìn các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa, nghệ thuật xưa và nay được chuyển tải đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân trong nước, các loại hình nghệ thuật mới được tiếp thu tạo nên những trào lưu mới, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân.
Giao lưu quốc tế về văn hóa cũng khơng ngừng được mở rộng, việc quảng bá hình ảnh dân tộc và văn hóa Việt Nam ra nước ngoài được chú
trọng, mở ra những triển vọng trong việc đưa Việt Nam trở thành một địa chỉ giao lưu văn hóa có uy tín của khu vực và quốc tế. Đồng thời, thơng qua hợp tác quốc tế, chúng ta thường xuyên có điều kiện tham gia các diễn đàn lớn để trao đổi thơng tin và kinh nghiệm. Việc thể chế hóa các nghị quyết của Đảng được coi trọng, tạo hành lang pháp lý phù hợp và thơng thống cho nhân dân và đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ hoạt động và sáng tạo văn hóa.
Đời sống văn hóa của nhân dân ở các vùng dân tộc thiểu số, ở những vùng gặp khó khăn như miền núi, hải đảo, biên giới đã từng bước được cải thiện, thu hẹp khoảng cách về văn hóa giữa miền núi và đồng bằng.
Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực văn hóa là do đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước đã phù hợp với yêu cầu khách quan của xã
hội, trở thành định hướng đúng đắn cho phát triển đất nước, phát triển đời
sống văn hóa, xã hội, mặt khác đó là do sự tham gia tích cực của nhân dân và những nỗ lực to lớn của các lực lượng văn hóa, đã khắc phục mọi khó khăn, thiếu thốn, bất cập để phấn đấu thực hiện cho được mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến vì hạnh phúc của mỗi cá nhân và cộng đồng.
Bên cạnh những thành tựu đó, nền văn hóa nước ta vẫn cịn bộc lộ một số hạn chế nhất định như:
Về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. So với những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, trước những biến động phong phú của đời sống xã hội, những thành tựu và tiến bộ đạt được trong lĩnh vực văn hóa cịn chưa tương xứng và vững chắc, chưa đủ để có tác động hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống tiếp tục diễn biến phức tạp, có một số mặt đang có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, gây tổn hại không nhỏ đến uy tín của Đảng và Nhà nước, niềm tin của nhân dân. Tại Hội nghị Trung
ương 5 khóa VIII, Đảng ta đã nhận định: “Nghiêm trọng hơn là sự suy thối
cả cán bộ có chức có quyền. Nạn tham nhũng dùng tiền của Nhà nước tiêu xài, phung phí ăn chơi, sa đọa khơng được ngăn cản có hiệu quả”.
Trong lĩnh vực giáo dục, xu hướng thương mại hóa đang thể hiện sức mạnh chưa từng có trong tất cả các khâu, từ việc biên soạn sách giáo khoa cho đến tình trạng dạy thêm tràn lan, cho đến xu hướng mở trường dân lập và trung tâm đào tạo du học quốc tế trở nên phổ biến. Việc tổ chức thi cử, cấp bằng một số nơi, một số thời điểm cịn mang nặng bệnh thành tích. Một thực tế đáng quan tâm khác đó là một bộ phận khơng nhỏ học sinh, sinh viên coi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và xem nhẹ các bộ mơn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn.
Sự phát triển của văn hóa chưa đồng bộ và chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế, thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và nhiệm vụ xây dựng Đảng.
Việc xây dựng và phát triển toàn diện con người Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa tạo ra được sự chuyển biến rõ rệt.
Mơi trường văn hóa cịn bị ơ nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, sự lan tràn của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa mê tín, dị đoan, độc hại, thấp kém, lai căng.
Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, còn thiếu những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Xu hướng “thương mại hóa” chạy theo những thị hiếu trước mắt làm cho chức năng giáo dục tư tưởng và
thẩm mỹ của văn học nghệ thuật bị suy giảm. Trong cuộc đấu tranh giữa các
khuynh hướng trong lý luận- phê bình và sáng tác có những biểu hiện lúng
túng, đặc biệt là trước những tác động ngày càng phức tạp của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa.
Trong lĩnh vực thơng tin đại chúng, còn nhiều sản phẩm chất lượng thấp, chưa kịp thời phát hiện và lý giải những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Báo chí chưa biểu dương đúng những điển hình tiên tiến cũng như thiếu sự phê
phán kịp thời những việc làm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạo đức xã hội. Sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với văn hóa mạng đã dẫn đến thực trạng rất nhiều tín đồ mạng đi đến chỗ tự do vô trách nhiệm, phát biểu bày tỏ ý kiến cá nhân, mang tính “vùi dập” nhiều hơn ý thức xây dựng. Đồng thời, đây cũng là một mảnh đất tốt cho những lực lượng chống đối hoạt động chống phá.
Việc xây dựng thể chế văn hóa, các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách trên lĩnh vực văn hóa đơi khi cịn chậm, gây ra tình trạng lúng túng trong việc xử lý và giải quyết một vấn đề phát sinh.
Đời sống văn hóa cịn nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu ở nhiều vùng nông
thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số chưa
được khắc phục một cách có hiệu quả, khoảng cách về hưởng thụ cũng như trình độ phát triển giữa đồng bằng và miền núi, giữa nơng thơn và thành thị cịn tương đối lớn.
Tóm lại, trong những năm qua, Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác, đều nằm trong xu hướng tồn cầu hóa, tiếp nhận sự tác động mạnh mẽ của xu thế hợp tác. Quá trình giao lưu quốc tế tạo ra những điều kiện thuận lợi để chúng ta tiếp nhận những tri thức cũng như giá trị văn hóa của các nước khác, góp phần làm giàu cho nền văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức cho văn hóa dân tộc. Khơng ít các lĩnh vực văn hóa đang dần bị mai một, các yếu tố văn hóa ngoại lai đang chiếm ưu thế phát triển trong nền văn hóa Việt Nam. Để nền văn hóa Việt Nam ngày càng phát triển, phong phú, thì việc nghiên cứu một cách kỹ lưỡng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa nói chung và tư tưởng khoan dung nói riêng để tìm được con đường đúng đắn nhất là một việc làm vô cùng cần thiết và cấp thiết.