1.3 Khái quát về lễ hội đình Nhật Tân
1.3.2 Nhân vật thờ tự
Phường Nhật Tân là một trong nhiều phường ở khu vực xung quanh hồ Tây thờ đức
thánh Uy Linh Lang (và 6 người em của ngài). Đình Nhật Tân xưa được gọi là đền Nhật
Chiêu, đến triều Khải Định đổi thành Nhật Tân, đây là nơi ghi dấu lần giáng hạ đầu tiên của đức thánh: “Thời Hồng Bàng bà phi của Diệu Đế là Lạc phu nhân khi sinh Uy Linh
Lang thấy một bọc bảy trứng, lấy làm lạ, bỏ lại đó. Sau bảy trứng hóa thành bảy con rồng
bay lên trời. Phu nhân nghe tin cho trồng bảy cây gạo để ghi lại dấu tích. Sắc phong vương tước, gia tặng hai chữ Uy Linh và lập miếu thờ. Bảy cây gạo ở góc phía Tây hồ Tây thuộc địa giới làng Nhật Chiêu” [38, tr.14].
Theo bản thần tích của đình Nhật Tân, đình là nơi thờ “Đại Vương” vốn chính phái họ Hồng Bàng, là tông thứ II của Bách Việt, Ngài là giống Rồng Trưởng Xích Giáp hiệu Uy Linh Lang cùng với 6 em là Bạch Giáp – Hoàng Giáp – Hắc Giáp – Thanh Giáp – Chu
Giáp – Tử Giáp đều tỏ rõ anh linh làm cho dân mạnh, của nhiều thường được phong tặng.
Đến triều Trần Thánh Tông, Ngài đầu thai là con trai của Hồng Hậu Chính Cung Minh Đức, sinh vào giờ Tỵ ngày 2 tháng 2 năm Ất Sửu (1265). Đức thánh Uy Đô Đại Vương Trần Linh Lang (Uy Linh Lang) là người nổi tiếng thơng minh, văn võ song tồn, xa gần đều biết tiếng. Đến thời Trần Nhân Tông, giặc Nguyên Mông đem 40 vạn quân, do tướng giặc là Toa Đô cầm đầu tiến đánh nước ta.
Trước cảnh nước mất, nhà tan, Ngài dâng biểu, xin vua cha được đi đánh giặc và viết bài hịch truyền kêu gọi, được nhân dân nô nức hưởng ứng. Ngài thành lập đội quân xưng là “Thiên tử quân”, tiến đánh quân Nguyên và đại thắng. Giặc tan, nhà Vua gia
phong cho Ngài là Dâm Đàm Đại Vương (Đại Vương Hồ Tây). Lúc đó ngài vừa trịn 36
tuổi, vào giờ Ngọ ngày mùng 8 tháng 8 năm Canh Tý (1300) Ngài không bệnh mà qua đời. Vua và Hoàng hậu thương tiếc cho xây đền tại chỗ Ngài mất để nhân dân hương khói phụng thờ và gọi là đền Nhật Chiêu, sắc phong là Hiển Minh Đức.
Đến thời Trần Nghệ Tơng, do có cơng ngầm giúp cho khúc đê Yên Hoa khỏi vỡ nên Ngài được gia phong mỹ tự là: Dực Chính Hiển Ứng Phu Hưu Đại Vương; sáu người em của ngài cũng được phong: Bạch Giáp Chu Ma Đại Vương, Hoàng Giáp Minh Khiết Đại Vương, Hắc Giáp Hoằng Liệt Đại Vương, Thanh Giáp Đông Nga Đại Vương, Chu Giáp Vương Ba Đại Vương, Tử Giáp Đông Đầu Đại Vương, linh thiêng ngày càng tỏ rõ, các triều đều phong tặng.
Qua bản thần tích này, có thể thấy rằng Uy Linh Lang là hình ảnh một nhân vật có cơng đánh giặc cứu nước nhưng cũng mang dấu vết của thần linh và việc phụng thờ ngài ở Nhật Tân chính là sự phụng thờ thủy thần của cư dân vùng ven sơng nước, cụ thể hơn thì đó là sự phụng thờ một thần linh trị thủy. Theo thần tích thì ngài là thần hồ Tây (Dâm Đàm
đại vương) đồng thời cũng là một vị thần hộ đê của cả khu vực này: “Đến thời Trần Nghệ
Tông, ông lại ngầm giúp khúc đê Yên Hoa khỏi vỡ” - khúc đê Yên Hoa chính là đê Yên
Phụ ngày nay. Nhật Tân nằm trong khu vực đất cao (từ quá Chèm xuôi theo dịng sơng Hồng xuống gần Yên Phụ), nó như nằm trên đỉnh của một sóng đất/ gờ đất cao ven sơng, nên lẽ ra không phải chịu ảnh hưởng của lũ lụt, nhưng do sông Hồng khi chạy về tới khu vực này lại có một khúc uốn, khúc uốn này đã làm cho dịng chảy khơng đổ được vào hồ Tây mà lại ập thẳng vào đê, nên đến mùa nước to thì nguy cơ vỡ đê là một thực tế mà người dân ở đây từ bao đời phải đối diện. Có thể do xuất phát từ thực tế ấy, mà người dân Nhật Tân và những người dân ở khu vực lân cận cùng nằm trong sự “che chở” của đê Yên Phụ (như Yên Phụ, Quảng Bá, Tây Hồ, Thụy Khuê…) đã thờ Uy Linh Lang để mong nhận được sự bảo vệ của ngài trong những mùa nước sông Hồng lên cao.
Trong một cơng trình nghiên cứu của Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam nói rằng, có thể tìm thấy trong những ghi chép về đền Uy Linh Lang đại vương trong Thăng Long cổ
tích khảo tịnh hội đồ, như sau:
Ở phường Yên Phụ, huyện Vĩnh Thuận, phía Bắc hồ Trúc Bạch dựa lưng vào La Thành, phía trước đối diện sơng Nhị Hà. Xưa truyền rằng là nơi phụng thờ thủy thần Uy Linh Lang đại vương. Vương cùng 6 người đệ tử chia ra làm phúc thần ở các vùng Nhật Chiêu, Quảng Bố, Tây Hồ, Yên Phụ. Vào đời Vĩnh Thọ nhà Lê, nước sơng Nhị Hà dâng lên xói vào phường n Phụ, quan qn khơng trị được, bèn đến cầu đảo thần, nước lập tức rút đi. Từ đó về sau, hàng năm cấp cho 30 quan lấy từ thuế hồ để hương khói thờ phụng [40].
Có lẽ từ cơng trạng đó mà ngài đã được vua phong là “Hộ Đê đại vương” và cũng có thể đây chỉ là một lời truyền ngơn phản ánh nguyện vọng của dân gian vì thần được vua sắc phong tức là đã được nhà nước thừa nhận và lúc này, việc làng thờ thần khơng cịn là việc riêng của làng nữa mà làng đang trong tư cách thay mặt nhà nước thờ thần, thỏa mãn tâm lý “sống ở làng, sang ở nước” của người nơng dân Việt xưa. Thêm vào đó, chức năng “hộ đê” của ngài đã được dân gian thừa nhận qua rất nhiều lần cầu đảo thần mà được ứng
nghiệm, vì theo những ghi chép trên thì sau khi nước sơng dâng cao, “quan quân không trị được” mới “đến cầu đảo thần” [14, tr.34].
Như vậy, có thể thấy trong tâm thức của người dân Nhật Tân, đức thánh Uy Linh Lang là một vị thánh tài giỏi, có cơng đánh giặc cứu nước, cũng đồng thời là một vị thủy thần linh thiêng, luôn phù trợ, che chở cho dân làng tránh khỏi họa hại thiên tai, lũ lụt.