3.1 Một số biến đổi trong lễ hội truyền thống đình Nhật Tân
3.1.4 Trò chơi dân gian
Cùng với sự biến đổi về lễ nghi ở hội, các trò chơi, trò diễn trong lễ hội cũng được biến đổi theo tính chất văn hóa của thời đại. Hội đình xưa có rất
nhiều trị chơi mang tính đấu trí, đua tài thi khéo như: thi thả diều, thả chim
bồ câu, chọi gà, đánh cờ bỏi, tổ tôm điếm, đánh cờ người, múa sư tử, múa
rồng… Mỗi khi hội làng mở ra, hầu như mọi nhà đều đóng cửa đi dự hội.
“Hội đình thu hút khơng chỉ đàn ông hay lớp trai trẻ mà hầu hết tất cả dân
làng: đàn ông, đàn bà, già trẻ, gái trai, kể cả các em nhỏ… Các bà già, các chị
trung niên đi xem cũng hò hét, cổ vũ cuồng nhiệt. Trẻ nhỏ cũng nhảy múa
theo múa rồng, múa sư tử. Các cụ già vượt qua tuổi “cổ lai hy” vẫn hăng hái vào cuộc thi và tham gia biểu diễn” [38, tr.25].
Nhưng ở thời điểm hiện nay, lễ hội đình Nhật Tân chỉ cịn giữ lại được
rất ít trị xưa đó là đánh cờ người, múa rồng. Vì thời gian tổ chức lễ hội bị
gián đoạn quá lâu, nên các trò chơi dân gian đã bị thất truyền khá nhiều, khơng cịn người nhớ được cách chơi các trị chơi khó như tổ tôm điếm, đánh cờ bỏi. Thêm nữa là không gian của lễ hội ngày nay đã bị thu hẹp hơn trước, do q trình đơ thị hóa nhanh chóng đã lấn át khơng gian truyền thống, người đi hội khơng cịn có được cơ hội tham gia, thưởng thức các trò thi thả diều
hay thả chim bồ câu. Hoặc do trò chơi đã biến tướng, khơng cịn giữ được ý nghĩa giải trí lành mạnh thì cũng bị loại bỏ. “Trước có chọi gà nhưng về sau
thấy có biểu hiện biến tướng quá, nên ban tổ chức cho dừng luôn, không để
ảnh hưởng đến uy tín của đình” - anh Nguyễn Xuân Trường, Phó chủ tịch
UBND phường Nhật Tân.
Thay vào các trò chơi đã mất, lễ hội ngày nay xuất hiện trò chơi khác như kéo co, đập niêu và các chương trình biểu diễn nghệ thuật khác như hát quan họ, diễn xướng chầu văn… Việc mất đi các trị chơi truyền thống có thể lý giải là do nó thiếu sự hấp dẫn, khơng cịn phù hợp với đời sống đương đại, nó trở nên xa lạ đối với những lớp trẻ, lớp người kế cận, hoặc có thể do nhiều năm không được tổ chức nên người dân cũng khơng tha thiết tìm hiểu trị chơi cũ nữa.
Khi được hỏi về mong muốn, nhu cầu của người dân về việc có muốn thêm các trò chơi mới hay các trò chơi dân gian vào lễ hội khơng, thì hầu như
mọi người đều cho rằng “giữ nguyên truyền thống như bây giờ là được rồi,
hoặc chỉ thêm một vài trị chơi dân gian thơi” - cô Trần Thị Tuyết, 46 tuổi,
Cụm 2, phường Nhật Tân.
Như vậy, việc xuất hiện, tồn tại và xu hướng phục hồi các trò chơi, trò diễn phần lớn xuất phát từ nhu cầu của người dân trong thời hiện đại, nhưng cũng một phần do ý thức tổ chức, quản lý của những người trong vai trò điều hành và quản lý lễ hội.