2.2 Tác động của lễ hội đình Nhật Tân đối với đời sống văn hóa cư dân
2.2.4 Thúc đẩy các hoạt động văn hóa
Xuất phát từ những thuần phong mỹ tục, những nét đẹp văn hóa truyền thống về tinh thần đồn kết, lòng nhân ái, hướng tới các giá trị chân – thiện – mỹ chứa đựng trong lễ hội, các hoạt động, phong trào văn hóa đã được địa phương thường xuyên triển khai xây dựng và đạt được nhiều kết quả tốt.
* Xây dựng phong trào gia đình văn hóa, nếp sống văn minh
Trong những năm qua, phường Nhật Tân luôn phấn đấu trở thành một phường văn hóa và đã có rất nhiều phong trào được tuyên truyền, triển khai thực hiện như: “Gia đình
đẹp”,“Xây dựng nhà trường Văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch”, “Góp phần xây dựng phường Văn hóa”, "Gia đình khơng khói thuốc", “Tổ dân phố khơng rác”, “Tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”…
Các phong trào này, khi được triển khai đều nhận được sự hưởng ứng, thực hiện nghiêm túc của nhân dân trong địa bàn phường. Từ đó, dần hình thành cho cư dân trong địa bàn phường một nếp sống mới văn minh, ý thức về mơi trường sống văn hóa. Một mơi trường sống văn hóa lành mạnh, sẽ góp phần hồn thiện nhân cách cho các cá nhân, giúp họ có tiêu chí để điều chỉnh lối sống và hành vi ứng xử của mình. Một tập thể có văn hóa sẽ tạo nên một cộng đồng, xã hội phát triển.
* Hoạt động khuyến học
Giải thưởng Linh Lang trong lễ hội đình Nhật Tân ra đời xuất phát từ nhu cầu khuyến học, khuyến tài, nâng cao chất lượng và trình độ học tập của nhân dân địa phương. Đồng thời giải thưởng này cũng là động lực để thúc đẩy phong trào học tập trên địa bàn phường phát triển sâu rộng hơn, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Với các phong trào “Xây dựng xã hội học tập”; “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ khuyến học”, “Tổ dân phố
khuyến học”, “Hợp tác xã khuyến tài” đã tạo khơng khí thi đua từ mỗi gia
đình, tổ dân phố, cơ quan; có 3/3 chi hội khuyến học thuộc hệ thống trường cơng lập; 8/8 khu dân cư có chi hội khuyến học; 35/35 tổ dân phố xây dựng được quỹ khuyến học của tổ, để tạo đà và hình thành chi hội khuyến học theo mơ hình “Tổ dân phố khuyến học”; 6/9 dòng tộc trên địa bàn có chi hội khuyến học của dịng họ (Đỗ, Chu, Trần, Nguyễn Đình, Nguyễn Văn, Vũ) các
dòng tộc (Nguyễn Đăng, họ Bùi đang trong quá trình vận động thành lập).
Công tác khuyến học, khuyến tài đã phát huy tác dụng được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đặc biệt từ năm 2008 đến nay phường Nhật Tân đã duy trì nội dung đăng ký, bình xét gia đình hiếu học gắn với đăng ký. Duy trì trao giải Linh Lang từ năm 2002 đến nay, trong các năm 2011, 2012, 2013, và đầu
năm 2014 hội khuyến học đã tham mưu cho UBND – hội đồng Thi đua khen thưởng trao phần thưởng và vinh danh cho 24 gia đình có 02 con thi đỗ đại học, 42 giáo viên có thành tích xuất sắc trong giảng dạy, 126 học sinh giỏi, 17 công dân ưu tú đạt thành tích xuất xắc trong lao động sản xuất, học tập; 180 học sinh thi đỗ vào các trường Đại học; 85 gia đình làm kinh tế giỏi; bên cạnh đó các chi hội khuyến học, dịng họ duy trì trao thưởng cho các cháu đạt thành tích trong học tập, thi đỗ Đại học và trao học bổng cho học sinh vượt khó; năm 2014 phường đã ban hành Quy chế trao giải Linh Lang, trong đó bổ sung thêm tiêu chí khen thưởng đối với các tập thể; từ năm 2012 đến nay hội Khuyến học đã tham mưu và tổ chức thực hiện tốt “Tuần lễ học tập suốt đời”.
* Hoạt động xã hội từ thiện
Đối với các hộ cận nghèo, hộ khó khăn, thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy, được sự phối hợp chặt chẽ của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, UBND phường luôn quan tâm thăm hỏi tặng quà trong dịp lễ, tết là 6107 lượt người trị giá 1. 279.600 đồng; trợ giúp hàng trăm nghìn cây giống, hơn 1580 ngày công, cho vay hàng trăm triệu đồng vốn không lấy lãi; 100% người cao tuổi ốm đau được thăm hỏi tặng quà, phúng viếng khi qua đời; 100% các cháu có hồn cảnh khó khăn được trợ cấp thường xuyên từ 150.000đ – 200.000đ/tháng. Ban chỉ đạo quỹ vì người nghèo đã phát huy có hiệu quả vai trị quản lý và điều hành quỹ nuôi dưỡng thường xuyên con hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hồn cảnh khó khăn là 53 lượt với tổng số tiền là 46,2 triệu đồng; tặng quà, trong Tết Nguyên đán, ngày lễ của dân tộc là 217 xuất, với số tiền là 105 triệu đồng; hỗ trợ gạo hàng tháng là 385 kg trị giá 5.005.000 đồng; Hỗ trợ mai táng cho 2 hộ là 6.000.000 đồng; hỗ trợ xây dựng 1 nhà đại đoàn kết. Bên cạnh các hoạt động của phường, Ban vận động, các tổ dân phố thường xuyên thăm hỏi, động viên 596 trường hợp có hồn cảnh khó khăn với số tiền là 83,9 triệu đồng…
Các hoạt động văn hóa ở địa phương được duy trì thực hiện trong những năm qua ở phường Nhật Tân đã đem lại các kết quả đáng mừng, đó là: Kinh tế tiếp tục được tăng trưởng ổn định; đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, phường khơng cịn hộ nghèo; an ninh được giữ vững; bộ mặt đô thị, cảnh quan môi trường ngày càng được
khang trang, sạch đẹp; các thiết chế văn hóa, hạ tầng đơ thị, hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư và củng cố phục vụ tốt đời sống dân sinh. Các quy định về nếp sống văn minh nơi công cộng được thực hiện tốt, ý thức bảo vệ mơi trường đã có chuyển biến tốt; công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập đã phát huy tác dụng trong cộng đồng, số học sinh giỏi, học sinh thi đỗ Đại học năm sau cao hơn năm trước. Các hộ gia đình đã có sự quan tâm, giúp đỡ nhau trong cuộc sống thường ngày; trong gia đình đã có sự bình đẳng, quan tâm lẫn nhau, không để xảy ra các vụ bạo lực nghiêm trọng và từng bước phát huy giá trị đạo đức truyền thống, nét đẹp văn hóa của người Hà Nội.
* Giáo dục và trao truyền văn hóa
GS.TS. Ngơ Đức Thịnh đã từng nói: “Lễ hội là một cuốn sách sống động về lịch sử và Tôi không hiểu rằng văn hóa cổ truyền của chúng ta sẽ được truyền lại thế hệ sau thế nào nếu khơng có lễ hội truyền thống” [9, tr.158].
Trong quá khứ, khi mà sách vở và trường học chưa phổ biến, song
người dân vẫn hiểu được lịch sử của cha ông một phần nhờ vào các lễ hội dân gian. Khi đến tham dự lễ hội, người ta biết chỗ này thờ ai, lai lịch của vị thần
được thờ như thế nào, công trạng của họ ra sao, họ đã làm được gì cho quê
hương, đất nước?
Hiện nay, việc giáo dục truyền thống văn hóa cho các thế hệ trẻ ở
phường Nhật Tân không chỉ được quan tâm, thực hiện ở trong trường học, mà cịn trực tiếp thơng qua các hoạt động văn hóa cụ thể khác, đặc biệt là thông
qua lễ hội truyền thống của địa phương. Lễ hội có thể nói là một hình thức
giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy
những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng qua
việc kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trị chơi đua tài, giải trí. Những sự
kiện, những nhân vật lịch sử, nguồn gốc, phong tục của quê hương… trở nên dễ thuyết phục và sinh động hơn dưới những bằng cứ mà người ta có thể nhìn thấy từ những bài văn tế, truyền thuyết về các vị thần, những kiêng kỵ trong nghi lễ, những tích hợp về tơn giáo, tín ngưỡng trong lễ hội truyền thống.
Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hoá dân tộc, mà
cịn là mơi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hoá dân tộc ấy.
Quả thật vậy, cuộc sống nơi phố phường, thị thành bận rộn với những lo
toan kiếm sống mưu sinh, người ta khơng có nhiều thời gian để quan tâm, chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, cùng ơn lại những truyền thống văn hóa
mà cha ơng đã tạo dựng. Chỉ đến khi lễ hội diễn ra, tất cả dân làng mới có
dịp cùng nhau tụ họp, gặp gỡ. Các cụ ông, cụ bà là những “nhân chứng sống” sẽ kể lại cho con cháu nghe về lịch sử của quê hương với những thuần phong mỹ tục, sẽ trực tiếp chỉ bảo cho con, cháu các công việc cần làm khi đến hội làng ra sao. Những người đi trước có kinh nghiệm trong việc tham gia các nghi thức hội sẽ truyền dạy cho lớp kế cận cách thực hành và tuần tự
diễn trình trong lễ hội như thế nào, những con số, biểu tượng và ý nghĩa
nhân văn ẩn sau đó. Dạy cho con cháu phải biết trân quý những giá trị văn
hóa tốt đẹp mà cha ơng đã để lại.
Nếu như khơng có nghi lễ và hội hè thì có lẽ các điệu múa sênh tiền,
con đĩ đánh bồng, múa rồng, múa lân; các hình thức sân khấu chèo, hát văn, …; các trò chơi: đánh cờ người, kéo co, chọi gà,… sẽ khó mà ra đời và duy trì được trong lịng người dân suốt hàng trăm năm qua.
Hội đình Nhật Tân, năm này qua năm khác, cùng với những sinh hoạt
văn hóa như một bảo tàng sống được thấm sâu vào tâm trí và ký ức của mỗi
người dân từ già đến trẻ, thế hệ này truyền cho thế hệ kia. Cứ như vậy, những
bài học sinh động về lịch sử về quê hương, đất nước, về tinh thần đồn kết,
u thương gắn bó với gia đình, làng xóm, tấm lịng bao dung, nhân ái, độ lượng, những nếp sống, phong tục, văn hóa của cộng đồng đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc, tự nhiên và thấm thía. Điều này càng quan trọng hơn trong điều kiện xã hội cơng nghiệp hố, hiện đại hố và tồn cầu hoá hiện nay, khi mà sự nghiệp bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hoá truyền
thống dân tộc trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, thì làng xã và lễ hội cổ truyền Việt Nam lại gánh thêm một phần trách nhiệm là nơi gìn giữ, trao truyền và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.