Mối quan hệ giữa thực hành hoạt động lễ hội với đời sống văn hóa

Một phần của tài liệu Lễ hội đình Nhật Tân trong đời sống văn hóa của cư dân phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội (Trang 43 - 44)

Đời sống văn hóa ở đây được hiểu trong khn khổ từ góc độ trải nghiệm của con người tham gia thực hành tín ngưỡng, hoạt động lễ hội, đó là một đời sống mang tính cộng đồng, mạng lưới xã hội, tín ngưỡng tơn giáo, một đời sống duy trì những thuần phong mỹ tục của văn hóa truyền thống. Tác động của thực hành tín ngưỡng và hoạt động lễ hội đến đời sống của người dân phường Nhật Tân được thể hiện trong nhiều khía cạnh khác nhau, góp phần tạo nên nền tảng của một lối sống tốt đẹp, hướng tới cái thiện.

Tham gia vào hành động nghi lễ, lễ hội, các cá nhân cũng bị chi phối và bị tác động

bởi cộng đồng. Các Ông Hiệu, Tổng cờ, Tổng trống, hay Trưởng quan tế nam, Trưởng quan tế nữ… ngồi những “lộc” được hưởng về mặt tâm linh thì uy tín, vị thế trong cộng đồng làng xã cũng được nâng cao. Trước đây, không chỉ là được ngồi mâm trên trong cơng việc đình làng mà những danh hiệu như “Ông Hiệu” sau khi kết thúc lễ hội có khi vẫn được dành để gọi cho cá nhân đó. Điều đó chứng tỏ những người trực tiếp thực hiện nghi lễ và hoạt động lễ hội, ngoài việc tâm linh, họ có thể đạt được sự thừa nhận của xã hội.

Các cá nhân hoặc nhóm người tham gia vào hoạt động tín ngưỡng, lễ hội mang tính cộng đồng, thờ cúng các vị thần, thành hoàng làng, một mặt là sự tự nguyện, mặt khác là nghĩa vụ, trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội mà mỗi thành viên phải tham gia. Tham gia vào các sinh hoạt nghi lễ, hoạt động lễ hội, con người có thể giao cảm với thế giới siêu nhiên, thần linh, tổ tiên, ông bà, cầu mong những điều tốt đẹp cho đời sống hàng ngày. Việc tham gia vào các hoạt động tế lễ, rước, trò chơi, diễn xướng dân gian, liên hoan văn nghệ cũng tạo nên sự gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng. Đó khơng chỉ là sự hịa mình vào cộng đồng mà cịn có ý nghĩa tâm linh, mong muốn được thần linh phù trợ.

Bên cạnh đó, việc thực hành tín ngưỡng và hoạt động lễ hội giúp cho người dân Nhật Tân duy trì một lối sống truyền thống tốt đẹp, tơn kính tổ tiên, ơng bà, cha mẹ, góp phần hiểu biết những phong tục tập quán của quê hương mình và tự hào với những truyền thống tốt đẹp ấy.

Khơng chỉ có vậy, tham gia vào hoạt động lễ hội con người luôn vươn tới những điều cao cả, những biểu tượng của cái thiêng. Trong không gian linh thiêng của lễ hội, dân làng ai cũng phải cúi mình trước đấng thần linh xin thánh thần phù hộ độ trì cho sức khỏe, đời sống, công việc làm ăn. Trước thần linh, mọi người đều bình đẳng. Điều này thực sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội đương đại, khi con người có sự phân biệt sâu sắc giữa người giàu và người nghèo, giữa những người có địa vị, quyền lợi với những người dân thường.

Một phần của tài liệu Lễ hội đình Nhật Tân trong đời sống văn hóa của cư dân phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)