2.2 Tác động của lễ hội đình Nhật Tân đối với đời sống văn hóa cư dân
2.2.2 Củng cố hệ thống giá trị văn hóa truyền thống
* Tác động đến quan hệ gắn kết trong cộng đồng
Lễ hội đình Nhật Tân phản ánh tinh thần cộng đồng rất cao, thông qua các hoạt động cùng làm, cùng ăn chung, uống chung, cùng vui chơi, thưởng thức giá trị văn hóa của lễ hội làm cho mỗi cá nhân nhận thức được mình là một thành viên của cộng đồng, một đứa con trong đại gia đình làng xã. “Dân
ở đây họ đồn kết lắm, cứ những dịp công to việc lớn, đặc biệt là vào lễ hội như này, họ đều đến giúp chuẩn bị từ sớm. Người thì lo việc hậu cần, ăn
uống, người lo việc quét dọn vệ sinh, người lo đi treo cờ…Năm tổ chức lễ hội lớn cũng chẳng kêu gọi đóng góp đâu, dân họ chỉ cần nghe nói ở đình sắp có việc là tự đến công đức, người có nhiều thì cơng đức nhiều, người có ít thì cơng đức ít. Có người bán hàng hoa tươi cịn nhận lo tất cả việc mua sắm,
trang trí các lẵng hoa cho đình.” - Ơng Nguyễn Văn Cơng, 64 tuổi, thủ từ đình Nhật Tân.
Lễ hội diễn ra là dịp để người dân Nhật Tân nhìn lại và tự hào, tơn vinh sự đồn kết, gắn bó của cả cộng đồng, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để có được những thành quả nhất định. Là dịp những người con xa quê hương, trở về để gặp gỡ người thân, bạn bè sau những tháng ngày xa cách. Theo như ông
Trần Văn Thành, 75 tuổi, tộc trưởng họ Trần chia sẻ:“Người dân ở đây vẫn
giữ được cái nếp là cứ đến ngày 10 tháng hai chính hội thì họ về từ ngày mùng 9. Các cháu mà đi làm ăn xa, đến dịp hội làng là đều cố gắng sắp xếp
thời gian để về lên đình dự hội với gia đình, dịng họ”.
Giữa phố phường, đơ thị với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, con người ngày càng thiếu đi những hoạt động tập thể. Cơ hội để giao tiếp, trao đổi trong một hoạt động chung giữa bố mẹ với con cái, giữa anh em với bạn bè, giữa người thân với họ hàng ngày càng ít đi. Nếu khơng có lễ hội
thì chúng ta sẽ khó mà bắt gặp được hình ảnh người người, nhà nhà, từ già đến trẻ cùng đoàn kết, hiệp lực chung tay góp sức cho một tập thể. Vì vậy lễ hội đình Nhật Tân với niềm tin thiêng liêng đã tạo nên sự gắn bó mà người ta
đang thiếu. Lễ hội là dịp để các gia đình, dịng họ có chung một mối quan
tâm, đồng cảm, thể hiện sự gắn kết giữa các cá nhân thông qua việc cùng nhau họp mặt, cử ra các đại diện cho dòng họ trực tiếp tham gia vào hoạt động lễ hội, phân công người sắm sửa lễ vật và cùng nhau ra đình dâng lễ lên thành hồng.
Q trình từ làng lên phố đã dẫn đến sự thay đổi về thành phần dân cư trong cộng đồng làng xã. Phường Nhật Tân hơm nay ngồi dân chính cư cịn có rất nhiều dân ngụ cư, họ từ nhiều vùng quê với những văn hóa khác nhau đến đây để sinh sống, lập nghiệp. Lễ hội đình diễn ra cũng là dịp để họ hịa nhập văn hóa, có cơ hội gắn kết với cộng đồng cư dân bản địa và dần trở thành một phần không thể thiếu trong cộng đồng ấy. Vào dịp lễ hội, người ta khó mà phân biệt được đâu là “dân gốc” Nhật Tân, đâu là dân “nhập cư”. Bởi trong cái khơng khí thiêng liêng của ngày hội, ai ai cũng thể hiện sự thành kính đối với các bậc tiền nhân, sự hồ hởi, nhiệt tình, tinh thần đồn kết, nhân ái đối với bà con làng xóm, thơng qua những cuộc trị chuyện, hỏi han, quan tâm các cụ già, em nhỏ. Những câu chúc tụng mong cầu cho người kia một năm mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Như vậy, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng được gìn giữ đã có tác động
khơng chỉ đối với cư dân bản địa mà cịn có ảnh hưởng lan tỏa, tích cực đến
cả những thành phần dân cư mới.
* Là biểu tượng trực quan gợi nhớ lịch sử, hướng về cội nguồn
Nhà sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian Toan Ánh, tác giả của những cơng trình nổi tiếng về Hội hè đình đám, Nếp cũ, Phong tục Việt Nam,… đã từng nhận xét:
Trong hội thường có nhiều trị vui gọi là bách hí. Tuy nhiên, để dân chúng mua vui, nhưng mục đích của hội hè đình đám khơng phải chỉ có thế, và mua vui cho dân chúng cũng khơng phải mục đích đầu tiên của hội hè. Có thể nói được rằng mục đích đầu tiên của hội hè đình đám là để dân làng bày tỏ lịng thành kính và biết ơn với Đức Thành hồng, Thần linh coi sóc, che chở cho dân làng” [44, tr.7].
Việc tổ chức lễ hội đình gợi lại lịch sử xây dựng, hình thành quê hương Nhật Tân một cách sống động, lễ hội còn là dịp để dân làng tưởng nhớ công lao của đức thánh Uy Linh Lang, người có cơng dẹp giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Ngài đã trở thành vị thành hoàng làng linh thiêng bảo trợ cho cuộc sống của dân làng được bình n, no ấm, là vị thần có sức mạnh siêu nhiên phù hộ cho không chỉ dân làng Nhật Tân mà cả những làng xung quanh tránh khỏi họa
hại thiên tai. “Ngày xưa quanh đây có làng Nhật Tân thờ Ngài thơi, đến năm
đó lũ lụt, đê Yên Hoa là đê Yên Phụ bây giờ đấy gần vỡ, dân làng ấy sợ quá
mới mang đồ đến lễ Ngài ở đây cầu khấn, xin Ngài phù hộ. Thế mà về cái đê đấy không bị vỡ thật. Sau đó họ mới sang xin được thờ phụng Ngài ở làng, nhưng ở bên Yên Phụ chỉ thờ Đại vương là chính và hai người em của Ngài thôi” - anh Nguyễn Xuân Trường, Phó chủ tịch UBND phường Nhật Tân.
Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn. Đó là nguồn cội tự
nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là một bộ phận hữu cơ;
nguồn cội cộng đồng như dân tộc, đất nước, xóm làng, tổ tiên,… Hơn thế nữa, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” đã trở thành tâm thức của con người Việt Nam và như trong câu đối nhà thờ họ Đỗ ở Nhật Tân vẫn còn ghi: “Khổ công học tập nên sự nghiệp, tự hào nguồn gốc ắt hiển vinh”.
Nhớ về cội nguồn, những người con Nhật Tân cũng không quên ghi nhớ công ơn to lớn của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những liệt sĩ trẻ đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương Nhật Tân. Cứ
mỗi dịp lễ hội, dân làng Nhật Tân đều sửa soạn dâng nén hương thơm, mâm hoa quả ngọt, tâm niệm thành kính trước anh linh của những người đã mất.