3.3 Vấn đề bảo tồn và phát huy lễ hội trong đời sống đương đại
3.3.1 Giải pháp về chính sách
Có thể nói rằng, chính sách là một tiền đề tạo thuận lợi cho công cuộc bảo tồn và phát triển các giá trị của di tích, lễ hội truyền thống. Thực thi những chính sách nhằm bảo tồn và phát triển các giá trị của di tích, lễ hội sẽ
đảm bảo được hai yêu cầu: thứ nhất là phù hợp với chủ trương định hướng
của Đảng và chính quyền, thứ hai là hợp lịng dân.
Cơng việc này khá phức tạp, đòi hỏi sự nhận thức đồng bộ của các cấp lãnh đạo, ban ngành đoàn thể trong xã hội. Để làm tốt vấn đề này, cần xây dựng hệ thống tiêu chí theo hướng giữ gìn – phát triển văn hóa truyền thống, xác định các giá trị cần ưu tiên, bảo tồn phát triển. Các tiêu chí này cần được đánh giá thẩm định bởi các nhà chuyên môn, các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền (các cấp) của địa phương. Bên cạnh đó, nó phải được thể hiện công khai trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng bộ thành phố và trong báo cáo hàng năm của Hội đồng nhân dân các cấp từ thành phố, quận tới phường.
Trong thực tế hiện nay, di tích và lễ hội truyền thống đình Nhật Tân
được nâng cấp hoặc phát triển nhờ vào sự đóng góp cơng sức, tiền của của
cộng đồng và các thành phần trong xã hội. Chính vì thế, ở góc độ quản lý Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích người dân cũng như các tổ chức
xã hội (trong và ngoài nước) tham gia các hoạt động văn hóa, tài trợ cho văn hóa. Tạo hành lang pháp lý, giảm thuế thu nhập cho các cá nhân, các doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng, trùng tu di tích và tổ chức lễ hội.
Di tích và lễ hội đình Nhật Tân có nhiều tiềm năng để kết hợp với du lịch. Du lịch có thể được xem như một cứu cánh của văn hóa, sẽ mang lại một
nguồn kinh phí khơng nhỏ và thường xun cho việc tơn tạo di tích, bảo tồn
và phát triển lễ hội. Việc xây dựng chính sách bảo tồn – phát triển di tích và lễ hội gắn liền với chiến lược phát triển của du lịch văn hóa sinh thái, cũng
chính là động lực cho sự phát triển bền vững trong văn hóa, kinh tế ở địa
phương. Tuy nhiên, không phải ở đâu và lúc nào du lịch cũng có thể đảm
nhiệm tốt vai trò hỗ trợ phát triển văn hóa, đặc biệt khi phát triển du lịch khơng có định hướng. Nếu khơng dự báo kịp thời, chưa có sự quan tâm đúng mức, đầu tư đồng bộ và thiếu tính tốn khoa học có thể dẫn đến phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa vốn có của các di tích.
Vì thế trước tiên cần phải sưu tầm những nét đặc sắc của lễ hội, bổ
sung thêm một số trò chơi dân gian truyền thống làm cho lễ hội phong phú,
hấp dẫn hơn. Sưu tầm các khu/ điểm du lịch tiêu biểu ở địa phương, kết hợp với các cấp quản lý văn hóa nghiên cứu mơ hình du lịch phù hợp, hướng đến xây dựng đình Nhật Tân như một điểm đến của các tour du lịch khu vực Hồ Tây. Đưa ra các chính sách, điều khoản đóng góp, hỗ trợ rõ ràng giữa đơn vị
du lịch với địa phương. Đồng thời quảng bá hình ảnh, tour du lịch trên các
trang Web du lịch hoặc các sách hướng dẫn du lịch.