2.3 Đánh giá ảnh hưởng của lễ hội đình Nhật Tân
2.3.1 Mặt tích cực
* Đáp ứng nhu cầu tâm linh
Qua quá trình khảo sát thực tế tại địa phương, theo những số liệu điều tra và phỏng vấn sâu cho thấy, lễ hội đình Nhật Tân hiện nay là sự sáng tạo văn hóa từ truyền thống, kết hợp với sự “sáng tạo truyền thống” từ đương đại, chứ không chỉ là truyền thống lặp đi lặp lại, phù hợp với nhu cầu của thời đại.
Đến với lễ hội, tinh thần của người dân được thoải mái, thanh thản, giảm bớt căng thẳng trong đời sống là một trong những yếu tố quan trọng
của lễ hội. “Lễ hội đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân, bởi vì xã hội
càng phát triển thì nhu cầu tâm càng nhiều hơn. Khi người ta mệt mỏi,
người ta cần chỗ dựa tinh thần, đến đây được hỉ xả thì người ta sẽ hay đến
thôi. Lễ hội trên đất nước Việt Nam này, ở đâu cũng vậy, đều đóng một vai
trị quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân. Dân mình lại là dân
Á Đơng, là dân thờ cúng chứ không phải như phương Tây nên bắt buộc phải
có sinh hoạt văn hóa tâm linh”. Anh Nguyễn Thăng Long, 49 tuổi, người
dân phường Nhật Tân.
Người Việt Nam ln coi trọng cái “tâm”, vì tâm được an thì tinh thần cũng thoải mái. Cái tâm liên hệ mật thiết với vấn đề niềm tin, coi việc có tâm cịn hơn là vấn đề vật chất, hay những biểu hiện bên ngồi. Đó cũng là lịng thành đối với những việc tâm linh, khi thực hiện nghi lễ, tham gia lễ hội.
“Niềm tin đối với vị thần là một thứ khó nói, với những người tin thì người ta
khơng ai tự dưng mất thời gian đi làm cái việc mà người ta cho là khơng có gì
đâu”. Anh Phạm Đình Trung, 35 tuổi, người dân phường Nhật Tân.
Đa số những người được hỏi đều cho rằng tham gia thực hành nghi lễ, hoạt động lễ hội khiến họ thấy lịng được an. “Đi lễ ở đình để cầu mong các
vị thánh thần che chở, phù hộ. Việc làm ăn thì khơng phải lúc nào cũng thuận, lúc nào cũng may mắn nhưng cái được nhất là tâm của mình an”. Chị
Trần Thị Tuyết, 46 tuổi, người dân phường Nhật Tân.
Từ những nhu cầu thực tiễn của cư dân bản địa đã chứng tỏ vai trò của lễ hội truyền thống không chỉ đơn giản là đáp ứng nhu cầu giải trí về mặt tinh thần lẫn vật chất, mà cịn cao hơn nữa đó là việc giải tỏa về mặt tâm linh cho mỗi con người và cùng với họ là cả gia đình, vì khơng ai đi lễ mà lại chỉ kêu cầu cho riêng bản thân mình. Sự cân bằng tâm lý, giảm bớt sự căng thẳng
trong cuộc sống, để tạo ra sự ổn định cho mỗi con người là một yếu tố tích
cực của lễ hội đình Nhật Tân.
Việc tổ chức lễ hội đã đáp ứng được nhu cầu về đời sống tâm linh, tín ngưỡng, có ảnh hưởng tích cực tới đời sống tinh thần của người dân. Điều này còn được minh chứng bởi sự hài lòng của mọi người sau khi dự hội làng với những gương mặt vui tươi, phấn khởi thể hiện tâm trạng thoải mái, an tâm,
đầy hy vọng một năm mới sẽ có được nhiều may mắn, gặt hái được nhiều
thành quả trong công việc, làm ăn và học tập. Sự cân bằng ấy nhờ cái thiêng trong lễ hội truyền thống đã giúp con người thấy cuộc đời tốt đẹp hơn, có thêm động lực để phấn đấu lao động, sản xuất dù khoảnh khắc đó ngắn ngủi, chỉ kéo dài vài ngày trong một năm nhưng hiệu quả mà nó đem lại cho cộng đồng là rất lớn. Do vậy, việc cân bằng đời sống tâm linh đã thực sự là một giá
trị của hội làng và có ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần
của cộng đồng nơi đây. * Cố kết cộng đồng
Lễ hội đình Nhật Tân là một sinh hoạt cộng đồng mang tính bình đẳng và cộng cảm. Đối với các thành viên của cộng đồng, mỗi lần lễ hội là một lần
họ được thực thi tinh thần dân chủ trong thể chế làng xã cổ truyền. Như nhà
nghiên cứu Trần Từ đã nhận xét:
Hội hè đình đám là hoạt động cộng cảm, và chính vì thế địi hỏi sự
tham gia chung của mọi người có liên quan. Ở đây hầu như toàn
bộ dân làng xã, tức tất cả những ai sống dưới sự bảo vệ siêu nhiên
của vị thần được thờ trong đình, thì giữa người với người chỉ có
thể cộng cảm trong bình đẳng… Nhờ vậy, trong một vài ngày lễ lạt, ai nấy tạm quên đi (và quên được) những mâu thuẫn hằng xuyên trong cuộc sống thế tục hàng ngày, để cùng nhau sống cái khơng khí vừa phấn khích, vừa lâng lâng, rất khó tả của hội lễ đồng quê [35, tr.251].
Thông qua việc cùng nhau thực hành nghi lễ, cùng vui chơi, ăn uống, cả cộng đồng trở nên gắn kết, bao dung, độ lượng với nhau. Các cá nhân, tập thể có cơ hội gặp gỡ, giao lưu trong một môi trường đồng cảm không phải lúc
nào cũng có được: “Lễ hội là nhu cầu chung của xã hội, việc sinh hoạt văn
hóa tâm linh làm cho mọi người gắn kết với nhau, bởi vì người dân Nhật Tân lao động quanh năm ngày tháng, đến lúc có lễ hội thì tự nhiên nhà nhà bảo nhau như một cái gì đó khó giải thích, cứ đến ngày, đến giờ là người ta đến lễ
thánh thôi”. Anh Nguyễn Thăng Long, 49 tuổi, người dân Nhật Tân.
Theo như lời kể của ơng Nguyễn Văn Hiệp, thủ từ đình Nhật Tân càng thấy rõ hơn tinh thần đồn kết, gắn bó của cộng đồng nơi đây: “Mọi người rất
mong chờ dịp lễ hội, đặc biệt là những năm có rước là người dân nhiệt tình lắm. Năm vừa rồi rước đấy, mưa gió thế mà người dân vẫn tập trung ở đây. Rước từ đình lên tận đầu đường Lạc Long Quân xong lại quay về. Mưa thế nhưng vẫn cứ đi, vẫn cứ tập, chả thế mà có nhà tài trợ nấu cho 4, 5 nồi cháo
to, hôm đấy tưởng ế mà về sau hết bay. Khơng chỉ có bọn trẻ đâu mà các cụ chỉ cần nói là rước hội thơi là cũng thích tham gia lắm, mưa gió cũng đi. Nhà có con cháu là huy động đi bằng hết. Thí dụ các cháu nhỏ là vào bên rước cờ ngũ phương hay là cờ thần, các cháu lớn thì khiêng kiệu, khiêng án bài vị, nhà nào có xe tải, xe ơ tơ chẳng hạn thì chở ghế, khung ra ngồi Cung xong để kê kiệu ngoài đấy. Bánh mỳ, nước đều do các nhà tài trợ ủng hộ, có nhà đăng ký ủng hộ 500 cái bánh mỳ, người thì khoảng 30 cân giị, 20 cân chả, cứ mỗi nhà một ít”.
Qua đó có thể thấy, trong cái khơng khí linh thiêng của ngày hội
làng, dường như các cá nhân trở nên gắn bó, đồng tâm hiệp lực với nhau,
đồng thời thông qua hoạt động lễ hội, ý thức trách nhiệm của các cá nhân trong một cộng đồng lớn cũng được khơi gợi. Nhờ vậy mà tinh thần đoàn
kết, gắn bó trong cộng đồng được củng cố hơn bao giờ hết. Khơng chỉ có
vậy, lễ hội còn đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của dân làng. Qua
việc thờ cúng thánh thần, họ được giãi bày tâm tư, ước nguyện, được hy
vọng vào sự chở che của đấng siêu nhiên trong cuộc sống thường ngày đầy
những yếu tố biến động khôn lường, cũng như GS. Ngơ Đức Thịnh nói
“con người không chỉ sống bằng Bánh Mỳ (hay Cơm) là đủ. Họ có thân
xác và tâm linh. Họ có những nhu cầu tâm linh cần thỏa mãn, giải tỏa,
được an ủi và an tâm” [30, tr.253].
* Lưu giữ và bảo tồn những mỹ tục của cộng đồng
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, khi các thói quen sinh hoạt văn hóa của người dân đang dần thay đổi theo hướng “hiện đại hóa”, tức là xu hướng hưởng thụ văn hóa thơng qua các phương tiện truyền thơng mới như: Internet, truyền hình, phát thanh hay các hoạt động giải trí mang đậm tính chất cá nhân hoặc nhóm như: xem phim, xem ca nhạc, uống café, đi du lịch… hoặc đam mê với các trị chơi điện tử trên điện thoại, máy tính thì việc tổ chức
lễ hội truyền thống là một hoạt động hết sức có ý nghĩa trong việc gắn kết các cá nhân, đồng thời tạo ra một môi trường để gìn giữ và bảo lưu các phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.
Lễ hội giúp cho người dân duy trì lối sống truyền thống tốt đẹp, đó là tơn kính tổ tiên, ơng bà cha mẹ, đề cao tính cố kết cộng đồng, dân tộc, tinh
thần tập thể. “Hàng năm, gia đình tơi đều tổ chức cúng lễ ở nhà rồi lên đình,
chùa. Tơi nghĩ việc cúng lễ là trách nhiệm của con cái. Vì theo tâm linh của
mình thì mỗi khi đến dịp cúng lễ hay tổ chức lễ hội là ông bà, tổ tiên thường
hay về để gặp người thân. Do vậy, nếu những dịp này mà chúng ta khơng
cúng lễ thì sẽ là thiếu sót”. Chị Nguyễn Thị Hịa, 37 tuổi, người dân phường
Nhật Tân.
Phường Nhật Tân vốn nổi tiếng với nghề trồng đào, đây cũng là một trong những yếu tố truyền thống gắn với mỹ tục của địa phương. Từ lâu người dân đã có truyền thống dâng lên thành hoàng những sản vật đặc trưng của địa
phương, trong đó khơng thể thiếu hoa đào. “Năm nào ở đây cũng thế, cứ
mùng một tháng hai kể cả ở ngồi bãi khơng có đào đẹp cũng phải đi lùng
bằng được để dâng lên thánh trong ngày hội. Các cụ ngày xưa đã có truyền
thống dâng đào vào đây, vì là sản vật đặc trưng của làng muốn dâng lên để tạ
ơn thánh thần đã phù hộ cho người dân. Đào được cắm từ trong hậu cung ra ngồi ban cơng đồng, cho đến đài tưởng niệm”. Ông Nguyễn Văn Hiệp, thủ từ đình Nhật Tân.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, mơi trường lễ hội chính là nơi giúp các cộng đồng bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa của mình một cách tốt nhất. Theo như GS. Ngô Đức Thịnh: “Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hóa dân tộc, mà cịn là mơi trường bảo tồn, làm
nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, trị chơi dân gian được phục hồi và gìn giữ nhờ việc tổ chức lễ hội. Nhờ có lễ hội đình được tổ chức hàng năm, các đoàn nghệ thuật truyền thống như hát chèo, quan họ, chầu văn… có dịp
được mời biểu diễn, người dân Nhật Tân vì thế cũng mới có dịp được
thưởng thức các loại hình nghệ thuật này trong một mơi trường diễn xướng phù hợp. Việc tổ chức lễ hội cũng góp phần làm cho người dân ý thức về cộng đồng của mình nhiều hơn, khơi dậy trong họ niềm tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, tinh thần đồn kết gắn bó của cộng
đồng làng xã. Từ đó giúp người dân duy trì ý thức, trách nhiệm đối với
cộng đồng mà mình đang sống.
* Củng cố các mối quan hệ truyền thống và tiếp biến nên các mối quan hệ xã hội mới trong cộng đồng
Trước đây, mọi diễn trình thực hành lễ hội đình Nhật Tân được đặt lên vai các thành viên trong cộng đồng làng, do người dân trong làng đứng ra tổ chức và thực hiện. Sự cố kết của trí tuệ và cơng sức cộng đồng làng duy trì qua hàng trăm năm, mang tâm thức khép kín, tự cung tự cấp để đáp ứng về vật chất, tinh thần và đặc biệt là những nguồn nhân lực thực hành lễ
hội. Bước sang chế độ xã hội mới, nhất là trong những chục năm gần đây,
hàng năm, cứ mỗi dịp tổ chức lễ hội đình là có sự góp mặt của lãnh đạo địa phương cùng đại diện các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt không thể thiếu sự tham gia của các em học sinh trong các hoạt động hội như: tham gia vào
đội rước cờ, rước kiệu, rước nước, trò chơi đánh cờ người... Hiệu trưởng,
hiệu phó một số trường trên địa bàn phường cũng tham gia vào lễ hội với
tư cách là thành viên trong ban tổ chức. Điều đó cho thấy mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với cộng đồng làng xã. Nhà trường dựa vào lễ hội tổ chức hoạt động ngoại khóa bổ ích cho các em học sinh. Các thế hệ
giá trị truyền thống của quê hương mình. Mối quan hệ tương tác này mang tính giáo dục vơ cùng ý nghĩa, thiết thực đối với cả cộng đồng. “Lễ hội ở
đây mà tổ chức ca nhạc là mỗi khu dân cư cử ra một đội, xong rồi trường
mầm non, trường tiểu học đều tham gia đóng góp tiết mục văn nghệ. Ví dụ
đi thi 5 cụm dân cư, cụm nào nhất thì vào biểu diễn ở đây. Cịn các trường
trung học và các cô giáo nữa, tham gia đầy đủ lắm”. Ông Nguyễn Văn Cơng, thủ từ đình Nhật Tân.
Những năm gần đây, trên địa bàn phường Nhật Tân đã có thêm rất nhiều người đến làm ăn sinh sống, thông qua dịp lễ hội truyền thống, đây cũng là cơ hội để họ hịa nhập với văn hóa địa phương, gây dựng những mối
quan hệ tốt đẹp với cộng đồng cư dân bản địa. “Người dân ở nơi khác đến
đây sinh sống cũng đến lễ hội rất nhiều. Như cậu kia thuê đất ở đây làm nghề rửa xe ô tô, hôm nay sắp đến ngày hội cũng vào đình để cơng đức. Đất có lề, quê có thói mà, họ cũng phải hịa nhập với văn hóa của địa phương mình. Người ta cũng được tổ dân phố vận động tham gia vào hoạt động hội, hoặc khơng đi tham gia thì ngày lễ họ vẫn đến”. Anh Nguyễn Thăng Long, 49 tuổi,
người dân phường Nhật Tân.
Trong những ngày diễn ra hội đình, khơng chỉ có cư dân bản địa mà cịn có khá nhiều khách thập phương đến với lễ hội. Với hơn 300 tổ chức kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn phường Nhật Tân, những năm vừa qua đã là một thành phần quan trọng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình tổ chức lễ hội của Nhật Tân, thơng qua hỗ trợ kinh phí hoặc cung
cấp thêm các nguồn nhân lực thực hành một số cơng đoạn của diễn trình
hội. Với thành phần xã hội mới này, đây là cơ hội tốt để góp phần quảng bá cho các doanh nghiệp ở địa phương. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh cơng đức vào các di tích hay các hoạt động tín ngưỡng đều được dân làng ghi tên cẩn thận ngay tại di tích và cịn thơng báo rộng rãi để mọi người
biết đến, nếu cơng đức hiện vật cịn được khắc tên ngay trên hiện vật. Đây là hình thức quảng cáo rất hữu hiệu cho cả hai phía: di tích cùng các hoạt động tín ngưỡng và người cơng đức. Khi nhận được nhiều nguồn công đức chứng tỏ di tích và hoạt động tín ngưỡng đó rất linh thiêng, ngược lại doanh nghiệp cũng có cơ hội tốt để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, mở ra cơ hội kinh doanh mới. Việc các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động văn hóa tâm linh cịn tạo ra sự hội nhập đối với dân làng, với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ của làng xã. Doanh nghiệp tạo ra được uy tín, có sự thiện cảm của dân làng thì người dân cũng như các cán bộ của địa phương sẽ quan tâm hơn đến các doanh nghiệp, bảo vệ cho các doanh nghiệp đó trong những trường hợp cần thiết. Vì thế, mối quan hệ này ngày càng được thiết lập chặt chẽ, đem lại sự phát triển cho cả hai bên.
* Giáo dục thế hệ trẻ
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, các hoạt động tơn giáo, thực hành tín ngưỡng và hoạt động lễ hội có nhiều tác dụng tích cực đến giáo dục thế hệ trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau. Tham gia vào hoạt động lễ hội, giúp cho