1.1. Tổng quan về đền Hải Khẩu linh từ
1.1.4. Những địa danh và di tích liên quan đến đền Hải Khẩu linh từ
Núi Cao Vọng
Núi Cao Vọng tên tục là rú Voong, có sách chép là núi Cao Vượng, là dãy núi ăn ra biển ở phía nam cửa Khẩu, ở xã Bình Lễ, sau này là xã Vĩnh
Áng, tổng Hoằng Lễ, nay thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh. Núi nằm ở tọa độ
106044’ kinh đông và 18020’02” vĩ bắc, nổi lên hai ngọn cao nhất là 350m và
380m. Phía nam là núi Ơ Tơn (nhân dân địa phương gọi là núi Dịn), phía đơng liền với biển, có vũng bao quanh như cái ao nên cũng được gọi là núi Yên Ao. Dưới chân núi có giếng đá, tục gọi là giếng Ếch vì nước rất ngọt, thuyền bn ngày xưa qua lại đều tới đây lấy nước uống.
Năm 1407, quân Minh mượn cớ đánh nhà Hồ, đưa quân sang xâm lược nước ta. Họ Hồ thua, chạy vào Châu Hoan, nhưng Hồ Quý Ly đến núi Thiên Cầm, đất Kỳ La thì bị bắt. Cịn Hồ Hán Thương, cùng thái tử Nhuế cũng bị đầu mục của Mạc Thủy là Nguyễn Như Khanh bắt ở núi Cao Vọng. Ngày nay, ở núi Thiên Cầm có “hang Hồ Quý Ly” và ở núi Cao Vọng cũng có “hang Hồ Hán Thương”.
Trên núi Cao Vọng lại có ngơi đền thờ thần “Sát Hải Đại Vương”, đây
là một vị tướng đời Trần, tên là Hồng Tá Tốn, q ở cửa Vích (Quỳnh Lưu -
Nghệ An) có cơng trong cuộc chống Nguyên Mông, được sai trấn giữ mạn biển Nghệ An (Nghệ Tĩnh), sau dân nhiều nơi lập đền thờ. Ở Kỳ Anh lại có truyền thuyết: là ơng quan canh giữ cửa Khẩu báo việc bão tố, bị hàm nghi, rồi bị giết oan được nhân dân lập đền thờ [22, tr.29-30].
Núi Cao Vọng là nơi nhân dân đã thả một cặp bò non (con bê) để làm lễ vật dâng cúng Thánh mẫu Nguyễn Thị Bích Châu mỗi khi làng tổ chức lễ hội. Tương truyền đơi bị này được thả trên núi, khơng có ai chăm sóc, chỉ ăn cỏ xanh và chúng vẫn lớn lên đều. Sau đó chúng trở thành một đàn bị khá đông đúc. Trước ngày tế, làng làm lễ xin một chén nước thánh mang sang núi
Cao Vọng bắt bò. Người dân kể rằng tuy những con bò này đã trở thành một
đàn bị hoang, thường ngày khơng có ai đến gần, nhưng khi thấy đồn người mang “nước thánh” đến liền tụ tập bên cạnh. Người ta chọn con bò vàng to béo nhất, đổ chén nước thiêng lên lưng, thế là nó ngoan ngỗn đi theo, theo thuyền lội qua sông về đền Hải Khẩu.
Lễ tế bò là một lễ tế quan trọng trong lễ hội đền Hải Khẩu linh từ của người dân vùng cửa biển này, nó được bắt nguồn từ tập tục hiến tế trong lịch sử các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nàng Bích Châu đã tự nguyện gieo mình xuống biển để tế thân cho thủy thần nhằm cứu nguy cho nhà vua và binh sĩ, sự hy sinh ấy đã được nhân dân tái hiện lại thơng qua lễ
tế bị, như một sự tưởng nhớ, ghi ơn công đức của người. Trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, dưới sự tàn phá nặng nề của bom đạn và chiến tranh, núi Cao Vọng bị địch đánh phá nhiều lần, đàn bị cũng vì vậy mà mất hẳn. Trong chiến tranh, điều kiện để tổ chức các nghi thức tế lễ cũng rất hạn chế, nhân dân trong vùng chỉ tổ chức lễ giỗ Thánh mẫu một cách đơn giản trong phạm vi nhỏ của làng, từ đó lễ tế bị khơng cịn được duy trì nữa.
Núi Bàn Độ, tục gọi rú Đọ hay rú Ba Đọ, ở làng Đậu Xá. “Đại Nam nhất thống chí” chép ở làng Phú Duyệt, tổng Đậu Chử [15,tr.108], nay là xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh. Núi Bàn Độ “cao lớn, rậm rì, phía đơng ra tới bể. Trên núi bằng phẳng trông giống như cái mâm vàng đặt qua mặt bể nên gọi là
núi Bàn Độ” [22, tr.26]. Núi Bàn Độ nằm ở tọa độ 106036’ kinh đông và
18o20’08” vĩ bắc, với đỉnh cao nhất là 441m.
Trên núi Bàn Độ có đầm, “gọi là đầm Thủy Tiên, tương truyền trước có
tiên nữ từ trong đầm đi ra” [15, tr.108]. “Lại có một tảng đá lớn như bàn cờ, tương truyền đó là bàn cờ tiên. Những hịn đá nhỏ la liệt xếp trên đó giống
như là những quân cờ. Hành khách đi qua xáo trộn đi, lúc trở về lại thấy đã
được sắp lại như cũ. Đây cịn là việc mơ hồ, khơng xác thực...” [22, tr.26]. Trên núi có ngơi chùa cổ, các sách xưa chép là chùa Bàn Độ, còn nhân dân thường gọi là chùa Ngâm. “Phía tả chùa có suối dài bảy, tám trượng trên
khơng có nguồn, dưới sâu không đáy, ngày đêm nước chảy, rất trong mát” [15, tr.121]. Phía trước chùa có cái kênh nhỏ thông ra biển. Ngày nay cửa kênh đã bị bồi lấp thành đất bằng, nước suối cũng đã cạn và chùa Bàn Độ cũng khơng cịn nữa. Câu ca dao “lắm hươu Bàn Độ” gợi lên cảnh rừng Bàn Độ giàu có xưa và câu ca “có Hồnh Sơn, Bàn Độ mới dĩnh sinh nhân tài” ca ngợi núi Bàn Độ là linh khí của vùng Kỳ Anh, nơi đây đã sản sinh ra những nhân tài cho đất nước, đồng thời chứng minh vị trí của ngọn núi này trong đời sống tinh thần, văn hoá của đất Kỳ Anh. Rất nhiều danh sĩ các thời từng làm thơ ca vịnh núi Bàn Độ như Hiệp trấn Hồng giáp Bùi Huy Bích (1744-1818), La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723- 1804)...
Núi Bàn Độ cịn có truyền thuyết kể rằng, khi vua Trần Duệ Tơng (1336 - 1377) đem quân đi đánh Chiêm Thành, thuyền đến dưới núi gặp sóng to gió lớn,
không tiến lên được. Vua phải lấy một cung nhân là nàng Nguyễn Thị Bích
Châu đặt vào một cái mâm vàng đem thả xuống nước để tế cho thuỷ thần thì
thuyền mới có thể đi tiếp. Từ hình núi trơng giống như cái mâm vàng đặt qua
biển mà người ta luận ra chữ “Kim bàn độ hải” rồi cho rằng đó là xuất xứ của tên
núi. Truyền thuyết này gắn liền với sự hy sinh cao cả của Loan Nương Thánh
mẫu Nguyễn Thị Bích Châu, “chiếc mâm vàng” đã đưa Cung phi ra giữa biển
khơi, hiến tế cho thần Giao Long. Ngồi ra, núi Bàn Độ cịn được ví như “Tả Thanh Long” cùng với núi Cao Vọng là “Hữu Bạch Hổ” đã tạo nên một địa thế phong thủy và cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp cho ngôi đền Hải Khẩu linh từ.
Cửa Hải Khẩu
Cửa Hải Khẩu tên chữ là “Kỳ Hoa hải khẩu” - Cửa biển Kỳ Hoa (ở đây, chữ “Hải Khẩu” là danh từ chung được dùng như danh từ riêng). Cửa Hải
Khẩu còn được gọi là “khẩu Hải Khẩu”, “Cửa Loan Nương”, nằm ở tọa độ
106,21’36’’ độ kinh đông và 18,06’48’’ độ vĩ bắc, thuộc địa phận xã Hải Khẩu (nay là xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh). Cửa Hải Khẩu nhận nước từ sơng Kinh Hạ ở phía bắc, sơng Trí từ phía Tây, sơng Quyền từ phía nam. Cửa Hải
Khẩu có vũng nhỏ dài khoảng 10 km, rộng từ 300- 400m (nước lên có thể
rộng tới 1.000 m) sâu 3-4 m và đến 7-8 m khi triều lên, có tốc độ chảy 0,5m/giây gọi là sông Cửa Khẩu hay là sông Vịnh. Lạch sông và cửa biển thời xa xưa đi về phía bắc, sát gần rú Đọ, cịn bây giờ đã chuyển về phía nam, gần rú Voong. Là cửa biển quan trọng ở phía nam Đại Việt, trong suốt lịch sử hơn 1000 năm qua đây là địa danh từng ghi đậm nhiều sự kiện quan trọng trong các cuộc xung đột Đại Việt - Chiêm Thành, chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
Người Cham-pa từ khi lập quốc, thế kỷ thứ II, thường đưa thuyền vào cửa Hải Khẩu và cửa Nước Mặn cướp phá, bắt người. Trong các đợt vượt Hoành Sơn lấn chiếm đất Đại Việt (năm 803-808 và khoảng năm
907, 910- 981), cửa Hải Khẩu có vị trí quan trọng đối với quan, quân
của họ. Chắc chắn là thuyền chiến, thuyền lương của họ phải đóng chốt và qua lại ở đây để phục vụ cho việc cai trị vùng chiếm đóng. Thời Lý, Trần người Chiêm Thành thường hay đến cướp phá ven biển hoặc bắt người bán vào Chân Lạp, nên ở cửa Hải Khẩu có đồn
Nguyễn, cửa Hải Khẩu càng trở thành vị trí quân sự trọng yếu. Ở đây có một đội giã (thuỷ quân) có khoảng 300 người đóng giữ để bảo vệ Trấn lỵ Dinh Cầu và bờ biển phía nam. Khoảng mồng ba đến mồng 6 tháng 6 năm Bính Ngọ (1786), Nguyễn Huệ kéo quân ra diệt Trịnh đến cửa Hải Khẩu.
Đời Nguyễn, vị trí cửa Hải Khẩu khơng cịn như trước nữa nên chỉ đặt tấn cửa Khẩu một tấn thủ trơng coi, kiểm sốt thuyền bè đi lại
[22, tr.44-45].
Cửa Hải Khẩu là nơi Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu đã vì dân, vì
nước anh dũng hy sinh khi hộ tống vua Trần Duệ Tông đi chinh phạt Chiêm Thành (1377). Gần 100 năm sau, vua Lê Thánh Tông trên đường đi dẹp giặc và trú quân tại đây, sau khi được nghe câu chuyện về tấm gương anh dũng của liệt nữ Nguyễn Thị Bích Châu đã vơ cùng cảm kích. Được Cung phi báo mộng lành, sau khi thắng trận trở về, vua đã cho sửa sang lại lăng mộ của bà và xây thêm ba tòa điện (đền Hải Khẩu linh từ) để dân chúng ngày ngày thờ phụng, hương khói (1470).
Đền Eo Bạch
Đền Eo Bạch là đền thờ vọng Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Tương truyền Eo Bạch là nơi di hài bà trôi vào đấy, dân ghi nhớ nên lập đền để thờ vọng. Đền chính ở Hải Khẩu. Hàng năm vào ngày giổ chính 11, 12 tháng Hai ta, các chức sắc của làng xã đều chèo thuyền sang Eo Bạch thỉnh bài vị Bà về dự tế. Đền nằm dưới chân núi Ơ Tơn, ngay sát mép biển. Đây là mô đất thuộc hệ thống núi ăn ra biển tạo
nên vùng trũng vừa sâu rộng, vừa kín đáo cho thuyền bè neo đậu những lúc
sóng to gió lớn. Hiện nay nơi đây đang được xây dựng cảng biển nước sâu, có thể đón tàu trọng tải hàng vạn tấn. Đền nắm trong khu cảng biển nước sâu như tô điểm cho khu công nghiệp, vừa khai thác phát huy giá trị kinh tế vừa phát huy giá trị văn hóa tâm linh và du lịch sinh thái.
Đền quay mặt về hướng nam, được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam. Bên phải, bên trái có nhà quan tả, quan hữu. Tiếp theo là hai cột
nanh cao lớn, tiết diện hình vng trên có con nghê chầu đỉnh cột. Do đền nằm sát mép nước biển, dễ bị ảnh hưởng của triều cường, đặc biệt là về mùa mưa bão, vì thế quy mơ xây dựng của tồn bộ khu đền khơng đồ sộ nhưng được xây dựng kiên cố với tường dày 0,5m - 0,8m, đảm bảo chắc chắn khi có sóng to gió lớn. Phần chính của ngơi đền là ba tịa nhà hạ điện, trung điện và thượng điện. Từ bên ngồi đi vào sẽ nhìn thấy mặt tiền hạ điện được xây dựng khá cầu kỳ, tạo thành một mặt đứng, vừa chắn mái vừa để trang trí mỹ thuật. Trên cùng của mặt tiền này có hai cặp rồng và phượng chầu vào mặt nguyệt. Tồn bộ mặt tiền được chia thành ba ơ theo ba bước gian của hạ điện. Ô ở giữa được đắp vữa, làm giả hai trụ đứng cao 2,6m, trên đó ghi câu đối chữ Hán với nội dung:
“Eo Bạch linh từ truyền nhật nguyệt
Ơ Tơn đắc địa thắng sơn hà”
Dịch nghĩa:
“Eo Bạch đền thiêng soi nhật nguyệt
Ơ Tơn đất đẹp vững núi sơng”
Hai ô ở hai bên cũng được đắp hai cột trụ như vậy, trên đó cũng ghi câu đối chữ Hán như sau:
“Bách niên hiển hách thiên sinh Thánh
Vạn cổ anh linh địa hữu Thần”
Dịch nghĩa:
“Trời sinh Thánh hiển hách ngàn năm
Đất có thần anh linh mn thuở”
Phía trên nóc hạ điện cũng đắp họa tiết lưỡng long chầu nguyệt. Bên trong hạ điện thì nội thất có bài trí đồ thờ và treo câu đối chữ Hán bằng gỗ có nội dung:
Vạn cổ trung trinh nhật nguyệt quang”
Dịch nghĩa:
“Muôn thuở trung trinh ngời nhật nguyệt
Nghìn thu thờ phụng rạng non sơng”
Phía trước bàn thờ treo bức cửa vọng và có ba đại tự bằng gỗ sơn son chữ Hán “Tối linh từ”, “Thánh đức lưu phương”, “Phúc lộc thọ”.
Trung điện gồm ba gian, bờ nóc đắp hình bầu rượu , hai bên tường đắp hình chim phượng.
Thượng điện cũng có kiến trúc kiểu ba gian, trên bậc cao bàn thờ đặt tượng Thánh mẫu Bích Châu bằng gỗ sơn son, đồ thờ gồm giá ngai, chiêng đồng, lư hương, hạc đồng, chân đèn...
Đền Eo Bạch cũng là một cơng trình kiến trúc nghệ thuật, mặc dầu đã
trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo nhưng vẫn giữ được dáng vẻ của một ngơi đền cổ kính. Vào tháng 3/2005, đền Eo Bạch đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh.