Nét riêng biệt của các trò chơi dân gian

Một phần của tài liệu Lễ hội đền HảI khẩu linh từ xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 65 - 74)

Chương 2 : LỄ HỘI ĐỀN HẢI KHẨU LINH TỪ TRONG TRUYỀN THỐNG

2.2. Những nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội đền Hải Khẩu linh từ

2.2.3. Nét riêng biệt của các trò chơi dân gian

Hội làng là một sinh hoạt văn hóa, tơn giáo, nghệ thuật của cộng đồng làng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, sự tồn tại và phát triển cho cả làng, sự bình yên cho từng cá nhân, niềm hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dịng họ, sự sinh sôi của gia súc, sự bội thu của mùa màng mà từ bao đời đã quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ Nhân Khang, Vật Thịnh [48, tr.99].

Cũng như biết bao lễ hội khác của người Việt, lễ hội đền Hải Khẩu linh từ cũng được sinh ra do nhu cầu tinh thần, văn hóa; đúng hơn là để đáp ứng sự cầu mong hưng thịnh của cộng đồng, của nhân dân. Xuất phát từ mục đích đó, lễ hội đền Hải Khẩu đã tồn tại qua biết bao thế kỷ nay, với rất nhiều nghi thức, nghi lễ và các trị chơi trị diễn mang tính đặc trưng cho vùng đất Kỳ Anh, Hà Tĩnh, phù hợp với phong tục tập quán của bà con. Với đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên của một vùng đất “chảo lửa túi mưa”, thiên tai, địch họa thường xuyên đe dọa, đã tạo nên cốt cách và đặc điểm cho những người dân vùng đất này, cần cù, chịu thương chịu khó, biết chắt chiu từng hạt gạo, bát cơm, cùng tinh thần đoàn kết và ý chí đấu tranh quật khởi. Nhưng đặc trưng ấy trong tính cách của người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh được thể hiện rõ nét

qua các trò chơi, trò diễn mà họ tổ chức và tham gia mỗi khi đến ngày giỗ của Loan Nương Thánh mẫu Nguyễn Thị Bích Châu.

Đua thuyền rồng

Văn hóa vùng sơng, biển với những tục lệ lâu đời đã thành phong tục đặc sắc là vốn quý trong kho tàng văn hóa dân gian bản địa cổ truyền. Đối với cư dân vùng Hải Khẩu, hội đua thuyền rồng có một ý nghĩa rất to lớn, bởi thuyền

rồng trong hội mang ý nghĩa linh thiêng, trang trọng. Theo ý niệm dân gian,

Thánh mẫu đã về "ngự" trên thuyền để chứng kiến cuộc đua, nhân dân được đến gần hơn với Thánh mẫu, để cầu phúc, cầu sức khỏe, an khang thịnh vượng, quốc

thái dân an. Ngoài ra lễ hội đua thuyền còn là dịp để người dân gặp gỡ, giao lưu,

góp phần tăng cường sức khỏe, phát huy sức mạnh đoàn kết cộng đồng, vươn lên chinh phục thiên nhiên, tạo dựng cuộc sống. Mỗi độ xuân về, khắp nẻo làng quê

vùng cửa biển này lại âm vang tiếng mõ, tiếng chiêng trống, háo hức chờ đợi

ngày hội đua thuyền đang cận kề. Các bậc cao niên của làng lại thi nhau soạn

sửa thuyền đua, tổ chức đội hình... Lớn lên ở vùng đất mà lúc vất vả mưu sinh cũng như khi vui chơi hội hè, cuộc sống của người dân đều gắn liền với sông nước, với nghề chài lưới, từ nhỏ, những người thợ đóng thuyền ở làng Hải Khẩu đã được ơng, cha chỉ bảo bí quyết đóng thuyền đua, hướng dẫn từ cách cầm cưa, đục, đến các kỹ thuật tinh xảo khác. Do đó, vào dịp gần Tết Nguyên đán, các

làng lân cận thường tìm đến nhờ họ bảo dưỡng thuyền đua cho làng để hưởng

“vận hên” (sự may mắn). Bởi đua thuyền là một cuộc thi có chấm giải, giải là một khoản tiền nhỏ (ngày trước còn tiêu tiền đồng), độ một vài quan thôi, gọi là

lấy “khước”, cùng với chai rượu mừng các bạn đua. Nhưng vinh dự là đội đua

nào giành giải nhất, sẽ được cầm lá cờ của Đức Thánh mẫu đưa về dâng lên ở

trước bàn thờ. Ai cũng muốn giành phần thắng về mình, nhưng khơng thắng họ vẫn vui vẻ, hồ hởi. Đối với người Hải Khẩu, đua thuyền vừa để giải trí, vừa để giữ gìn những giá trị truyền thống của ông bà, tổ tiên. Hội đua thuyền đã thực sự đi vào tiềm thức và trở thành một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Hà Tĩnh mỗi khi đến ngày giỗ Thánh mẫu.

Nấu cơm thi

Sôi nổi và cũng không kém phần hồi hộp, được bà con trông đợi và thu

hút sự chú ý của đông đảo du khách vào mỗi dịp lễ hội đền Hải Khẩu linh từ đó là trị thi nấu cơm. Đây là một trò diễn nhằm thể hiện lòng quý trọng lúa gạo,

trau dồi thao tác chế biến một sản phẩm nông nghiệp quan trọng bậc nhất do

chính tay người dân họ làm ra. Trị thi nấu cơm là một trò thi rất quen thuộc đối

với nhân dân Kỳ Anh, trải qua nhiều thế kỷ, nó vẫn cịn giữ ngun những nét độc đáo riêng. Khơng chỉ là một trị chơi giải trí trong dịp lễ hội mà sản phẩm đoạt giải của cuộc thi này được coi là vật phẩm quý giá để cúng Thánh mẫu.

Đối với trị chơi này khó nhất là khâu kéo lửa, người ta phải chọn nhưng

khúc giang già, phơi khô, chọn một thanh niên thật khỏe, cọ xát hai khúc giang

vào nhau cho bật ra lửa, lấy bó đuốc bằng rơm khơ châm vào để lấy lửa. Niêu cơm được treo vào một chiếc dóng bằng thép mắc vào cây gậy do một người quảy lủng lẳng trên vai. Người cịn lại thì làm nhiệm vụ cầm bó đuốc đỏ lửa đi theo người kia để đốt lửa vào đáy niêu cơm cho đến khi cơm chín. Tài khéo được thể hiện qua việc hai người nấu cơm phải phối hợp chặt chẽ với nhau, phải hiểu ý nhau, điều tiết cho nhau trong các động tác đun nấu. Vì cái niêu

cơm luôn luôn chuyển động theo nhịp bước của người quảy dóng nên cũng

phải đi theo đúng nhịp bước ấy thì ngọn lửa mới kề sát được đáy niêu. Nhưng nếu người quảy dóng bước khơng đều, khơng nhẹ nhàng thì niêu sẽ lủng lẳng, ngọn lửa khơng bám được dễ dẫn đến tình trạng cơm sống hoặc chín khơng đều hay khơng kịp thời gian. Rồi khi cơm đã cạn thì người cầm đuốc phải biết bớt lửa kẻo cơm cháy. Bớt lửa nhưng khơng được phép rút bớt đóm quăng đi mà phải điều chỉnh bằng cách xoay trở bó đuốc hoặc tiến lùi bước chân. Việc làm

này không dễ và người ta thường hơn thua nhau là ở chỗ này. Khi trống lệnh

vang lên, các đội dự thi lần lượt bước ra sân chơi trình làng. Trống điểm tiếp ba tiếng thì cuộc thi bắt đầu. Từng nhóm đi với nhau, vừa đi vừa nấu cơm theo nhịp trống khoan thai của người cầm chịch. Bà con xem hội đứng hai bên sân chơi cổ vũ, hò reo, theo dõi từng động tác của con em mình trong mọi thời

điểm. Theo lời kể của bác Q (thôn Tam Hải 2, xã Kỳ Ninh, Kỳ Anh): “Để giúp

vui cho ngày hội, làng bố trí một chú làm trị giữa sân đình. Chú len lách, trêu ghẹo hết đội này đến đội khác cốt làm cho họ mải vui mà sao nhãng công việc đang phải tiến hành” (Nguồn: PVS). Đến ngày giỗ Thánh mẫu, bước chân vào

hội, mọi người náo nức cùng tiếng trống chiêng vang trời, tiếng reo hò cổ vũ nồng nhiệt, những ngọn lửa bùng bùng cháy, những ánh mắt long lanh... phút chốc họ quên đi mọi lo toan vất vả thường nhật. Mọi người hòa đồng trong niềm vui bình dị, dân dã, hồn nhiên giữa đất trời. Cơm chín mang lên ban giám khảo chấm, mùi cơm chín tới thơm lừng nghi ngút tỏa hương, thấm vào lòng người một cảm giác ngọt ngào, quen thuộc đến khó tả.

Hội thi nấu cơm ở đền Hải Khẩu linh từ khơng có sẵn kịch bản, nó được truyền lại từ những ngày có hội đền đầu tiên, chính vì thế mà nó vẫn giữ

được nguyên vẹn những nét riêng của vùng cửa biển này và khơng khí náo

nức hội hè, tính chất cộng đồng làng xã cổ truyền..

Đánh cờ người

So với các trò chơi khác trong lễ hội đền Hải khẩu linh từ thì đánh cờ người cũng có nhiều nét độc đáo khác biệt. Nó khơng chỉ là một trị chơi giải trí đơn thuần mà có thể nói đây là sự tổng hợp của lý trí, mưu lược và thời cơ. Từ cách chuẩn bị đến cách chọn tướng, tuyển quân, thời gian, luật lệ, lối đánh đều thể hiện một sự nghiêm túc, thận trọng. Đánh cờ người là một trị chơi đã có từ lâu đời, trở thành truyền thống văn hóa đặc sắc của vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Để đạt được giải cao nhất, người chơi phải vượt qua được ba “cửa ải” - nhất thắng, nhị thắng, tam thắng rồi mới vào vịng chung kết để đấu trí, đọ tài. Điều đó khơng hề dễ dàng chút nào, vì thế người đạt giải vô cùng vinh dự và hạnh phúc. Trước khi vào vị trí của mỗi người trên sân cờ, cả đội cờ múa theo tiếng trống, đàn, phách. Sau khi quân cờ đã vào các vị trí, một hồi trống dài nổi lên, hai đấu thủ cờ mặc áo dài, khăn xếp xuất hiện, mỗi người cầm một cây cờ đuôi nheo ngũ sắc nhỏ để chỉ huy trận đánh. Quanh sân, hàng trong thì khán giả ngồi, hàng ngoài đứng, chăm chú thưởng thức ván cờ. Khác với những mơn thể thao

như bóng đá, bóng chuyền hay vật, chơi cờ người thường tụ hội rất đông người xem nhưng tất cả đều cố giữ im lặng để người chơi khơng bị phân tâm. Người bình luận khơng được phép nói trước, khi qn cờ đi rồi mới bình luận nước đi

như thế nào, ý đồ ra làm sao. Cuộc đấu trí càng căng thẳng hơn khi mỗi nước

cờ có tiểu đồng đánh trống bỏi thúc cờ ở mỗi bên. Khi thế cờ đến hồi gay cấn, cả sân xơn xao và khi người chơi có một nước đi xuất thần, cả sân đều ồ lên tán thưởng. Bên lề sân có một cái trống to thỉnh thoảng được gióng lên một hồi điểm cho những nước đi. Khi Tướng bị chiếu, tiếng trống dồn dập, đám đông lại càng đông hơn, đã náo nhiệt lại càng náo nhiệt thêm. Bên nào có quân tướng bị chiếu bí là thua. Vì thế, mỗi cuộc thi cờ là một cuộc đấu trí, đấu lực và cả tốc độ. Bên cạnh sự tinh tế, trầm tĩnh thiên về trí tuệ, cờ người cũng có sự hấp dẫn về tính động. Qua bao thế kỉ, cờ người dù có phong phú hơn về hình thức tổ chức thi đấu nhưng vẫn giữ được tinh thần, khí thế, khơng chỉ là những cuộc đấu trí mà cũng là dịp mỗi người chơi được sống lại với những trận chiến oanh liệt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, trong đó có trận đánh giữa vua quân nhà Trần với quân Chiêm Thành, chứng kiến sự hy sinh cao cả của Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu mà nhân dân ngàn đời ghi nhớ công ơn.

Những thú chơi dân gian trong mỗi dịp tết đến, xuân về trong đó có trị chơi cờ

người cũng khiến cho con người và trời đất được giao hòa, gắn kết với hi vọng bao điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Trò đi cà kheo

Đi cà kheo có lẽ là trị chơi mang đậm dấu ấn của vùng biển nhất trong lễ hội đền Hải Khẩu linh từ. Xuất phát từ đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên mà trò đi cà kheo này được nhân dân sáng tạo ra vừa là để phục vụ nhu cầu cuộc sống vừa là để giải trí trong mỗi dịp hội hè. Hải Khẩu là một vùng cửa biển với bờ biển dài và đẹp, thềm sóng êm đềm, tương đối nông và bằng phẳng lại vừa dồi dào nguồn đặc sản nhuyễn thể. Do đó, cùng nghề đánh bắt hải sản ngoài khơi, trong lộng, nghề cào nghêu, sị, cua rạm, tép tơm bên bờ chân sóng cũng là một trong những kế mưu sinh của cư dân vùng biển. Từ

trong lao động, cư dân trong đã biết tận dụng tre, trúc sáng tạo ra nhiều thứ dụng cụ sản xuất rất hữu ích cho cuộc sống mưu sinh. Con người đã sáng tạo những cặp gậy tre thành đôi chân cà kheo đi cào nghêu, cào hến rất hiệu quả mà khơng phải ngâm mình dưới nước. Họ sử dụng những “đơi chân” cà kheo có khi dài tới cả 2 đến 3 mét để lội trên mặt nước đánh bắt hải sản, bất chấp sự xô đẩy của những con sóng biển ầm ào. Đặc biệt, cặp chân cà kheo không chỉ là cơng cụ lao động độc đáo gắn bó với nghề cào nghêu, vớt rạm, mà từ lâu đời ngư dân vùng cửa biển đã đưa nó lên cạn thành một hoạt động giải trí trong các dịp lễ, tết mang đậm chất văn hóa dân gian. Trong khơng khí rộn

ràng vui tươi ngày lễ hội đền Hải Khẩu linh từ, được tháp mình đi trên đội

chân cà kheo, những ngư dân thuần phác, khuya sớm tảo tần trên con sóng bạc đầu như thanh thoát tâm hồn, cao lớn hơn lên trong đời sống tầm thường,

ích kỷ của thế giới đầy phức tạp. Đàn ông trong vùng biết cách đi cà kheo rất

thuần thục từ khi cịn rất nhỏ. Chính vì vậy, với đơi cà kheo vốn là cơng cụ lao động ấy, họ có thể vừa làm cơng việc đánh bắt hải sản cho cuộc mưu sinh hàng ngày, lại vừa biến chúng thành “đạo cụ” cho những màn biễu diễn kỹ thuật trên sân khấu trong những lễ hội truyền thống của địa phương.

Là một trò chơi truyền thống của nhân dân làng Hải Khẩu, trò đi cà

kheo mang đậm phong cách đặc trưng vùng miền, thể hiện nét tài hoa và tinh

thần kiên cường của các cộng đồng cư dân nơi vùng chân sóng biển, bởi nó địi hỏi một sự khéo léo, sức khỏe tốt. Thông thường sau phần lễ, các họat động giao lưu đời sống tinh thần được diễn ra rất sôi động ở phần hội như thi đấu thể thao, các trị chơi văn hố dân gian truyền thống ca hát dân ca, thi nấu cơm, đấu cờ người và trong đó, trị thi diễn cà kheo vẫn luôn được coi là một trong những trị vui chơi, giải trí hấp dẫn người xem. Từ già trẻ, gái, trai, nam thanh nữ tú đến các tiểu mục đồng quê lúa, đất khoai cũng rất khối tham gia trị đi cà kheo như mê hồn trận.

Cà kheo làm bằng tre hoặc trúc già, cao khoảng 1,5m - 2m, thân thẳng,

kheo và phải có độ co giãn để tránh làm trầy xước kheo chân. Để đi được trên

cà kheo, đòi hỏi người sử dụng phải có một sự khéo léo nhất định. Người đi

kheo chủ yếu tự điều chỉnh theo nguyên tắc vật lý thăng bằng. Biểu diễn cà kheo địi hỏi phải có năng khiếu, thể lực, lịng đam mê và sự kiên trì. Trong khi tập luyện, nếu không nắm vững kỹ thuật, khi ngã, rất dễ xảy ra chấn thương. Gặp nền đất cứng, đi cà kheo rất nguy hiểm, đòi hỏi phải khổ công luyện tập. Anh T (thôn Tân Thuận, xã Kỳ Ninh, Kỳ Anh) vui vẻ kể lại rằng: “Cứ vào dịp lễ hội đền bà Hải (Hải Khẩu linh từ) đầu năm, „bọn tui‟ (thanh

niên trong làng) lại háo hức „thi chắc‟(thi nhau) sắm cho mình một cặp kheo

thật thẳng, cứng cáp và cố chau chuốt, gọt đẽo thật trơn tru để khi đi trên kheo không bị trầy xước da chân, rồi tụ tập nhau, tập dượt đội hình cả đêm

thích lắm” (Nguồn: PVS). Cuộc thi diễn cà kheo này thường được tổ chức ngay tại bãi sơng gần di tích đền Hải Khẩu. Người chơi có thể chia làm hai

đội, mỗi bên có thể khoảng mươi lăm người, trang phục áo tứ thân dài đỏ

hoặc vàng, khăn đai đầy đủ, có người chỉ huy cầm trịch, điều khiển đội hình. Quy cách thi đấu với nhau ban đầu chỉ được tổ chức đơn giản theo hình thức thi chạy. Đội nào về đích nhanh mà khơng bị ngã kheo, hoặc ngã kheo ít hơn

thì sẽ giành phần thắng. Đây là trò chơi thu hút một lượng khán giả lớn, bởi

nó là trị chơi vừa độc đáo , vừa khó, chỉ những người thật khéo léo, can đảm, có sức khỏe tốt mới có thể luyện tập và chơi được cà kheo. Những ai về đích đầu tiên được bà con reo hò, vỗ tay vang dội, cổ vũ hết sức nhiệt tình. Cũng từ lễ hội đền Hải Khẩu nghệ thuật biểu diễn cà kheo trở thành nét đẹp văn hóa

để cư dân vùng cửa biển quảng bá hình ảnh tới mọi miền đất nước và góp

phần thu hút khách du lịch [PL.1, A.25, tr.130].

Thả hoa đăng

Theo nguyên nghĩa, Hoa đăng có nghĩa là đèn hoa. Lễ hội thả Hoa đăng

Một phần của tài liệu Lễ hội đền HảI khẩu linh từ xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)