Vấn đề yếu tố hiện đại và giao lưu văn hóa

Một phần của tài liệu Lễ hội đền HảI khẩu linh từ xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 100 - 105)

Chương 2 : LỄ HỘI ĐỀN HẢI KHẨU LINH TỪ TRONG TRUYỀN THỐNG

3.2. Những vấn đề đặt ra hiện nay đối với lễ hội đền Hải Khẩu linh từ

3.2.3. Vấn đề yếu tố hiện đại và giao lưu văn hóa

Lễ hội đền Hải Khẩu linh từ ngoài thể hiện niềm ngưỡng vọng của nhân dân đối với đức hy sinh cao cả của Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu, cịn xuất phát từ nhu cầu lao động của cộng đồng người dân Kỳ Anh, họ vừa là những người dân làm nông nghiệp vừa ra khơi đánh cá, cho nên đối với họ đây là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng phổ biến, là sản phẩm tinh thần của nhân dân. Được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử, đây là tài sản vơ giá trong kho tàng văn hóa phi vật thể của họ. Gắn bó với người dân qua nhiều thế hệ, lễ hội đền Hải khẩu có giá trị đặc biệt trong sự cố kết cộng đồng ngày càng bền chặt hơn, đồng thời là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giữa hiện tại với tương lai, là hình thức giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau hiểu được công lao của tổ tiên, tỏ lịng tri ân cơng đức của các vị anh

hùng dân tộc, các bậc tiền bối đã có cơng trong việc giữ nước.

Thông qua lễ hội đền Hải Khẩu các loại hình nghệ thuật truyền thống,

các trị chơi dân gian đã được phục hồi, gìn giữ. Các loại hình nghệ thuật chèo, tuồng, hát ví dặm, diễn kịch thơ... được các nghệ nhân, đồn Ca Múa Kịch của tỉnh biểu diễn, nhân dân địa phương cũng vì vậy mà được thưởng thức các loại hình nghệ thuật này trong một mơi trường diễn xướng rất phù hợp. Các yếu tố hiện đại đã góp phần khơng nhỏ vào việc tạo điều kiện, hỗ trợ cho các hoạt động truyền thống này được trình diễn. Đó là các cơng cụ loa máy, âm thanh, ánh sáng, các đạo cụ... Nhờ đó các chương trình văn nghệ, các vở kịch trở nên sinh động và lôi cuốn người xem hơn.

Xã hội hiện đại hơn, văn minh hơn, với sự phát triển của các thành tựu khoa họa kỹ thuật trên thế giới và của đất nước ta, sức lao động của con người ngày càng được giải phóng. Đi cùng với nó là xu hướng “đơn giản hóa” về mọi mặt đời sống xã hội. Đối với công tác tổ chức và các hoạt động diễn ra

trong lễ hội đền Hải khẩu linh từ cũng thế. Đó là việc bãi bỏ lễ tế bị sống -

một nghi lễ rất quan trọng, đặc sắc nhất của lễ hội đền Hải Khẩu trong truyền thống; thay vì gói những chiếc bánh chưng to mỗi chiếc phải đến 5kg gạo nếp

và 1,5kg đậu (đỗ) làm nhân và 12 cặp bánh chưng cỡ vừa, thì giờ đây tương ứng với bao nhiêu năm ngày mất Thánh mẫu, người ta sẽ gói từng ấy chiếc bánh chưng nhỏ theo phong tục ngày tết của từng gia đình; lễ rước bánh

chưng đầy ý nghĩa và long trọng là thế cũng dần được tổ chức thật đơn giản,

ruộng công của làng để trồng lúa nếp và trồng đậu gói bánh chưng và làm cỗ tế cũng bị mất, số lượng gạo nếp và đậu đó giờ được chọn mua ở chợ hay của một gia đình nào đó. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu chúng ta khơng có một đường

lối chính sách phù hợp để nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn những phong tục,

lễ nghi đẹp đẽ trong quá khứ, một ngày nào đó những giá trị đặc sắc của lễ hội

có nguy cơ bị mất đi theo xu hướng “đơn giản hóa” ngày càng tăng.

Ảnh hưởng của nên kinh tế thị trường với yếu tố hàng đầu là lợi nhuận đã

len lỏi vào trong từng nếp nghĩ, thói quen của mỗi người dân chúng ta. Vấn đề

thương mại hóa trong lễ hội cũng đang là một xu hướng chung của tất cả các lễ hội trên cả nước nói chung và của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Mặc dù Ban quản lý di tích đền Hải Khẩu đã cho quy hoạch, xây dựng một dãy hàng quán bán các đồ lưu niệm, vàng mã, hương đăng, bánh kẹo... để phục vụ các du khách đến tham dự lễ. Và hằng năm các gia đình sẽ tới đấu thầu các gian hàng này để được phép bn bán ở đây, những gia đình đó phải là những gia đình gia giáo, làm ăn chân chính, sạch sẽ (khơng có tang khó hay người thân trong giai đoạn sinh nở), giá cả khi buôn bán phải được niêm yết rõ ràng, không được chênh lệch với giá cả ngoài thị trường... [PL.1, A.31, tr.133]. Thế nhưng ngoài những gian hàng được cấp phép bn bán, rải rác gia đình các hộ dân xung quanh khu vực đền vẫn tự do bày bán các loại hàng hóa trong khu vực gia đình mình, hàng hóa với rất nhiều các loại mặt hàng, không chỉ là các vật phẩm để cung tiến lên Thánh mẫu, họ còn bán các loại hải sản, các sản phẩm được làm ra từ hải sản như nước mắm,

cá khô, mực khô, các loại mắm tôm... Quản lý giá cả cũng như chất lượng các

mặt hàng này lại khơng thuộc thẩm quyền của Ban quản lý di tích đền. Do đó, vấn đề tự do bn bán của nhân dân trong vùng cho đến nay vẫn không thể kiểm sốt hết. Một số người dân vì q đề cao lợi nhuận mà không ý thức được sự tôn

nghiêm, văn hóa ứng xử tại các điểm du lịch tâm linh. Sự chèo kéo du khách, tự ý nâng giá, cùng các hoạt động kinh doanh trục lợi vẫn cịn tồn tại trong bên

ngồi khu vực quản lý của nhà đền [PL.1, A.32, tr.133]. Mặt khác, các hoạt

động viết sớ thuê, ép khách vẫn rải rác xuất hiện.

Bên cạnh đó, vấn đề mơi trường cũng là một vấn đề rất đáng được quan tâm: Rác thải trong và sau lễ hội. Mặc dù Ban quản lý di tích đền Hải Khẩu đã ký hợp đồng thời vụ với một số người dân vùng để thực hiện cơng tác vệ sinh, qt dọn khu di tích. Nhưng trên thực tế, vào những ngày lễ hội được diễn ra, bộ phận vệ sinh này vẫn khơng thể kiểm sốt hết được tất cả các khối lượng rác thải lớn như vậy, khi mà ý thức của người dân và du khách còn quá thấp

kém. Mặc dù rất quan tâm đến công tác vệ sinh môi trường, song Ban quản lý

di tích vẫn chưa thể kịp thời làm tốt được khâu quản lý này. Các trò chơi, trò diễn, các nghi lễ được diễn ra ngồi trời như kéo co, đánh bóng chuyền, bóng đá, các chương trình văn nghệ buổi tối, mít tinh kỷ niệm ngày mất của Thánh mẫu... được diễn ra trên một vùng đất rộng lớn, số lượng người tham gia đông và lượng rác thải sau mỗi hoạt động là không thể kể hết. Từ vỏ chai nước, vỏ bánh kẹo, đến các loại rác thải khác, được người dân và du khách thoải mái vứt “không thương tiếc”. Chị H (thôn Hải Hà, xã Kỳ Ninh, Kỳ Anh) cho biết: “Bọn chị quét dọn liên tục, nhưng cứ khoảng 30 phút, một tiếng sau quay lại

là thấy rác lại đầy trên sân bãi rồi” (Nguồn: PVS).

Để giải quyết được những tình trạng này địi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng như công an, quản lý thị trường, quản lý

văn hóa, các cấp chính quyền và nhân dân địa phương, kiên quyết bài trừ các

hoạt động trái phép, đồng thời nâng cao ý thức giữ vẻ đẹp linh thiêng nơi đền miếu khiến du khách thập phương đến với lễ hội một lần là nhớ mãi.

Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, việc hiểu biết về văn hóa

sẽ tăng thêm cơ hội để phát triển giao lưu hợp tác giữa các vùng miền, các

quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Nhằm để giới thiệu và quảng bá

vùng miền trong cả nước nói riêng, thì vấn đề tun truyền đóng vai trị rất quan trọng.

Nhờ sự tân tiến, hiện đại của các phương tiện truyền thông, công nghệ

thông tin mà các hoạt động tuyên truyền, quảng bá ngày một rộng rãi hơn,

nhanh chóng hơn. Các hoạt động này tạo ra hiệu quả rất lớn đối với lễ hội

trong việc thu hút khách thập phương và kêu gọi các nhà tài trợ.

Trong những năm vừa qua, công tác này được Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh, Ban quản lý di tích đền Hải Khẩu, dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh quan tâm, xúc tiến, nhất là trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội. Phịng Văn hóa huyện đã làm việc với các báo đài, các trang mạng internet để đư tin, bài về lễ hội, cũng như giới thiệu về khu di tích, cuộc đời sự nghiệp của Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu nhằm quảng bá sâu rộng cho nhân dân địa phương cùng du khách trong và ngồi nước. Ban quản lý di tích cùng với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cho xuất bản cuốn cẩm

nang du lịch “Hải Khẩu linh từ - thần tích và lễ hội” nhằm cung cấp cho du

khách gần xa những hiểu biết cơ bản về huyền thoại Loan nương Thánh mẫu, cũng như những nét đặc sắc của lễ hội đền Hải Khẩu.

Nhìn chung, cơng tác tun truyền quảng bá, xúc tiến du lịch lễ hội đền Hải Khẩu tuy đã được sự quan tâm của các cấp chính quyền và đạt được một số kết quả nhất định nhưng chưa thường xuyên, phạm vi tuyên truyền, quảng bá còn hạn chế.

Để tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền quảng bá và xuất bản các ấn phẩm có liên quan đến lễ hội đền Hải Khẩu cần có sự kết hợp đồng bộ giữa các ngành văn hóa và các ban ngành khác trong huyện, trong tỉnh và được bắt đầu từ những việc cơ bản nhất như: Cho xuất bản các tờ rơi, tờ gấp, in các loại băng đĩa phát cho du khách nhằm giới thiệu về Khu di tích đền Hải Khẩu, nhân vật được thờ phụng, những nét đặc sắc của lễ hội (từ nghi thức thờ cúng,

các trò chơi, trò diễn...) và các danh lam thắng cảnh nổi bật trong vùng, giúp

tích. Bên cạnh đó tờ gấp, tờ rơi nên chứa đựng các thơng tin chính thức về du lịch Kỳ Anh, Hà Tĩnh, lời giới thiệu cho du khách về con người, cảnh đẹp thiên nhiên, những di tích lịch sử và lễ hội. Cung cấp cho khách những thông tin cần thiết như hệ thống giao thông đường bộ, đường biển, các điểm tham quan, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn... Đối với các tờ gấp này có thể phối hợp với các cơ quan ban ngành cung cấp miễn phí cho khách hoặc dán trên các phương tiện giao thông công cộng.

Thiết kế và thành lập trang website của di tích đền Hải Khẩu, trong đó cung cấp đầy đủ các thông tin về Tổng quan khu di tích; chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý di tích, các hoạt động nổi bật được diễn ra trong tuần, trong tháng tại di tích, các bài thơ, bài viết, các bài văn tế; cùng những hình ảnh liên quan đến lễ hội, di tích, hiện vật trong đó... Trang web của di tích sẽ là hình ảnh cụ thể, sinh động, bao quát giúp du khách cũng như bà con nhân dân hiểu sâu, hiểu rộng về di tích và lễ hội đền Hải Khẩu, giúp đưa hình ảnh của di tích và lễ hội đến được với đông đảo du khách và nhân dân nhất.

Xây dựng những đoạn phim ngắn giới thiệu về di tích và lễ hội bằng tiếng Việt và tiếng Anh, tiếng Trung... để phát trên đài truyền hình hoặc trên các trang website, nhằm quảng bá, đưa hình ảnh lễ hội đến được với cả những du khách nước ngoài.

Tận dụng các cơ hội tham gia các hội chợ du lịch, hội chợ thương mại, các hội thảo để có điều kiện tiếp thị sản phẩm du lịch của địa phương, qua đó giới thiệu về di tích danh thắng đền Hải Khẩu và lễ hội.

Đồng thời trước các kỳ lễ hội sẽ có thơng báo địa điểm, thời gian, các hoạt động chính sẽ có trong mùa lễ hội của năm đó trên thơng tin đại chúng, các kênh truyền hình, các đài phát thanh Tỉnh và huyện để nhân dân trong toàn Tỉnh và du khách khắp cả nước thu xếp thời gian, lên kế hoạch về tham gia hội. Các ngã đường dẫn về lễ hội cần trang trí cổng chào, treo các băng rơn, áp phích, các khẩu hiệu chào mừng...

Trong khn viên di tích đền thờ vào những ngày diễn ra lễ hội mặc dù có treo biển thơng báo ngày tổ chức lễ hội, nhưng khơng có đầy đủ thơng tin về các hoạt động sẽ diễn ra trong những ngày đó để du khách nắm bắt được lịch trình cụ thể nhằm quyết định có nên nán lại tham gia hay khơng. Vì thế cho nên Ban quản lý di tích đền Hải Khẩu nên đăng cả lịch lễ hội trên bảng thông báo để du khách gần xa được biết rõ, giúp du khách thưởng thức hết các giá trị văn hóa như mong muốn.

Một phần của tài liệu Lễ hội đền HảI khẩu linh từ xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)