Chương 2 : LỄ HỘI ĐỀN HẢI KHẨU LINH TỪ TRONG TRUYỀN THỐNG
2.2. Những nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội đền Hải Khẩu linh từ
2.2.1. Sự tích hợp các lớp tín ngưỡng
Lễ hội đền Hải Khẩu linh từ là một lễ hội lớn, đặc sắc nhất của tỉnh Hà Tĩnh. Bên cạnh những nghi thức tế lễ, đám rước, trò chơi dân gian như các lễ
hội truyền thống khác, lễ hội cịn có các nghi thức hết sức đặc trưng của một
lễ hội lịch sử, thờ anh hùng dân tộc nhưng lại có sự kết hợp độc đáo của lớp tín ngưỡng thờ thần biển, cùng lớp văn hóa nơng nghiệp. Điều này đã tạo nên một sức cuốn hút rất thú vị về mặt tâm linh, mà không một lễ hội nào trên địa bàn Hà Tĩnh có được:
2.2.1.1. Tín ngưỡng thờ thần biển
Về mặt lịch sử, dựa trên những manh mối của truyền thuyết về sự hy sinh của nàng Bích Châu, chúng ta có thể nhận thấy rằng tập tục hiến tế thủy thần vẫn đang còn tồn tại trong giai đoạn sơ kỳ Trung đại. Dưới thời Cổ đại, không chỉ ở nước ta, mà rất nhiều nước trên thế giới vẫn diễn ra tập tục hiến tế này. Bên cạnh việc giết người sống, nhất là việc giết tù binh và giết trẻ em hàng loạt trong các lễ tế trọng đại mà ngành khảo cổ học đã phát hiện nhiều vết tích rùng rợn của các bộ lạc thổ dân da đỏ châu Mỹ. Sử sách và truyền thuyết đơng tây cịn ghi chép được nhiều tập tục khác, như dùng người sống cúng cho các loài thú dữ mà người ta coi là hung thần ở những địa phương mà lồi đó hồnh hành, như câu chuyện cúng Chằn tinh trong truyền thuyết Thạch Sanh hay việc bắt cung nữ lên giàn lửa chết theo vua Ấn Độ và những nền văn hóa gần gũi với Ấn Độ. Ở Việt Nam chúng ta, nhà Trần đã từng phái
Đỗ Khắc Chung vào Chiêm Thành cứu công chúa Huyền Trân sau khi vua
Chiêm là Chế Mân chết đột ngột. Ở Trung Quốc tuy không bắt lên giàn lửa
thiêu nhưng lại chôn sống cung nữ bên cạnh mộ vua. Một tập tục khác cũng không kém phần phổ biến là hằng năm cắt lượt cho từng gia đình hiến các cơ gái đẹp ném xuống sơng làm vợ Hà Bá để thần không dâng nước lên phá hoại
sinh linh và mùa màng... Trong Lê triều thông sử, Lê Quý Đôn đã ghi được
câu chuyện Lê Lợi khi chuyển từ Lỗi Giang vào xứ Nghệ năm 1421, đi qua sông Lam đã phải đưa người vợ thứ ba hiến cho thần sông ở đây để thuyền đi
được an toàn. Trước khi chết người vợ thứ ba đó chỉ có một ước nguyện là
sau này con nàng sẽ được nối ngôi báu và Lê Lơi đã giữ lời hứa, về sau đành truất Thái tử Tư Tề đi mà cho Lê Bang Cơ con bà lên ngôi tức là Lê Thái
Tông [34, tr.32].
Theo truyền thuyết của Đoàn Thị Điểm, vùng biển Kỳ Hoa lúc bấy giờ
do vị thần Giao Long cai quản. Giao Long tức thuồng luồng vốn là loài thủy quái hung dữ, đã hiện lên và yêu cầu vua Trần Duệ Tông phải hiến cho hắn một nàng Cung nữ xinh đẹp và giỏi giang. Trong tình thế mn phần khó xử ấy, nàng Bích Châu đã tự nguyện hy sinh, xin nhảy xuống biển làm vật hiến tế thủy thần để cầu sự an toàn cho quân sĩ.
Bắt nguồn từ tập tục hiến tế đó, trong lễ hội đền Hải Khẩu linh từ, nhân dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã sử dụng con bò làm “cỗ sinh”, là lễ vật để dâng lên Thánh Mẫu, nhằm tưởng nhớ tới sự hy sinh cao cả của Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu. Ngay sau khi ngơi đền Hải Khẩu được xây dựng, bà con nhân dân trong vùng đã thả một đơi bị non ở trên núi Cao Vọng, hằng năm cứ đến ngày giỗ Thánh mẫu thì làng lại mang một chén nước thánh lên núi bắt bò, đưa về làm lễ tế Người.
Một đặc điểm nữa, Kỳ Anh là huyện có 63 km bờ biển, chạy theo
hướng tây bắc - đơng nam. Ngồi khơi nhìn vào, người ta thấy nhấp nhô
những dải núi lấn ra biển thành những bán đảo, có những dải núi lấn ra biển tới 8km.
Đặc điểm địa lý, tự nhiên này đã tác động tới đời sống kinh tế của vùng đất này. Nó vừa là yếu tố quy định, vừa là thế mạnh để nhân dân Kỳ Anh phát triển về kinh tế biển. Từ xa xưa người dân nơi đây đã xem nghề đi biển, đánh cá là nghề chủ đạo, được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cũng vì thế mà trong niềm tín ngưỡng của nhân dân Kỳ Anh, họ rất tin vào sự phù hộ, chở che của các đấng thần linh. Mấy trăm năm nay, dân vùng
biển quanh đền, làm nghề biển, đánh cá, đi buôn…trước khi đi đều đến đền
Hải Khẩu khấn cầu xin may mắn, thuyền ra khơi sóng n biển lặng, tơm cá đầy khoang. Lạ thay rất linh ứng. Đã từ lâu người dân vẫn hay gọi tên đền là
đền Bà Hải (vị thần biển cả). Những người theo đạo Mẫu gọi Bà là Mẫu Kỳ
Anh, Loan Nương Thánh Mẫu (Loan là vũng biển, vị thánh mẫu của biển).
2.2.1.2. Tín ngưỡng nông nghiệp
Kỳ Anh là một huyện đặc biệt của tỉnh Hà Tĩnh, bởi đây vừa là huyện núi, vừa là huyện biển. Bà con nhân dân trong vùng không chỉ sống bằng nghề đánh cá, đi biển và khai thác các lợi ích từ biển, đồng thời luôn nỗ lực phát triển nền nơng nghiệp, chăn ni. Diện tích đất nơng nghiệp của huyện Kỳ Anh khá lớn, nhưng đồng điền kém màu mỡ và thường xuyên bị thiên tai (bão tố, mưa lụt, hạn hán...), trong lịch sử còn thường xuyên bị địch họa tàn
phá nặng nề. Niềm mong ước mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu là điều
mà bà con mong mỏi nhất.
Hằng năm lễ hội đền Hải Khẩu linh từ diễn ra, bà con nhân dân tổ chức hội đua thuyền, đây được coi là biểu hiện đặc sắc của tục cầu nước, cầu mưa của nhân dân ta từ bao đời nay. Theo nhà nghiên cứu Lê Trung Vũ, hội đua thuyền là “hoạt động biểu hiện tinh thần thượng võ của tổ tiên ta, dân tộc ta. Song nội dung ban đầu khơng hẳn là như vậy mà chính là một lễ thức, phong tục sinh ra từ hoạt động nông nghiệp như nghi thức cầu mùa” [48,tr.126]
Bên cạnh đó trong lễ hội đền Hải Khẩu linh từ, nhân dân địa phương cịn có phong tục gói bánh chưng thờ Thánh Mẫu trước khi lễ hội diễn ra gần một tháng. Bánh chưng được gói ba chiếc to, mỗi chiếc phải đến 5kg gạo nếp
và 1,5kg đậu (đỗ) làm nhân. Cùng với 12 cặp bánh chưng nhỏ, mỗi chiếc cũng đến 2kg nếp và 0,5kg đỗ làm nhân.
Phong tục thờ bánh chưng vào dịp Tết và trong các dịp lễ hội là một nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân
vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh nói riêng. Điều này đã được nhân dân lưu truyền từ
thời Hùng Vương (đời thứ Sáu) cho đến ngày nay và hơn hết, phong tục này còn là sự khẳng định tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn
hóa lúa nước. Nó vừa mang nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh, vừa mang nét
văn hóa ẩm thực. Cả hai cùng quyện lẫn vào nhau trong một chỉnh thể cân xứng giữa một bên là vẻ hình thức bề ngồi, một bên là những ngun liệu bên trong của bánh chưng. Chỉnh thể cân xứng, thống nhất đó được thể hiện bằng “quy trình”: gói, thờ cúng và thưởng thức bánh chưng như sự mặc định sở hữu về một trong những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc ta.
Bánh chưng là loại thức ăn vừa độc đáo, vừa gần gũi bởi đây là loại
bánh do chính người Việt Nam (Hồng tử Lang Liêu - đời Hùng Vương thứ
6) sáng tạo nên (theo cách giải thích huyền sử về nguồn gốc bánh chưng). Bánh chưng gói ghém trong nó cả một nền văn minh nơng nghiệp lúa gạo. Trong bầu khí văn minh đó, người Việt Nam sống vừa hịa hợp (thích nghi tối đa và tối ưu) vừa đấu tranh (biến đổi) với tự nhiên. Lá dong gói bánh là lá dong riềng lấy sẵn của thiên nhiên. Cái bánh chưng, là sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi Việt Nam: gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn... Cái đặc sắc, độc đáo của bánh chưng không phải chỉ là, thậm chí khơng phải chủ yếu là ở từng yếu tố họp thành cái bánh mà là ở cơ cấu của bánh, nó tạo nên nét khác biệt trong hình khối, mầu sắc, hương vị của bánh chưng so với các loại xôi đỗ và bánh nếp khác [50].
Như vậy, bánh chưng là một món ăn dân tộc, là lễ vật giản dị, quen thuộc nhưng vô cùng cao quý. Bởi nó được làm ra từ những sản vật của quê hương, bằng bàn tay, mồ hôi, cơng sức của nhân dân ta, chứa đựng trong đó tấm lịng thành kính của bà con đối với các bậc thần linh, tiên tổ.
Nhân dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã thành tâm, cung kính dâng lên Thánh mẫu sản vật của quê hương, thể hiện lòng biết ơn trước đức hy sinh cao cả vì dân, vì nước của vị Cung phi xinh đẹp, tài giỏi. Đồng thời cầu mong Thánh mẫu sẽ soi đường, chỉ lối, phù hộ cho mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu, cuộc sống của nhân dân luôn được ấm no, hạnh phúc. Ẩn sau tất cả những nét đẹp ấy là lớp văn hóa nơng nghiệp được tích hợp trong lễ hội đền Hải Khẩu linh từ.
2.2.1.3. Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ghi nhận rất nhiều công lao to lớn của những người anh hùng đã quên mình cống hiến cho đất nước, cho nhân dân. Từ Bà Trưng, Bà Triệu đến Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi... cùng rất nhiều các
vị anh hùng dân tộc khác. Nhân dân khắp cả nước đã lập đền thờ, với lòng
ngưỡng mộ và tơn kính đã suy tôn các anh hùng dân tộc thành những vị Thánh, những bậc Nhân thần, gửi gắm rất nhiều niềm tin hy vọng sẽ được các vị thần che chở, phù hộ để gặp nhiều may mắn, ln bình an, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Đồng thời thể hiện sự biết ơn những công lao to lớn của các vị anh hùng, mong muốn noi gương, học tập những điều tốt đẹp của các vị Nhân thần.
Nàng Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu đã thể hiện tình yêu nước theo một cách đặc biệt là tự nguyện làm vợ quỷ thần để cứu vua và hàng ngàn binh lính trên đồn thuyền đang có nguy cơ bị sóng biển chơn vùi khi đang trên đường hành quân. Sự hy sinh cao cả ấy của người là tấm gương sáng ngời về đức tính chung thủy, một tấm lòng trung nghĩa, tiết liệt. Tuy cuộc đời vinh quang và nghĩa cử cao đẹp của Người khơng được chính sử phong kiến biên chép nhưng lại được khắc ghi trong tâm khảm của nhân dân bao đời, trở thành những huyền thoại linh thiêng và bất diệt. Nhân dân tôn sùng Người như một vị anh hùng dân tộc. Cái chết của Người là một cái chết thiêng, chính nó đã hiển linh thành một sức mạnh thần bí hộ vệ dân chúng trong đời sống tín
ngưỡng của cộng đồng nhiều thế kỷ nay. Bởi vậy, Lễ hội đền Hải Khẩu linh từ giống như một món ăn tinh thần, là hoạt động thường niên của bà con nhân dân vùng Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Nhân dân mở hội để dâng lên Thánh mẫu những sản vật của quê hương nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức của Người, đồng thời gửi gắm niềm tin vào sự chở che, soi đường chỉ lối, phù hộ độ trì của Thánh mẫu cho mình và cho mọi người.