Vấn đề trình độ, thái độ của người quản lý và phục vụ

Một phần của tài liệu Lễ hội đền HảI khẩu linh từ xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 95 - 100)

Chương 2 : LỄ HỘI ĐỀN HẢI KHẨU LINH TỪ TRONG TRUYỀN THỐNG

3.2. Những vấn đề đặt ra hiện nay đối với lễ hội đền Hải Khẩu linh từ

3.2.2. Vấn đề trình độ, thái độ của người quản lý và phục vụ

Di tích đền Hải Khẩu linh từ (đền Nguyễn Thị Bích Châu) là di tích cấp quốc gia, cần phải được bảo vệ, tôn tạo và khai thác, phát huy ngày càng tốt hơn các giá trị văn hóa - lịch sử - danh thắng, phục vụ nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân dân. Nghị quyết số 39/NQ-TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị, Quyết định 72 của Thủ tướng Chính Phủ (quyết định số 72/2006/QĐ-TTg) về phát triển Khu kinh tế Vũng Áng, trong đó xã Kỳ Ninh, quần thể Di tích đền thờ Hải Khẩu linh từ nằm trong vùng quy hoạch phát triển khu du lịch - dịch vụ phục vụ cho khu kinh tế. Vì vậy, quy mơ và tầm ảnh hưởng của Di tích ngày một lớn,

lượng khách đến với di tích ngày một tăng; cơng tác bảo vệ, tơn tạo, phát huy khai thác giá trị của di tích địi hỏi ngày càng cao, chun sâu hơn, vai trò quản lý của Nhà nước đối với mọi hoạt động của di tích ngày càng phải tồn diện hơn. Do đó địi hỏi năng lực trình độ của Ban quản lý di tích ngày càng phải cao hơn, chuyên nghiệp hơn và có hiệu lực, hiệu quả hơn. Năm 2012, Ban quản lý di tích lịch sử đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu được thành lập mới theo hướng đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh, để thay cho Ban quản lý cũ vốn là do những cán bộ xã về hưu đứng ra quản lý nhưng lại không am hiểu về công tác quản lý di tích, khơng có trình độ chun mơn về ngành văn hóa, chủ yếu là quản lý bằng kinh nghiệm bản thân. Điều này đã giúp nâng cao vai trị, vị trí của Ban quản lý di tích, đưa hoạt động của Ban quản lý ngày càng đi vào nề nếp, ổn định, quy cũ, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, cơng tác tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động của Ban quản lý có lúc cịn thiếu nhạy bén và linh hoạt,

nhất là những thời điểm đông khách, trách nhiệm một số đồng chí trong Ban

và các bộ phận phục vụ chưa năng động, thiếu tự giác. Tinh thần thái độ phục vụ khách chưa thật tốt, một số bộ phận để du khách khơng hài lịng.

Đội ngũ thầy giúp lễ mặc dù đã qua sát hạch hằng năm và có rất nhiều chuyển biến tốt nhưng vẫn cịn nhiều mặt hạn chế về tinh thần, thái độ phục vụ. Thể hiện ở việc phân biệt đối xử, hiện tượng chọn khách, bắt khách vẫn cịn xẩy ra, một sơ thầy trình độ năng lực cịn yếu. Tình trạng mất đồn kết, vi phạm quy chế và quy tắc làm việc vẫn chưa chấm dứt. Theo báo cáo tổng kết hoạt động của Ban quản ly di tích cuối năm 2013, thì Ban đã phải xử lý kỷ luật tạm đình chỉ cơng tác 3 thầy giúp lễ.

Đối với cơng tác an ninh, bảo vệ thì lực lượng bảo vệ chưa thật sự phát

huy tốt chức trách và nhiệm vụ được giao, thiếu nhạy bén nắm bắt mọi diễn

biến tình hình, cũng như các vụ việc để kịp thời ngăn chặn và xử lý. Trong thực hiện nhiệm vụ thiếu cương quyết và ngại va chạm.

Khi xưa, trước ngày khai hội nhân dân trong vùng đã lập ra một ban tổ

chức lễ hội, ban tổ chức sẽ gồm các chức sắc trong làng, những người hiểu

biết về địa phương, về ngơi đền, là những người uy tín, đã từng tham gia lễ hội nhiều năm, có kinh nghiệm trong cơng tác tổ chức lễ hội. Những năm sau này, ban tổ chức sẽ gồm Ban quản lý di tích, Ủy ban nhân dân xã Kỳ Ninh, cùng sự tham gia chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh. Ban tổ chức bắt đầu làm việc từ đầu năm mới, cùng chuẩn bị, lên kế hoạch, các tiết mục lễ và hội, đồng thời tổ chức thực hiện. Như vậy có thể nói vai trị của Ban tổ

chức lễ hội là vô cùng quan trọng, quyết định phần lớn sự thành công hay

không thành công của một lễ hội. Do đó, ban tổ chức cần lên kế hoạch tổ chức lễ hội một cách rõ ràng, với các chương trình cụ thể, sự phân tích và chuẩn bị các phương án dự phòng, đảm bảo trật tự an tồn, lành mạnh, cơng tác phục vụ và hướng dẫn du khách tốt.

Kế hoạch tổ chức và chương trình, kịch bản lễ hội cần có sự chuẩn bị chu đáo, với sự tham mưu, chỉ đạo từ những cơ quan chức năng, quản lý có chuyên môn, nghiệp vụ. Nhưng cần phải tránh sự can thiệp quá sâu, dẫn đến lễ hội cổ truyền được tổ chức mang nặng tính hành chính, như một cuộc mittinh, một lễ kỷ niệm. Sự quản lý, định hướng của các cơ quan chức năng nhằm giúp lễ hội giữ được các nét đặc trưng truyền thống của nó, tránh đi chệch hướng, bị biến tấu theo chiều hướng mê tín dị đoan...

Tăng cường hơn nữa tổ bảo vệ trong những ngày diễn ra lễ hội là việc làm rất cần thiết. Tổ bảo vệ phải có sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an địa phương nhằm bảo vệ di tích, bảo vệ khơng gian, cảnh quan xung quanh di tích, thường xuyên cảnh giác, đề phòng hỏa hoạn, chập cháy do điện, do hương nến gây ra. Đồng thời tổ bảo vệ cần làm tốt công tác an ninh trật tự, chống lại sự xâm hại, xâm lấn di tích, trộm cắp các cổ vật, ngăn ngừa các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như xã hội (đua xe, gây gổ, cá cược, cờ bạc, mê tín dị đoan, chèo kéo khách...).

Duy trì và quản lý tốt dịch vụ kinh doanh, buôn bán trong khu vực di tích, xử lý nghiêm túc hiện tượng nâng giá, ép giá, chặn đường chào mời, lôi

kéo tranh giành khách làm ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa nơi tâm linh, đảm

bảo tốt an tồn giao thông. Đồng thời quản lý tốt bộ phận thầy giúp lễ trong việc thực hiện nội quy, quy chế cũng như năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức, lề lối tác phong làm việc. Nhằm không ngừng đưa hoạt động của bộ phận thầy giúp lễ ngày càng đi vào nề nếp, nghiêm túc phục vụ và hướng dẫn du khách một cách hiệu quả, chất lượng cao hơn.

Năm 2012, Ban quản lý di tích đền Hải Khẩu linh từ được thành lập mới theo hướng đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc phịng Văn hóa huyện Kỳ Anh, Ban có con dấu, có tài khoản riêng, được phép tự thu tự chi. Thế nhưng cũng cần phải minh bạch hơn nữa các văn bản thu chi từ lễ hội và di tích, đặc biệt là nguồn thu chi từ tiền tài trợ của các nhà hảo tâm, tiền cơng đức, cung tiến để đảm bảo sự rạch rịi và quản lý tốt, an toàn nguồn ngân sách, thu chi đúng kế hoạch, đúng nguyên tắc, đúng luật nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn thu nói trên phục vụ cho di tích, lễ hội.

Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, để quy chế tổ chức lễ hội của ngành thực sự đi vào cuộc sống, chúng ta cần có sự phối hợp cả trong việc ban hành văn bản và tổ chức hướng dẫn thực hiện văn bản đó trong thực tiễn ở mọi cấp, ngành và địa phương. Bên cạnh việc hồn thiện thể chế,

chính sách, công tác kiểm tra, giám sát sẽ giúp ngành theo sát được diễn biến

diễn ra trong thực tiễn. Lễ hội cổ truyền là một sản phẩm của quá khứ, nhưng được vận hành trong xã hội hiện tại, được lựa chọn bởi những con người

trong thời hiện tại. Chính vì lẽ đó, lễ hội cổ truyền ln có những thay đổi.

Chính vì vậy việc giám sát hoạt động lễ hội là một công việc rất cần thiết trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội.

Sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong tổ chức và quản lý lễ hội đền Hải Khẩu linh từ chính là một nhân tố quan trọng. Nó đảm bảo cho các lễ hội truyền thống được thực hiện thuận lợi trong tinh thần chung về xây

dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quản lý Nhà nước và hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với hoạt động của lễ hội truyền thống ở Hà Tĩnh nói chung và lễ hơi đền Hải Khẩu nói riêng là làm cho lễ hội được vận hành đúng theo quy luật văn hóa, nội dung của phần lễ phải phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nội dung của phần hội phải phù hợp và mang lại lợi ích sinh hoạt cho cộng đồng.

Chính quyền địa phương các cấp cần quản lý chặt chẽ việc quy hoạch sắp xếp các hàng quán, dịch vụ vui chơi giải trí hợp lý, tạo điều kiện để nhân dân địa phương có thêm thu nhập nhưng vẫn bảo đảm tính văn hóa trong các hoạt động dịch vụ, khơng tạo kẽ hở nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, làm mất đi bản sắc văn hóa và ý nghĩa, tốt đẹp của lễ hội.

Bên cạnh đó cần đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hố đặc sắc, các di tích, các lễ hội trên địa bàn Tỉnh, trong đó có lễ hội đền Hải Khẩu linh từ. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho

hoạt động văn hoá - thể thao và du lịch; tiếp tục đầu tư, hỗ trợ có trọng điểm

thơng qua chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá và những dự án cho công tác bảo tồn văn hoá truyền thống. Kiểm kê, thống kê, lập hồ sơ khoa học, đánh giá thực trạng và hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc. Xây dựng kế hoạch đầu tư cụ thể từng năm và trong giai đoạn tới để trùng tu, tôn tạo, nâng cấp các hạng mục cơng trình tại di tích lịch sử - danh thắng trọng điểm này; tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu hiện vật để bổ sung thêm các hiện vật, cổ vật của đền. Tổ chức bán các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng lân cận trong mỗi dịp lễ hội... Từ đó, các giá trị truyền thống được bảo tồn và phát huy. Nhân dân trong và ngoài tỉnh biết nhiều hơn và quan tâm hơn đến truyền thống văn hoá đặc sắc và đa dạng của tỉnh Hà Tĩnh nói chung và của huyện Kỳ Anh nói riêng.

Một phần của tài liệu Lễ hội đền HảI khẩu linh từ xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)