1.2. Nhân vật được phụng thờ tại đền Hải Khẩu linh từ
1.2.2. Nhân vật Nguyễn Thị Bích Châu trong truyền thuyết dân gian
Kể về cái chết của Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu trong dân gian còn lưu truyền hai truyền thuyết:
1.2.2.1. Truyền thuyết thứ nhất
Có một số lời kể cho rằng, trong trận đánh với quân Chiêm Thành ở thành Đồ Bàn (tỉnh Bình Định ngày nay), quan quân nhà Trần bị núng thế. Các viên tướng trụ cột triều đình xơng ra cứu giá đều tử trận. Bích Châu thân chinh đứng ra chỉ huy đạo quân bảo vệ nhà vua, trong khi tả xung hữu đột nơi trận mạc, Cung phi bị trúng mũi tên độc. Vì vết thương quá nặng đến giờ Tý ngày 11 tháng 2 năm Đinh Tỵ 1377, Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu đã từ trần. Ba ngày sau vua Trần Duệ Tông cũng băng hà. Linh cửu của nhà vua và
cung phi được đưa về bằng đường thủy, đến đầu địa phận Châu Hoan (tỉnh Hà Tĩnh ngày nay) bị gió bão khơng đi được. Quan quân đem linh cửu nhà vua rước về bằng đường bộ và an táng tại Nam Định, còn linh cửu của Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu tiếp tục đưa về bằng đường thủy, đến cửa Khẩu thì phải dừng lại. Triều đình xuống chiếu cho an táng Cung phi tại cửa Khẩu và lập miếu thờ tại đây [19, tr.18-19].
1.2.2.2. Truyền thuyết thứ hai
Truyện kể rằng đồn qn của vua Trần Duệ Tơng trên đường đi chinh phật Chiêm Thành thì biển nổi sóng to gió lớn, đồn qn khơng thể nào tiến lên được. Thần Giao Long đã hiện lên, địi vua Trần phải gả cho mình một Cung phi để làm vợ, thì sẽ cho gió n biển lặng, nếu làm trái sẽ gặp nguy nan. Vua Trần chưa biết xử lý thế nào, lúc đó nàng Bích Châu chan chứa
nước mắt, nghẹn ngào nói khơng ra lời, quỳ trước mặt vua tâu rằng: “...Thiếp
đây khơng giám than luyến hịng hoa, tiếc thân bồ liễu, xin được trả cho xong cái nợ trước mắt kia”. Vua buồn rầu, nàng khẩn khoản: “...việc đã đến nơi, thế không dừng được. Ví bằng nấn ná, e lại xẩy ra tai biến to, có khi hải thuyền bị tan vỡ hết, vả lại khi hành quân, tướng sĩ là trọng, ân ái là nhẹ, đời xưa đã có người giết vợ, vứt con, cũng là do vạn sự bất đắc dĩ”
Vua nghe nàng nói, lịng thêm buồn bã, khơng nỡ bỏ nàng. Chính lúc
ấy, gió gào cuộn đất, sóng vỗ ngút trời, đã mấy phen thuyền rồng chực lật úp.
Nàng khóc tâu rằng “Có duyên may được hầu chăn gối, dám tiếc chết để
nghĩa phụ chàng...chỉ hiềm, ra quân chưa thắng, thân xuôi trước, luống để anh hùng nước mắt tn! Điều đó là di hận của thiếp vậy. Sau khi thiếp chết, xin bệ hạ sửa văn nghỉ võ, kén dùng người hiền, làm điều nhân nghĩa, dựng mưu chước lâu dài cho đất nước. Được như thế thì u hồn thiếp có thể ngậm cười nơi chín suối”. Nói xong, nàng liền nhảy xuống biển, trong gió gào sóng
cuộn, cịn nghe văng vẳng tiếng nói “Kính tạ qn vương, từ nay vĩnh biệt,
không thể hầu bên tả hữu nữa”. Vua và các phi tần kinh hoàng, luống cuống,
thủy qn mị tìm khơng thấy tung tích nàng đâu cả, liền làm lễ tế, đọc văn chiêu hồn. Tế xong văn võ bá quan đều khóc.
Mùa xuân năm Đinh Tỵ (1377), quân Đại Việt tiến vào cửa biển Thị
Nại (Qui Nhơn) đánh lấy đồn Thạch Kiều và động Ỷ Mang rồi tiến vào
thành Đồ Bàn, kinh đô vua Chiêm. Chế Bồng Nga lập đồn giữ ở ngoài thành, cho người trá hàng nói Chế Bồng Nga đã bỏ thành chạy trốn, xin tiến binh ngay. Duệ Tông tưởng thật, truyền lệnh tiến binh vào thành. Sợ trúng kế giặc, Đại tướng Đại Việt là Đỗ Lễ can mãi vua vẫn khơng nghe, vẫn đốc thúc qn lính tiến vào. Khi quân Việt đến chân thành Đồ Bàn, quân Chiêm từ bốn phía đổ ra đánh. Bị đánh bốn mặt, quan quân Đại Việt rối loạn, thua to. Bọn Đỗ Tử Bình lĩnh hậu qn, hèn nhát khơng đem quân ứng cứu. Hồ
Quý Ly cũng bỏ chạy. Trúng phải quỷ kế của vua Chiêm, Trần Duệ Tông
chết trong đám loạn quân [36].
Sau khi Cung phi qua đời, nhân dân vùng cửa Khâu đã lập đền thờ Bích Châu ở cửa biển này (nay là huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Năm 1470, vua Lê Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, khi tới đây trú qn, thấy có tịa miếu cổ, hương khói nghi ngút, hỏi tơng tích
biết được cơng trạng của Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu. Khi dừng chân
nghỉ lại đây, trong mơ màng, vua thấy một người con gái nhan sắc rất đẹp, từ dưới nước hiện lên, dâng ngọc minh châu, lạy khóc, xin nhà vua ra tay tế độ, vớt kẻ trầm luân. Vua bèn sai viết hịch thả xuống nước cho Quảng Lợi vương là vị thống trị của tên dâm thần Hải khẩu Giao đô đốc (Thuồng luồng) đã hiếp oan cung nữ vua Trần. Được chốc lát thì thấy thi thể Bích Châu nổi lên mặt nước, nhan sắc vẫn như lúc còn sống. Nhà vua cho mai táng, làm văn tế, dâng tiến lễ điện theo nghi lễ Hoàng hậu đương triều [36],
đề bốn chữ “Nữ trung hào kiệt” lên bài vị và nói rằng: “Tiên triều, Người là
bậc cứu quốc anh hùng, vì nước vì vua mà vong thân, nay ta cũng vì nước bảo tồn bờ cõi mà đi dẹp giặc, có linh thiêng thì giúp Trẫm kỳ khai đắc thắng, mã đáo thành công. Khi bản sư về triều, Trẫm sẽ khởi công lập miếu
và phong tặng” [4, tr.17]. Lời cầu khẩn được ứng nghiệm, vua Lê Thánh Tông xuất quân, trận đánh ấy quân nhà Lê đại thắng, ca khúc khải hoàn. Trên đường trở về nhà vua cho dừng đoàn quân lại nơi đây, xuống chiếu cho xây dựng ba tòa điện, cấp ruộng tế, sai người coi đền và sắc phong cho Bích
Châu là “Chế Thắng Đại vương Thượng đẳng thần” và làm một bài thơ
chữ Hán đề lên vách đền.
Cái chết của Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu dù được kể theo hai cách khác nhau nhưng ta có thể khẳng định một sự thật lịch sử rằng nàng đã vì vua, vì nước mà anh dũng hy sinh trên đường hành quân tại vùng biển huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay. Sự hy sinh của Cung phi là một tấm gương cao cả, là một liệt nữ được người đời mãi tôn sùng.