Chương 2 : LỄ HỘI ĐỀN HẢI KHẨU LINH TỪ TRONG TRUYỀN THỐNG
3.1. Nhận diện sự biến đổi và nguyên nhân của sự biến đổi
3.1.1. Nhận diện sự biến đổi
Dựa vào việc tìm hiểu lễ hội đền Hải Khẩu linh từ qua các năm 2005,
2007, 2010 và 2015... Sự biến đổi của lễ hội đền Hải Khẩu linh từ thể hiện
qua các nội dung sau:
3.1.1.1. Lễ vật dâng cúng
Cũng như các hiện tượng văn hóa khác, lễ vật dâng cúng là những vật phẩm ngon nhất bày tỏ lịng thành kính của cá nhân, gia đình, dịng họ và cả cộng đồng lên Thánh mẫu cũng như các vị thần thánh khác. Những yếu tố này vẫn được duy trì trong lễ hội đền Hải Khẩu ngày nay. Tuy nhiên khi đi sâu tìm hiểu, tác giả nhận thấy nó đang có sự thay đổi theo hướng trần tục hóa.
Lễ vật dâng cúng trước đây là những sản vật nơng nghiệp do chính cộng đồng cư dân vùng Hải Khẩu, Kỳ Anh làm ra và việc chuẩn bị lễ vật là một việc quan trọng, được kéo dài cả năm, có nhiều kiêng cữ trong suốt quá trình chuẩn bị, chế biến. Nếp, đậu dùng để gói bánh chưng dâng lên Thánh mẫu được nhân dân trồng trên một vùng đất cao ráo, sạch sẽ, lựa chọn những gia đình có uy tín, giỏi việc bếp núc để giao việc gói bánh. Bánh chưng và bánh dày là thành quả lao động của cha ơng ta, phản ánh tư duy và trình dộ phát triển của con người từ khi biết gieo trồng sau đó chế biến thành sản vật. Đó là nét đẹp văn hóa khơng chỉ riêng huyện Kỳ Anh, mà cịn là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Nhưng sự cầu kỳ trong việc chuẩn bị các lễ vật của người dân làng Hải Khẩu cho thấy bà con trong vùng rất cẩn thận, chu đáo, thể hiện lịng tơn kính, sự ngưỡng vọng của nhân dân đối với Thánh mẫu. Ngoài ra, lễ vật dâng cúng ngày xưa bên cạnh cỗ thục (cỗ chín), thì cịn có cỗ sinh (con vật sống) và vật phẩm đó là con bị vàng được thả rông trên núi Cao Vọng.
Trong điều kiện xã hội hiện nay, khi mà cơ sở kinh tế ruộng cơng
khơng cịn, đồng thời trong bối cảnh kinh tế thị trường, ẩm thực cũng là một
loại hàng hóa, thì các lễ vật dâng cúng không được chuẩn bị công phu như xưa. Lễ vật dâng cúng trong lễ hội đền Hải Khẩu linh từ đã có nhiều sự biến đổi. Ngày nay, lễ vật dâng cúng trong lễ hội không phải chỉ là sản vật của cư dân trong vùng mà là sản vật hoa thơm trái ngọt gửi gắm trong đó lịng biết ơn Thánh mẫu của các cộng đồng dân tộc Việt, của du khách từ khắp mọi miền đất nước. Bên cạnh các loại trái cây trong vùng, cỗ xơi gà, bánh chưng, rượu trắng nay có thêm các loại kẹo bánh do các nhà máy sản xuất, các loại rượu vang, bia, nước ngọt, các loại trái cây của Trung Quốc, của Mỹ nhập
khẩu... [PL.1, A.21, tr.128]. Vật phẩm trong lễ tế bò sống cũng đã được thay
bằng lợn hoặc gà [PL.1, A.10, tr.127]. Như vậy, cũng đồng nghĩa với việc lễ
tế bị sống đã khơng cịn được duy trì. Theo bác X - phó ban quản lý đền Hải
Khẩu linh từ thì “lễ tế bị đã khơng cịn được tổ chức khoảng 100 năm nay”
(Nguồn: PVS). Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, núi
Cao Vọng bị máy bay ném bom tàn phá nặng nề, đàn bị hoang cũng vì thế mà bị tuyệt chủng. Trong chiến tranh, đời sống của bà con nhân dân toàn huyện và xã gặp phải mn vàn khó khăn, vì thế mà lễ giỗ Thánh mẫu được nhân dân tổ chức đơn giản, chỉ nội bộ trong xã. Lễ tế bị từ đó khơng cịn được duy trì nữa.
Vì điều kiện, hồn cảnh đã có nhiều biến đổi nên lễ hội có một số thay
đổi, bên cạnh việc giữ lại một số yếu tố truyền thống thì một số hoạt động cũng được sửa đổi để phù hợp hơn. Như chúng ta đã biết, phong tục tập quán thể hiện nhịp điệu của cuộc sống xã hội, một xã hội mới với những nhịp điệu mới, phong tục tập quán ắt phải thay đổi để hòa nhập vào cuộc sống và thời đại. Trong lễ hội đền Hải Khẩu ngày nay, bánh chưng cũng được làm đơn giản hơn, tùy vào từng năm mà bà con khơng cịn gói những chiếc bánh chưng to như trước, thay vào đó là kỷ niệm bao nhiêu năm ngày giỗ của Thánh mẫu thì sẽ gói từng đó chiếc bánh chưng. Năm 2010, kỷ niệm 633 năm
ngày mất của Loan Nương Thánh mẫu Nguyễn Thị Bích Châu, nhân dân sẽ
gói 633 chiếc bánh để dâng lên Người. Bánh chưng có năm sẽ giao cho các
thơn tự chuẩn bị, có năm phân cơng một số người dân cùng với các thành viên
của nhà đền tập trung gói tại bếp của đền và đến ngày diễn ra lễ giỗ sẽ được
đưa về làm lễ. Theo đó, các nguyên liệu để gói bánh cũng khơng chuẩn bị một cách cầu kỳ như trước nữa. Gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, thịt lợn được mua ở ngoài chợ, tất nhiên sẽ lựa chọn nhà nào khơng có tang, trong gia đình khơng có người sinh đẻ, sống hịa thuận, n ấm, có đạo đức tốt... để mua.
Dâng cúng lễ vật lên Thánh mẫu bên cạnh việc bày tỏ lịng thành kính, sự biết ơn đối với cơng lao to lớn của Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu với dân, với nước, thì sau đó là để cho nhân dân được thụ lộc. Mục đích đó vẫn được duy trì trong lễ hội đền Hải Khẩu linh từ ngày nay.
3.1.1.2. Thực hành các nghi thức, nghi lễ
Trong một lễ hội cổ truyền, nghi lễ là một khâu quan trọng, nhất là nghi lễ tế thần, sau nữa là nghi lễ rước. Đây là những nghi lễ được cộng đồng coi trọng bởi việc tế thần là việc thiêng liêng, không được sai phạm từ động tác, hành vi, lời văn, đến các nghi trượng, lễ vật...
Khi đề cập đến việc thực hành các nghi thức, nghi lễ trong lễ hội đền Hải Khẩu từ xưa đến nay, theo lời kể của bà con trong xã thì khơng biết lễ hội đã được
bắt đầu từ ngày tháng năm nào. Thời phong kiến, lễ tế Thánh mẫu Nguyễn Thị
Bích Châu được tổ chức nhân dân tổ chức rất công phu, tỉ mỉ, trang trọng. Trong kháng chiến chống Pháp, rồi trong chiến tranh chống Mỹ vì hồn cảnh lịch sử nên lễ giỗ thường đơn giản, bà con Kỳ Ninh bảo chỉ là làm mít tinh. Đến năm 2005, lễ giỗ mới được khôi phục lại một cách bài bản và đầy đủ nhất. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đã kể rằng:
Nhân lễ giỗ thứ 628 chúng tôi đề nghị xã và huyện cho khôi phục lễ
tế cho trang nghiêm. Chúng tôi đưa từ Hà nội vào bức trướng lớn lồng kính bài Kê Minh để rước, một lẵng hoa đúng 628 bông hồng, cố giáo sư Vũ Ngọc Khánh bấy giờ đã viết một bài văn tế trau chuốt
(suốt đêm cùng một nghệ sĩ sân khấu tập để hôm sau đọc theo nhịp chiêng trống) [33].
Những năm sau này, lễ hội của đền Hải Khẩu linh từ được tổ chức quy mô hơn, vào những năm chẵn, Uỷ ban nhân dân huyện Kỳ Anh sẽ cùng phối
hợp với Uỷ ban nhân dân xã Kỳ Ninh và Ban quản lý di tích đền Hải Khẩu
đứng ra tổ chức lễ giổ. Với sự phát triển về thông tin, các điều kiện về môi trường, kinh tế, xã hội nên đối tượng hành lễ không chỉ giới hạn trong phạm vi của làng, của xã mà lễ hội còn thu hút sự quan tâm của đông đảo bà con trong toàn tỉnh và các du khách ở khắp mọi miền đất nước.
Đám rước có sự thay đổi, làng sẽ rước linh vị Thánh mẫu ra bãi đất trống trước cửa ngôi đền - nơi tổ chức lễ giổ, tại đó ban tổ chức sẽ dâng các lễ
vật lên Thánh mẫu, nêu lý do và giới thiệu các đại biểu về tham dự, sau đó
dâng hương, đọc tiểu sử của Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu và đọc văn tế [PL.1, A.24, tr.129]. Sau khi làm lễ xong, linh vị Thánh mẫu được rước về đền, lúc này đại biểu Tỉnh, các huyện bạn, huyện Kỳ Anh, các xã, lãnh đạo xã Kỳ Ninh và nhân dân sẽ vào dâng hương Thánh mẫu.
Các nghi thức, nghi lễ về cơ bản đã được phục dựng lại, tuy nhiên sẽ có sự thay đổi về việc sắp xếp tuần tự và thời gian để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh từng năm, từng lễ hội. Khoảng mấy chục năm gần đây, hầu như nhân dân đã khơng cịn làm lễ tế bò nữa. Theo như các sách cũ ghi chép lại nghi thức tế bò rất cơng phu, cầu kỳ từ cách tế bị sống, đến cách làm thịt bò để dâng lên Thánh mẫu. Cách làm thịt bò phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc được đề ra, vì thế cho nên từ lâu nay bà con nhân dân trong vùng đã hầu như khơng cịn tế bị nữa, mà thay vào đó là làm lễ tế lợn. Theo lời kể
của bác X - phó ban quản lý di tích đền Hải Khẩu linh từ: “Việc tìm lợn và
chọn lợn được giao cho ban Khánh tiết của đền (gồm 10 người) gia đình
khơng có tang chế, khơng có người mới sinh con... sẽ đi đến từng nhà trong thơn, tìm con lợn nào đẹp nhất, khơng có chút tì vết nào, được ni trong một gia đình cũng phải “sạch sẽ” (khơng có tang, khơng có người mới sinh con).
Đến ngày giỗ Thánh mẫu, lợn được làm thịt, chỉ giữ lại phần đầu sống để tế, cịn phần thân sẽ được luộc chín,chia ra thành các phần để dâng lên 22 ban
hội đồng (ban thờ) trong khu đền” (Nguồn: PVS) [PL.1, A.19, tr.127].
Lễ rước bánh chưng cũng đã có sự thay đổi, giờ đây bánh chưng không cịn được rước từ trong xóm, làng, trong nhà dân vào tới đền nữa. Trước đây lễ rước bánh chưng hàng năm được bà con nhân dân rất quan tâm, tổ chức long trọng, bánh chưng sau khi được các gia đình gói ghém cẩn thận và hồn thành
xong, làng sẽ tổ chức một lễ rước bánh quy mô, với đầy đủ chiêng trống, tàn
lọng, bà con nhân dân tham gia rước bánh rất đông. Lễ rước bánh trong tâm thức của người dân làng Hải Khẩu là một nghi lễ rất quan trọng, thể hiện sự thành
tâm, lòng ngưỡng vọng của nhân dân dành cho Thánh mẫu, bởi sự thành tâm
không chỉ đơn thuần thể hiện qua các vật phẩm dâng cúng mà còn thể hiện bằng sự cung kính đệ dâng lên cho Người. Ngày nay việc gói bánh và nấu bánh chưng được thực hiện ngay tại khu bếp của nhà đền, cho nên việc rước bánh chưng được thực hiện từ cổng đền vào đến Hạ điện. Vì khoảng cách ngắn nên nghi lễ rước bánh cũng trở nên đơn điệu và thiếu đi sự trang trọng hơn so với trước.
Trong việc thực hiện nghi lễ ở lễ hội, việc trang trí nơi hành lễ, điện thần... đã có những yếu tố mới, mang dấu ấn của xã hội văn minh thời hiện đại. Điều này dễ hiểu, bởi xét cho cùng văn hóa phát triển trên cơ sở nền tảng kinh tế xẫ hội nhất định. Biến đổi nghi lễ thể hiện từ việc trang hồng khung cảnh di tích, khu nội tự... Các ban thờ ở những nơi có điện thì được chăng đèn điện màu, hoặc ở trong khuôn viên sân vườn, các băng rôn cổ động được
dùng phổ biến và treo mắc suốt dọc tuyến đường từ Quốc lộ 1A cho đến tận
ngôi đền [PL.1, A.17, tr.126].
Như vậy là các nghi thức, nghi lễ trong lễ hội đền Hải Khẩu đã có sự
thay đổi trên cơ sở kế thừa, đổi mới ở giai đoạn hiện đại.
Đi đôi với sự biến đổi lễ nghi ở hội, các trò chơi, trò diễn dân gian trong lễ hội cũng biến đổi bởi tác động văn hóa thời hiện đại. Trong lễ hội đền Hải Khẩu có rất nhiều trị chơi, trị diễn được tổ chức với mục đích khác nhau như mang
tính thiêng, trị vui, đấu trí, đua tài thi khéo như đua thuyền, thi nấu cơm, đi cà
kheo, đánh cờ người... đó là một bộ phận quan trọng cấu thành nên lễ hội cổ
truyền Hải Khẩu linh từ, một lễ hội lớn của tỉnh Hà Tĩnh. Thế nhưng, một số trò
chơi, trị diễn ngày nay đã khơng cịn được tổ chức nữa, như trò nấu cơm, đánh cờ người... Bác X - Phó ban quản lý di tích đền Hải Khẩu linh từ cho biết: “Trị
đua thuyền cũng khơng cịn được duy trì do điều kiện khí hậu đã làm cho thủy triều tại vùng cửa biển đã có sự thay đổi, khơng thể tổ chức các cuộc đua, thay vào đó Ban quản lý di tích đền Hải Khẩu đã cùng với phịng văn hóa huyện Kỳ
Anh và bà con nhân dân tổ chức các cuộc dạo thuyền trên sông” (Nguồn: PVS).
Cùng với những trò chơi truyền thống trong lễ hội, ngày nay xuất hiện nhiều trị vui mang hơi thở thời đại. Đó là những trị chơi được quy hoạch rộng cả một khu rộng lớn, như nhà bóng thiếu nhi, tung vịng, trị chơi có thưởng... [PL.1,
A.29, tr.132].
Những năm tổ chức lễ lớn như năm 2005, 2007, 2010, Ban tổ chức lễ hội đã cùng phối hợp với Đoàn Ca Múa Kịch của Tỉnh (nay là Nhà hát truyền thống Hà Tĩnh), đoàn thanh niên các xã lân cận tổ chức giao lưu, biểu diễn văn nghệ vào
các buổi tối. Các cuộc giao lưu này nhằm mục đích làm cho lễ hội thêm phần náo
nhiệt, biểu diễn cho khách thập phương về dự hội.
Một số trị chơi mới với hình thức vui chơi, thể dục thể thao được đưa vào trong lễ hội như kéo co, cầu lơng, bóng đá, bóng chuyền, nhảy sạp[PL.1,
A.26, tr.130]. Lễ hội đền Hải Khẩu linh từ trong các năm mà luận văn tìm hiểu, Ủy ban nhân dân xã Kỳ Ninh đã cùng phối hợp với Trung tâm Văn hóa
huyện tổ chức giải bóng chuyền, giải kéo co cho toàn xã [PL.1, A.27-28,
tr.131]. Và tổ chức một đêm giao lưu văn nghệ giữa các xã, với sự chuẩn bị rất chu đáo từ âm thanh, ánh sáng, loa máy đến hoa tươi và quà để trao cho các tiết mục.
Như vậy, trong lễ hội đền Hải Khẩu ngày nay thì các trị chơi mang tính đấu trí, thi tài hầu như đã vắng bóng hơn, thay vào đó là các trị chơi đơn giản, dễ làm và tổ chức, ai cũng có thể tham gia được. Trong thực tế, việc tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian gặp rất nhiều khó khăn. Nếu như trước đây, các trị chơi trị diễn dân gian có sẵn trong cộng đồng và tập trung lại trong mỗi dịp lễ hội. Ngày nay các trò chơi dân gian đã thiếu vắng. Tầng lớp thanh niên trong làng, trong xã không mấy am hiểu về các trò chơi, trò diễn này. Để tổ chức được các trò chơi dân gian như thế, ban tổ chức phải cắt cử người đi chào mời, vận động những người già, trung niên vùng lân cận hoặc ở các xã khác, để họ đến góp vui cho lễ hội và phải chi một số kinh phí nhất định. Trong khi đó, những cửa hàng hoạt động dịch vụ, trị chơi mới có sẵn, đến ngày lễ hội, họ đến đăng kí hoạt động nhiều, ban tổ chức chỉ việc tổ chức đấu thầu (không phải chi phí mà cịn được kinh phí) diện tích mặt bằng cho các hoạt động này.
Có thể nói, sự biến đổi trong lễ hội đền Hải Khẩu linh từ như là một sự tất yếu của quá trình vận động lịch sử. Dĩ nhiên, tính hợp lý, tính lâu bền và
sự thay đổi của những yếu tố mới sẽ được thực tiễn sáng lọc, kiểm nghiệm
qua thời gian. Tuy vậy, nếu chỉ xem xét trên bình diện tổng thể lễ hội thì chưa phản ảnh được những nguyên nhân thực tại của sự biến đổi lễ hội với sự xuất
hiện của các trò chơi, trò diễn mới và thiếu vắng hoặc thiếu sự hấp dẫn của
các trò chơi truyền thống. Một điều căn bản là hầu như các trò chơi dân gian này đã trở nên xa lạ (đặc biệt là đối với lớp trẻ) dù đã được xuất hiện trước
đây nhưng do nhiều năm bị gián đoạn, không được tổ chức nên người dân
khơng tha thiết với những trị chơi cũ nữa.
Vấn đề đặt ra hiện nay, ngồi việc đa dạng hóa các trị chơi, trị diễn mang
hơi thở của thời đại, lễ hội đền Hải Khẩu cần phải có định hướng phục hồi các trị