Sự độc đáo của các tế phẩm

Một phần của tài liệu Lễ hội đền HảI khẩu linh từ xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 61 - 65)

Chương 2 : LỄ HỘI ĐỀN HẢI KHẨU LINH TỪ TRONG TRUYỀN THỐNG

2.2. Những nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội đền Hải Khẩu linh từ

2.2.2. Sự độc đáo của các tế phẩm

Lễ hội đền Hải Khẩu linh từ có những quy định, những tục lệ riêng không giống với các lễ hội khác, “những tục lệ này phải làm đúng quy định, với niềm tin như vậy mới được ban phúc, làm trái sẽ bị quở phạt” [17,tr.45]: Đó là quy định về tế phẩm có trong lễ tế Thánh mẫu, phải có cỗ thục (cỗ chín) và cỗ sinh (là con bò sống). Những quy định nghiêm ngặt đó đã tạo nên một sự độc đáo, khác biệt cho lễ hội đền Hải Khẩu linh từ với các lễ hội khác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và trên khắp cả nước nói chung. Sự độc đáo trong tế phẩm dâng lên Thánh mẫu giúp cho những nghi lễ trong lễ hội trở

nên trang trọng, huyền bí và đậm tính thiêng. Đó cũng là lý do vì sao lễ hội

đền hải Khẩu linh từ luôn thu hút đông đảo du khách gần xa đến tham dự.

Việc tế bò là sự tái hiện lại tập tục hiến tế ngày xưa, khi Cung phi

Nguyễn Thị Bích Châu quyết dâng mình cho Thần Giao Long để cứu vua và quân sĩ lúc nguy nan. Đó cũng là một nét văn hóa tâm linh của người dân vùng biển Hải Khẩu, họ tin rằng khi tế sống bò sẽ giúp cho việc ra khơi gặp nhiều thuận lợi, may mắn. Điều đặc biệt của vật phẩm này có một truyền thuyết kể lại rằng: từ những năm tháng bắt đầu có ngơi đền Hải Khẩu, dân làng đã chuẩn bị ni một cặp bị non (con bê), đợi nó lớn lên thì bắt làm vật tế Thánh mẫu. Đơi bò này được thả trên núi Cao Vọng, khơng có ai chăm sóc nhưng chúng vẫn lớn lên đều, vì được ăn cỏ xanh trên núi. Sau đó chúng thành một đàn bị khá đơng đúc. Trước ngày tế, làng làm lễ xin một chén nước thánh mang sang núi bắt bị. Người ta nói rằng, đàn bị hoang, thường ngày khơng có ai đến gần, nhưng khi thấy đoàn người mang “nước thánh” đến liền tụ tập bên cạnh. Người

ta chọn con bò vàng to béo nhất, đổ chén nước thiêng lên lưng, thế là nó ngoan

ngỗn đi theo, theo thuyền lội qua sông về đền.

Theo một số tài liệu chép tay của các thầy giúp lễ trong đền mà tác giả thu thập được trong q trình điền dã, thì cách làm thịt bị được hướng dẫn như sau: Khi bò đã được cắt tiết xong, người ta sẽ nhóm lửa và đem bị lên thui. Sau khi thui xong, bò được đưa xuống để cạo lơng. Lơng bị phải được cạo thật cẩn thận, đến khi sạch rồi sẽ dùng những chiếc khăn mới, những tấm lưới đánh cá mới để lau. Khi phần da bò đã được làm sạch, người ta bắt đầu mổ bụng bị để lấy tồn bộ phần lục phủ ngũ tạng ra, sau đó nhồi lá vào đầy bụng bò và khâu chặt bụng bò lại. Bước tiếp theo người ta sẽ quạt than và đưa bò lên thui một lần nữa. Bò được thui lần thứ hai đến khi thịt chín, sẽ được hạ xuống để cạo lơng một lần nữa, khi cạo xong sẽ dùng khăn thật mới để lau sạch, tuyệt đối thịt bị khơng dùng nước để rửa. Lá ở trong bụng bò cũng được mổ lấy ra và lau sạch bụng.

Cách chia các phần thịt của bò như sau: Bốn chân bò được cắt ra thành bốn phần, tiếp theo là cắt một đoạn thịt từ vai của bò xuống khoảng 20cm, đoạn thịt này phải cắt thật khéo léo, làm sao để trở thành một miếng thịt vuông, ngon và đẹp. Riêng phần thịt chỗ người ta chọc tiết cho bò cũng sẽ được cắt thành một miếng thịt vng vắn. Miếng thịt bị thứ nhất dùng làm cỗ Thượng tiền (cỗ dâng ở Thượng điện) phải thui lại một lần nữa cho thật chín rồi cắt ra thành năm dải thịt với năm phần bằng nhau. Cỗ dâng ở Thượng điện người ta còn chuẩn bị một đĩa lòng bò đủ cả năm thứ: Tim, gan, tỳ, phổi, tiết, không lấy

thận. Tất cả đều được cắt vuống vắn, làm sao để các thứ trên đều là những

miếng lòng ngon và đẹp mắt nhất. Những phần thị bò còn lại bao gồm cả bốn chân bị được xếp lại và tạo hình thành một con bị như cũ. Miệng của bị sẽ được bít lại bằng một loại giấy màu đỏ. Tất cả các phần thịt trên đều được đặt trên một tấm ván dâng lên trước tọa Trung đình (Trung điện), đầu ngoảnh vào tọa Long đình (Kiệu thánh). Riêng phần lịng bị khơng được dùng đến (lòng tạp) cũng được đựng vào trong một chiếc đĩa khác và để cạnh tấm ván đó.

Các khâu chuẩn bị và làm bò đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên

tắc trên, các thao tác phải được thực hiện cẩn thận và sạch sẽ. Lễ tế bò là một nghi lễ rất quan trọng của bà con nhân dân vùng Hải Khẩu, với ý nghĩa to lớn nhằm tưởng nhớ sự hy sinh cao cả của Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu đã hiến thân mình cho Thủy Thần để cứu vua và các binh sĩ. Từ truyền thuyết về đàn bò hoang trên núi, đến các nghi thức tế bò và làm thịt bò để dâng cúng Thánh mẫu càng giúp cho lễ tế bò thêm phần trang trọng, linh thiêng, là một sự cuốn hút đối với du khách mỗi khi tìm hiểu về lễ hội đền Hải Khẩu linh từ hay khi họ được trực tiếp tham gia lễ hội này.

Một điều rất độc đáo nữa của lễ hội đền Hải Khẩu linh từ đó là tục làm bánh thờ, khác với làng Xuân Lũng (Hương Khê) vào mùa lễ hội làm “bánh mọi” dâng lên Thành hoàng và làng Phú Phong (Hương Khê) làm “bánh quết” (bánh gì, bánh dầy) để cúng thần, thì làng Hải Khẩu cứ mỗi độ xuân về lại gói bánh chưng dâng lên Thánh mẫu.

Nếu như “bánh mọi” trong hội đền Tâm Phúc (làng Tâm Phúc, xã Xuân

Lũng, huyện Hương Khê) là loại bánh được làm từ nếp cái giã thành bột, rây kỹ trắng tinh như bột lọc; nhân bánh là vừng ác rang dòn được chà sạch vỏ, ngào với mật ong có gia vị ngũ vị (quế chi, thảo quả...) cô lại dẻo quánh. Bột nếp đem sú dẻo bọc một lớp mỏng ngoài nhân vừng vo viên, dùng lá chuối tơ hơ lửa cho mềm gói theo hình con thoi, đem hấp. Khi ăn phải bóc thật nhẹ nhàng, nhai chầm chậm mới cảm nhận hết vị ngon, dẻo, dai, thơm ngọt của bánh:

“Tháng bảy làm cỗ việc làng

Lá xanh, nếp trắng, nhân vàng, mâm son” [17, tr.126-127].

Còn làng Phú Phong, xã Chu Lễ, huyện Hương Khê vào ngày mồng ba

Tết hằng năm có tục làm “bánh quết” (bánh dầy), “bánh quết” được làm từ loại nếp dẻo đặc biệt, giã trắng nõn, xong đổ lên mâm thau, rẽ ra nhặt thật kỹ, mười

hạt như một. Làm bánh quết thì phải có dụng cụ riêng, người dân địa phương gọi

là “trèng”, là một tấm liếp hình vng, mỗi cạnh khoảng 1m -1,2m, được đan từ cật của cành lá tro (cây cọ). Chày giã bánh thì sử dụng chày giã gạo, nhưng được

buộc chặt bằng “con dam” (là mo cau chẻ thành từng sợi rồi đan lại với nhau), sau đó đem chày đã được bó chặt kia nhúng vào một hỗn hợp gồm lịng đỏ trứng gà và rượu trắng hòa vào nhau nhằm giúp cho cái chày đó trơn tru, khơng bị bết

dính. Nếp được nấu lên thành xơi, rồi đổ nhanh vào “trèng” và giã cấp tập, nếu để xơi hơi nguội thì bánh xấu. Người giã bánh phải thật khỏe và nhanh nhẹn. Người bắt (nặn) bánh phải điêu luyện vì bánh nóng. Bánh nặn trịn như quả bưởi lớn, bắt xong đặt vào mâm thau có lót lá chuối tươi. Bánh đẹp sẽ trơng như trứng

gà bóc, bánh khơng đẹp thì những nốt sạn cứ nổi ra ngồi.

Mỗi loại bánh đều có những cách chế biến và mang nhiều ý nghĩa khác

nhau, bắt nguồn từ những câu chuyện lịch sử, những phong tục, tập quán của

từng địa phương, vùng miền, điều đó làm cho mỗi loại bánh có những nét độc đáo riêng. Nét độc đáo trong cách làm bánh chưng của người dân làng Hải Khẩu là bánh được gói rất to, bánh to nhất có ba chiếc, mỗi chiếc phải đến 5kg gạo nếp và 1,5kg đậu (đỗ) làm nhân, bánh nhỏ hơn có 12 cặp, mỗi chiếc

cũng đến 2kg nếp và 0,5kg đỗ làm nhân. Khơng giống như việc gói bánh

chưng Tết thơng thường của các gia đình thờ cúng tổ tiên, điều đặc biệt của phong tục này là: Nếp và đậu (đỗ) đã được các chức sắc trong làng giao cho một số người trồng trên các đám ruộng cao ráo, thu hoạch đầy đủ, bảo quản chu đáo để đến gần ngày hội thì giao cho một số gia đình giỏi việc gia chánh gói và nấu bánh. Bánh chưng tượng trưng cho đất với màu xanh đại diện cho

cây cỏ, có đỗ xanh đại diện cho hoa quả, có thịt lợn đại diện cho muông thú

và gạo nếp để là sản vật đại diện cho con người. Lá dong được dùng để gói

bánh chưng tạo cho bánh có màu xanh mướt. Chính màu xanh tự nhiên của lá

gói khiến cho bánh chưng trở nên đặc biệt và bắt mắt. Có người cịn cho rằng

bánh chưng xanh, nhân nhụy vàng, thịt mỡ chín… là màu mỡ của lúa chín đồng quê, của đời sống chăn ni an vui xóm làng… như niềm mơ ước an cư

lạc nghiệp của người dân nơi đây. Bánh chưng được dâng lên nhằm bày tỏ sự

biết ơn của bà con với Thánh mẫu khi hằng năm Người đã giúp cho mưa thuận gió hịa, đất đai tươi tốt để họ có được những vụ mùa bội thu. Lễ rước bánh khi

xưa được tổ chức rất linh đình, với rất nhiều loại cờ, quạt, tán, lọng và dàn nhạc

bát âm cùng với sự tham gia đông đảo của bà con nhân dân trong vùng. Điều này càng thể hiện sự trân trọng của nhân dân dành cho Thánh mẫu Nguyễn Thị Bích Châu, họ xem Thánh mẫu như là một người mẹ, đã hy sinh thân mình để cứu nguy cho sự tồn vong của hàng trăm binh sĩ khi xưa và giờ đây luôn chở

che, ôm ấp, phù hộ cho nhân dân trong vùng và nhân dân cả nước đạt được những tâm nguyện của mình. Về với Thánh mẫu là được trở về với cõi thiêng, ở nơi đây con người được rời xa chốn trần tục, thả lòng vào những ước mong

tốt đẹp với một niềm tin vô bờ rằng những điều mình mong mỏi ấy sẽ được

Thánh mẫu nghe thấu và giúp những điều đó trở thành hiện thực.

Một phần của tài liệu Lễ hội đền HảI khẩu linh từ xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)