Chương 2 : LỄ HỘI ĐỀN HẢI KHẨU LINH TỪ TRONG TRUYỀN THỐNG
3.1. Nhận diện sự biến đổi và nguyên nhân của sự biến đổi
3.1.2. Nguyên nhân của sự biến đổi
Thứ nhất, sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước ta trong
từng giai đoạn, đã tác động rất lớn tới sự biến đổi của lễ hội đền Hải Khẩu
linh từ.
Sau cách mạng tháng 8/1945, những phong tục cũ, những quan niệm của chế độ phong kiến mang tính lạc hậu đã được đẩy lùi. Đời sống văn hóa mới của nhân dân được định hướng theo những giá trị của chủ nghĩa xã hội, đã giúp cho sự giao lưu văn hóa giữa các làng, các xã, các vùng miền... được mở rộng, góp phần làm giảm tính đóng kín, cục bộ làng xã trong tâm lý cộng đồng làng.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cùng với sự tàn
phá nặng nề của chiến tranh là sự tập trung cao độ của nhân dân cả nước cho chiến trường, cho nên việc xây dựng đời sống văn hóa mới ở làng xã đã có những hạn chế, thiếu sót, nhất là trong việc kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống. Lễ hội đền Hải Khẩu cũng vì thế đã khơng cịn được duy trì trong gần 30 năm. Bà con nhân dân trong xã mỗi khi đến ngày giỗ Thánh mẫu đã đến thắp hương tưởng nhớ, tri ân công đức của Người, tùy theo tấm lịng thành và trong điều kiện của mình, bà con nhân dân sẽ dâng lên Thánh mẫu những lễ vật đơn giản, có sẵn trong gia đình. Núi Cao Vọng, tương truyền là nơi đàn bò hoang sinh sống - vật phẩm tế Thánh mẫu không thể thiếu trong lễ hội xưa, đã bị đánh bom ác liệt, đàn bị cũng vì thế đã khơng cịn nữa.
Năm 1986, cả nước ta tiến hành công cuộc đổi mới trên nhiều lĩnh vực, khơng gian văn hóa truyền thống cũng được khơi phục trở lại nhằm gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Hịa chung dịng chảy đó cùng
với cả nước, nhân dân xã Kỳ Ninh đã cùng nhau tu bổ lại đền Hải Khẩu và
chú trọng tổ chức lễ giỗ của Thánh mẫu Nguyễn Thị Bích Châu, nghiên cứu và khơi phục ngày càng đúng với lễ hội đền Hải Khẩu linh từ trong truyền thống. Việc khôi phục lại lễ hội đền Hải Khẩu linh từ đã thực sự làm cho đời sống tinh thần của nhân dân huyện Kỳ Anh nói riêng và cả nước nói chung
thêm phong phú. Nó dường như trở thành một món ăn tinh thần, khơng những bù đắp sự thiếu thốn cho các sinh hoạt văn hóa hằng ngày của họ, vốn quá lệ thuộc vào các phương tiện truyền thơng; mà cịn là nơi gửi gắm niềm tin vào những điều linh thiêng, kỳ diệu của cuộc sống, hướng con người tới những điều tốt đẹp, những sự lạc quan, hạnh phúc...
Trong xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với đó là sự phát
triển của các ngành kinh tế, xã hội, sẽ kéo theo sự biến đổi về dân cư, nhận thức, tâm lý cộng đồng. Khi môi trường giao tiếp cộng đồng được mở rộng, các cá nhân được thừa hưởng một nền giáo dục hiện đại với các hệ thống trường học, phương tiện, trang thiết bị dạy và học tân tiến, mang lại tri thức khoa học cho cả xã hội chứ người dân không chỉ học tập học tập kinh nghiệm cha truyền
con nối như xa xưa. Và hịa nhập theo xu thế đó, các hoạt động diễn ra trong
các lễ hội cũng dần dần được biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện
ngày nay. Do đó, một số nghi trình, nghi lễ trong lễ hội dền Hải Khẩu linh từ đã
phải thay đổi hoặc mất hẳn. Nhà Đền đã khơng cịn quỹ ruộng riêng để trồng lúa, trồng đậu sắm sửa lễ vật dâng cúng Thánh mẫu; lễ tế bò sống, một nghi lễ với nhiều quy định khắt khe đã khơng cịn được duy trì nữa, các trị chơi truyền thống mang tính đấu trí cũng khơng được lớp trẻ ngày nay hăng hái tham gia. Phần đông cho rằng chơi cờ chỉ phù hợp với các bậc cao niên mà thơi, vì thế họ
chỉ quan tâm đến các hoạt động như tham quan các danh lam thắng cảnh,
thưởng thức các chương trình văn nghệ, thể thao...Việc tổ chức và chuẩn bị lễ hội trong xã hội hiện đại đã có nhiều thay đổi so với trước đây và có nhiều thuận lợi về khả năng tổ chức, điều kiện tham gia của con người cũng như cơ sở vật chất, trang bị để nhằm tổ chức một lễ hội thành cơng. Do đó lễ vật dâng cúng cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn, các trang thiết bị loa máy, âm thanh, đèn điện... cũng hỗ trợ rất nhiều cho công tác tổ chức lễ hội.
Thứ hai, sự thay đổi về nhận thức của người dân đối với lễ hội đã góp phần làm cho lễ hội biến đổi. Lễ hội đền Hải Khẩu trong truyền thống được bà con tổ chức nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức, sự hy sinh oanh liệt của
Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu, đồng thời cũng là dịp để bà con được quây quần, vui chơi, được tự do sáng tạo các giá trị văn hóa mang đậm nét đặc sắc của quê hương và hưởng thụ những giá trị đó. Lễ hội cũng là dịp để con người được buông bỏ những nỗi khổ nơi trần tục, trở về với cõi tâm linh, được lặng mình trong một khơng gian thiêng, giúp tâm hồn mỗi người được thanh lọc, được làm mới. Nhưng trong lễ hội đền Hải Khẩu ngày nay, con người tham dự lễ hội có tâm lý nặng về cầu tài, cầu lộc. Họ đến đây không chỉ để tri ân công lao trời biển của Thánh mẫu, cầu cho nhân khang vật thịnh, mùa màng tươi tốt, mà hầu hết những du khách thập phương đến đây lễ Thánh mẫu còn nhằm cầu mong được Thánh che chở, phù hộ cho việc buôn bán hay việc cơ
quan được suôn sẻ, sớm thăng quan tiến chức, tiền của đầy nhà... Bên cạnh
những ước nguyện cho cộng đồng chung, cho tập thể thì họ cịn cầu nguyện cho bản thân họ, cho những mong muốn mang tính cá nhân. Đó là lý do vì sao du khách về trẩy hội rất đơng, nhưng phần lớn đều chú trọng tham gia vào các nghi lễ, dâng hương, còn các hoạt động hội, các trị chơi, trị diễn khơng thu hút được đông đảo mọi người tham gia bằng.
Đền Hải Khẩu linh từ từ xưa đến nay nổi tiếng là một ngôi đền thiêng, “Hải Khẩu linh từ” có nghĩa là ngơi đền thiêng nơi cửa biển. Căn cứ phong thủy, đền nhìn ra phía biển, bên trái là vùng dân cư và núi Bàn Độ - một ngọn núi có tiếng của Kỳ Anh, Hà Tĩnh, được coi như Tả thanh long. Phía phải là cửa biển Kỳ Hoa xưa, tức Vũng Áng với núi Cao Vọng và đền Eo Bạch, như là Hữu bạch hổ. Tương truyền Eo Bạch là nơi di hài bà trôi vào đấy, dân ghi nhớ lập đền để thờ vọng. Đền chính ở Hải Khẩu. Hàng năm vào ngày giỗ chính, các chức sắc của làng xã đều chèo thuyền sang Eo Bạch thỉnh bài vị Thánh mẫu về dự tế. Nổi tiếng là linh thiêng nên không chỉ những ngày lễ hội, mà trong
những ngày Sóc, ngày mồng Một, ngày Vọng, Rằm hai kỳ, bà con trong xã,
huyện và du khách thập phương vẫn nườm nượp đến dâng hương.
Rất nhiều giai thoại nói về những linh ứng của Bà. Dân làng kể rằng một lần đã lâu, kẻ trộm vào đền lấy đi chiếc chiêng thờ. Chiếc
chiêng bị bán ra tận Nam định. Nhung sau đó khơng ai mua được vì thử thế nào cũng khơng có tiếng. Chỉ khi nhà đền dị biết được, liền tìm ra mua lại. Lạ lùng thay, người nhà đền thử thì tiêng kêu vang trong trẻo. Chiếc chiêng được thỉnh về. Rất nhiều chuyện linh ứng mà Bà đã giúp người dân tai qua nạn khỏi, từ của cải, đến bệnh tật. Gần đây, khi tôi về làm việc với huyện, anh em đã kể câu chuyên linh ứng như sau. Có một tàu nước ngồi suốt hai ngày, khơng cách chi cập bến, áp vào ke để neo tàu đặng giỡ hàng. Có một người bảo với thuyền trưởng hay là thử cầu xin Bà xem. Rất lạ, là sau khi hương đăng quả phẩm thành kính cầu Bà, thì chỉ non hai giờ sau, tàu áp ke ngon lành mà trước đó khơng cách chi vào được! [33]. Cũng bởi yếu tố thiêng nên lễ hội đền Hải Khẩu càng ngày càng thu hút đông đảo du khách về dâng hương, dự lễ.
Thứ ba, các hoat động bảo tồn di tích đã giúp cho lễ hội đền Hải Khẩu được phục hồi.
Sau nhiều năm chiến tranh, do sự tàn phá khốc liệt của nó, cùng với ý
thức người dân trong giai đoạn đó chưa thực sự hiểu hết tầm quan trọng của các di tích lịch sử, tín ngưỡng, tơn giáo, nên hàng trăm di tích trên địa bàn Tỉnh, trong đó có di tích đền Hải Khẩu đã bị phá hủy hoặc xuống cấp nghiêm trọng. Cùng với đó là các sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội bị hạn chế, cấm đoán. Sau một thời kỳ đổi mới đất nước, đứng trước xu thế hội nhập Quốc tế sâu rộng về kinh tế, văn hóa, tháng 7/1998, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã ra nghị quyết về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bả sắc dân tộc”. Đến tháng 7/2004, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành trung ương Đảng (khóa IX) tiếp tục ra kết luận về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Hai nghị quyết quan trọng này đã giúp cho các cấp chính quyền, nhân dân ta hiểu rõ tầm quan trọng của các di sản văn hóa trong đó có di tích và lễ hội. Sự thay đổi nhận thức đó được khẳng định và cụ thể hóa trong Luật
Di sản văn hóa năm 2001. Tại khoản 3, điều 4, chương I của Luật Di sản đã
quy định: Di tích lịch sử - văn hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học [32]. Với sự đổi mới nhận thức của Đảng, các cơng trình di
tích được nhìn nhận là bộ phận quan trọng của di sản văn hóa vật thể. Điều
này khẳng định rõ nhận thức của người dân cũng như các cấp chính quyền đối với việc bảo tồn di sản văn hóa truyền thống. Để tu sử, tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa, tồn tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Kỳ Anh nói riêng đã huy động một số lượng lớn từ nhiều nguồn: Kinh phí đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Tỉnh, kinh phí từ chương trình mục tiêu Quốc gia, kinh phí của các đơn vị, kinh phí tài trợ của những nhà hảo tâm công đức.
Đền Hải Khẩu linh từ vào cuối đời nhà Trần chỉ mới là một ngôi miếu
nhỏ, với kiến trúc “tiền miếu, hậu lăng”. Năm Tân Mão đời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ hai (1471) đền được xây dựng lại với quy mơ lớn gồm ba tịa điện: Hạ điện, Trung điện và Thượng điện. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, do nằm ở vùng “cửa gió”, cát biển bồi lấp và di chuyển liên tục, cùng với sự tàn phá khốc liệt của các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm nên cảnh quan và kiến trúc ngơi đền có nhiều biến đổi. Những năm gần đây, công tác tu bổ, tơn tạo
các di tích lịch sử văn hóa, trong đó có di tích đền Hải Khẩu đã được Ủy ban
nhân dân tỉnh và các cấp chính quyền quan tâm, đôn đốc thực hiện. Cho đến
hôm nay, ngôi đền được tu bổ, sữa chữa, xây dựng thêm một số hạng mục, cơng trình như: Nhà Sắc, miếu thờ Thần, nhà đón tiếp, nhà Chng và Khánh, cổng chính, cổng phụ...Tuy những đường nét kiến trúc xưa khơng cịn nhưng hiện trạng của ngơi đền cịn khá ngun vẹn, quy mô của ngôi đền tương đối lớn so với một
vùng cửa biển khí hậu khắc nghiệt như vậy. Không chỉ là một ngôi đền lớn của
vùng biển Kỳ Anh, mà đền Hải Khẩu còn là một ngơi đền lớn của tỉnh Hà Tĩnh.
Ngồi việc dựa vào nguồn vốn đầu tư của nhà nước, di tích đền Hải
Khẩu cịn được triển khai tơn tạo mang tính xã hội hóa cao. Trung bình mỗi năm tu bổ di tích từ nguồn xã hội hóa lên đến hàng tỷ đồng. Sự đóng góp này
khơng chỉ từ nhân dân trong vùng mà còn bởi các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trên cả nước, của du khách... Lễ hội thường gắn với di tích, cho nên các lễ
hội được tổ chức nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, thể hiện niềm tự hào về
truyền thống văn hóa của các làng quê, đồng thời cũng thông qua lễ hội đã tạo ra các nguồn thu, góp phần tơn tạo, tu bổ di tích.
Theo sự hướng dẫn của ngành Văn hóa, các di tích được xếp hạng Quốc gia thì các địa phương phải thành lập Ban quản lý di tích để quản lý, bảo vệ và hướng dẫn thực hành tín ngưỡng, lễ hội tại di tích. Năm 2012, Ban quản lý di tích đền Hải Khẩu linh từ được thành lập mới theo hướng đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc phịng Văn hóa huyện Kỳ Anh, Ban có con dấu, có tài khoản riêng, được phép tự thu tự chi. Với chức năng là chịu trách nhiệm về bảo vệ, tôn tạo và khai thác, phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử - danh thắng của di tích. Từ đó đến nay Ban quản lý di tích đền Hải Khẩu là đơn vị quản lý, thực hiện công tác bảo vệ, mua sắm các hiện vật, trang thiết bị, cơ sở vật chất, tơn tạo, nâng cấp, xây mới các cơng trình tại Di tích theo đúng quy định của Nhà nước nhằm gìn giữ, bảo vệ và khai thác, phát huy có hiệu quả các giá trị
văn hóa - lịch sử - danh thắng của Di tích. Đồng thời tổ chức các hoạt động
phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, tham quan của nhân
dân, nhất là lễ hội hằng năm vào ngày giỗ của Chế thắng phu nhân Nguyễn
Thị Bích Châu và làm tốt cơng tác tun truyền, quảng bá các giá trị văn hóa - lịch sử - danh thắng; tiềm năng, lợi thế của di tích để thu hút ngày càng nhiều
du khách tham quan. Ban quản lý di tích là đơn vị thực hiện cơng tác thu - chi tài chính theo quy định của Nhà nước; tổ chức các loại hình dịch vụ theo đúng
chức năng, thẩm quyền và quy định của pháp luật; làm tốt công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, tranh thủ thu hút đầu tư, tài trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân có lịng hảo tâm để đẩy mạnh cơng tác tơn tạo, nâng cấp Di tích.
Có thể nói, cơng tác bảo tồn di tích là một trong những nguyên nhân quan trọng, có tác động nhiều mặt, giúp cho lễ hội sớm được phục hồi.
Thứ tư, khai thác lễ hội nhằm phát triển du lịch là mục tiêu lâu dài và bền vững, giúp cho lễ hội được quan tâm, đầu tư phục hồi và biến đổi.
Với tầm ảnh hưởng ngày càng rộng, đóng vai trị quan trong trong đời sống tâm linh của xã hội, giúp giải tỏa tâm lý, hướng con người đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống, cho nên trong thời gian qua, xu thế phát triển du lịch văn hóa nói chung và du lịch văn hóa tâm linh ngày càng được quan tâm và chú trọng. Trong đó, hiện nay các lễ hội được coi là nguồn tài nguyên khai thác phục vụ phát triển du lịch bền vững. Ý thức được tầm quan trọng của lễ hội có tác động sâu sắc đời sống văn hóa của nhân dân và sự phát triển của xã hội, những năm qua các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý văn hóa của tỉnh nhà đã có sự quan tâm sâu sát hơn, thông qua việc tổ chức các hoạt động điều tra nghiên cứu, phục hồi lễ hội trên địa bàn toàn Tỉnh cũng như đối với lễ hội đền Hải Khẩu linh từ. Việc tổ chức lễ hội ở tầm