1.2. Nhân vật được phụng thờ tại đền Hải Khẩu linh từ
1.2.1. Nhân vật Nguyễn Thị Bích Châu trong sử sách
Căn cứ vào truyện “Hải Khẩu linh từ” (Đền thiêng ở Hải khẩu), một trong sáu truyện của sách “Truyền kỳ tân phả” mà Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748) đã sáng tác và thần phả của ngôi đền Hải Khẩu linh từ (bản dịch từ bản chữ Hán của triều Trần), thì Nguyễn Thị Bích Châu là một nhân vật lịch sử sống vào thế kỷ thứ XIV, Cung phi của vua Trần Duệ Tông, hiệu là Phù Dung. Nàng quê ở xã Bảo Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Cha là Đại thần Nguyễn tướng công, một ông quan rất mực thanh liêm thời Trần. Tuy bước đường hoan lộ rất hiển vinh song bề gia thất con cái lại hiếm muộn. Mãi tới năm Nguyễn phu nhân 40 tuổi mới sinh con gái đầu lịng, ơng bà rất đỗi vui mừng, nâng niu, coi như châu như ngọc, nên đặt tên nàng là
Bích Châu. Lớn lên Bích Châu càng thơng minh, vốn có nhan sắc lại được sự dạy dỗ chăm sóc chu đáo về văn chương, thơng hiểu âm nhạc và cung kiếm, nên sớm trở thành người văn võ toàn tài.
Năm Long Khánh thứ nhất (1373), nàng Bích Châu được vua Trần Duệ Tơng tuyển làm Cung phi với câu chuyện về một vế đối của nhà vua. Chuyện kể rằng hơm đó là tiết trung thu, trong bữa tiệc vui, nhìn thấy ánh trăng lấp lánh, gác tía đèn treo, vua liền ra một vế đối:
“Thu thiên họa các quải ngân đăng, nguyệt trung đan quế”
(Trời thu gác tía treo đèn bạc, quế đỏ trong trăng) Bích Châu liền tươi cười, ung dung đối lại vua rằng:
“Xuân sắc trang đài khai bảo kính, thủy đế phù dung”
(Xuân sắc trang đài mờ gươm báu, phù dung đáy nước”
Nhà vua hết lời khen ngợi mà nói rằng “thật là một thiên cơ giáng thế”
và liền thưởng cho nàng một đôi Ngọc long kim nhĩ (khuyên tai bằng vàng
nạm ngọc hình rồng leo), đặt cho nàng tên hiệu là Phù Dung.
Cũng theo sách “Truyền kỳ tân phả” của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Trần Duệ Tơng lên ngơi giữa lúc tình hình nội trị, ngoại giao của đất nước vô cùng rối ren, phức tạp. Chính sự suy đồi, trong hoàng tộc tranh quyền, đoạt chức, quan lại tham nhũng, ăn chơi xa đọa, dân chúng cơ cực. Ngồi nước, giặc Chiêm Thành ở phía Nam nhăm nhe nhịm ngó xâm chiếm. Năm Bính Thìn (1376, khi Duệ Tơng mới lên ngơi hơn 3 năm), Chiêm Thành đã cho quân đánh vào Hóa Châu (Nghệ An), giết hại dân lành, cướp phá tài sản. Trong lúc nhà vua cùng quần thần đang đau đầu tìm kế sách để cai trị và chấn hưng đất nước và đối phó với giặc giã bên ngồi, Bích Châu đã dâng vua 10 điều răn, cũng là những kế sách củng cố đất nước, lãnh đạo quốc gia bền vững (gọi là Kê minh thập sách), tỏ rõ là một nữ tử thông tuệ. Như đi trong hầm tối gặp được ánh sáng, Trần Duệ Tông vô cùng mừng rỡ. Song, nhà vua vẫn không đem thi hành.
Khơng nản lịng, Bích Châu vẫn ngày đêm suy nghĩ đến việc nước, đem kiến thức, sự hiểu biết về thời vận để lựa lời tâu trình lời hay, lẽ phải với nhà vua, những mong vua sáng suốt trong việc trị nước, đặc biệt là ứng xử với
các lân bang.
Việc nổi cộm nhất dưới thời Trần Duệ Tông là chiến tranh với Chiêm Thành. Năm Bính Thìn (1376), 3 năm sau khi Duệ Tông lên ngơi, Chiêm Thành cho qn sang đánh Hóa Châu (Nghệ An), giết hại dân lành và cướp
phá tài sản. Thấy Chiêm Thành ln xâm phạm bờ cõi Đại Việt, Duệ Tơng có
ý thân chinh đem quân đi trừng phạt. Quan Ngự sử trung tán Lê Tích đã can “Vua không nên lấy giận riêng mà khởi binh, kẻ địch kia chỉ là một hạng giặc
nhỏ, cần gì mệt nhọc nhà vua phải thân chinh”. Trần Duệ Tông vẫn không
nghe, sai quân dân Thanh - Nghệ vận tải 5 vạn thạch lương vào Hóa Châu rồi
rước Thượng hoàng dự lễ duyệt binh. Nghe tin, Chế Bồng Nga đã sai người sang cống 15 mâm vàng, cầu mong Đại Việt bãi binh. Nhưng quan trấn thủ
Hóa Châu là Đỗ Tử Bình đã ỉm đi, rồi dâng sớ nói dối rằng: Chế Bồng Nga
ngạo mạn, vô lễ, xin vua cử binh đi đánh. Sẵn nung nấu ý định cất quân chinh phạt Chiêm bang, nay được tin ấy, vua Duệ Tông vô cùng căm tức, sai Hồ Quý Ly đốc vận lương thực đến cửa biển Di Luân (Quảng Bình) rồi tự dừng quân một tháng để luyện tập sĩ tốt.
Nhận thấy việc nhà vua thân chinh đem quân đi chinh phạt Chiêm
Thành lợi ít, hại nhiều, Quí phi Bích Châu đã dâng biểu can ngăn vua. Bài
biểu viết: “Thiếp trộm nghĩ... nước Chiêm Thành nhỏ xíu ở chếch nơi hải đảo.
Năm xưa kéo qn vào Nhị thủy (sơng Hồng) nhịm thấy nước ta bất hòa, khi ấy tiếng trống động ngồi biển, chỉ vì lịng dân chưa ổn. Cho nên chúng dám tung đàn ruồi nhặng để múa cỏ có khác nào giữ càng bọ ngựa chặn bánh xe. Nhưng thánh nhân rộng lượng bao hàm, khơng thèm cùng với chó dê so sánh, vả lại trị đạo trước gốc sau ngọn, xin nghi binh cho dân chúng được yên hàn, trị rắn dùng mềm, phục người xa lấy đức... Đó thật là thượng sách, xin xét đốn cho minh”.
Sau khi phân tích "Cướp bóc là cái thói thường của Man di, dùng binh
khơng phải là bản tâm của vương giả", Quí phi khuyên vua "rộng lượng bao hàm, khơng thèm cùng với chó dê so sánh, xin nghỉ binh cho dân chúng yên
hàn". Song, Trần Duệ Tông kiên quyết không nghe, vẫn quyết định thân
chinh cất quân đi đánh Chiêm Thành. Thấy lời can không được nghe theo, so sức mình, lường sức giặc, tấm lịng lo nước, nhớ vua thể hiện ra sắc mặt, bà
than rằng: "Nghĩa là vua tôi, ơn là vợ chồng, đã không can nổi để giữ nền
bình trị, lại khơng khéo lời để ngăn lòng hiếu chiến, thật sống thừa trong cõi đất trời vậy", biết là lành ít dữ nhiều, nên nàng quyết xin đi hộ giá, để cùng
chia sẻ với đức vua những gian khổ, hiểm nguy nơi sa trường. Vua chuẩn y lời tâu ấy.
Đúng nhật kỳ, phát binh hai mươi vạn, bóng cờ rợp trời, thuyền bè đầy sông, ba quân thuận dịng xi mà tiến thẳng đến địa giới Kỳ Hoa (nay là huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh).
Năm 1377, cuộc chinh phạt Chiêm Thành của vua Trần Duệ Tông đã
kết thúc với sự hy sinh của nhà vua và Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu.
Quan quân nhà Trần thất trận trở về.