1.2. Nhân vật được phụng thờ tại đền Hải Khẩu linh từ
1.2.3. Kê Minh thập sách của Nguyễn Thị Bích Châu
1.2.3.1. Hoàn cảnh ra đời của Kê Minh thập sách
Bấy giờ là cuối thời nhà Trần, chính sự đổ nát, nhân tài không được trọng dụng, Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu đã thảo “Kê Minh thập sách” để dâng lên vua, mong bày tỏ những điều băn khoăn, trăn trở trong lịng mình.
Kê Minh thập sách là mười kế sách cứu nước, nhằm góp phần cứu vãn tình thế, “xã tắc cương thường” cuối thời Trần. Sớ dâng lên, nhà vua thích
quá vỗ vào phách cây đàn mà rằng “Không ngờ một nữ tử lại thông tuệ đến
thế! Thật là một Từ Phi ở trong cung của Trẫm vậy”.
Tuy nhiên, sau đó vua đã khơng theo bản Kê Minh thập sách ấy, triều
chính vẫn khơng được củng cố. Mặc dù vậy, Kê Minh thập sách vẫn là một đường lối an dân, luyện quân khá đầy đủ và sâu sắc dù mang tính khái qt cao. Nó thể hiện tầm nhìn vĩ mơ của một vị Cung phi tài sắc, giỏi giang, hết
lịng vì dân vì nước.
1.2.3.2. Giá trị của Kê Minh thập sách
“Kê minh thập sách” là một tác phẩm giàu ý nghĩa, mang nhiều giá trị lịch sử, giá trị nhân văn sâu sắc...
“Kê minh” nghĩa là gà gáy, gà gáy sáng, một cụm từ có từ lâu đời
trong đời sống văn hóa của nước ta và một số nước phương Đông.
Từ “Kê minh” có xuất xứ từ bài thơ “Kê minh” thuộc thể Quốc phong trong Kinh Thi, sách kinh điển của Trung Quốc, nội dung bài thơ nói về một bà phi nghe tiếng gà gáy sáng liền khuyên nhà vua trở dậy đi coi chầu, chớ để đình thần phải chờ đợi kịp buổi chầu đã đến. Mở rộng ý nghĩa ra thì “kê minh” (tiếng gà gáy) nhằm nhắc nhở mọi người phải nhớ đến thời khắc thực hiện những việc phải làm. Gà gáy sáng giục người nông phu ra đồng cày cuốc, người dệt vải ngồi vào khung dệt, người học trò lo việc học hành, các bậc vua quan lo việc chính sự của nước nhà... Tác giả “Kê minh thập sách” khi dâng lên vua “mười kế sách cứu nước” đã đặt thêm ở đầu hai chữ “Kê minh” cũng hàm chứa “ý nghĩa cấp thiết” của bản “bản Thập sách” này để
mong được vua khẩn trương thực thi [34, tr.13].
Đặt 10 điều của tác phẩm Kê minh thập sách vào trong những yêu cầu cấp bách của xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV mới thấy hết những giá trị lịch sử, tính
tiên phong cách tân của tác phẩm này. Vào thời điểm mà chính sự đang ngày
càng đổ nát, nhân tài không được trọng dụng, xã hội rơi vào cảnh hỗn loạn, bà
Bích Châu đã đưa ra một hệ thống tư tưởng then chốt để kiến tạo nền chính trị,
hành chính nhân ái, thân dân, xây dựng một xã hội văn hiến, một sức mạnh quân sự để gìn giữ đất nước. Khi viết mười kế sách, Cung phi Bích Châu đã dành bốn điều (điều 1,3,4 và điều 5) để khuyên vua chăm lo tới gốc của đất nước là nhân dân, giữ lấy cái gốc trị nước đó là giữ kỷ cương triều chính; điều 7, điều 8 nói đến việc kén chọn tướng “cốt dũng lực” và “cầu người thao lược”; điều 6 “xin cầu lời nói thẳng” để con đường ngơn luận được rộng mở... Toàn bộ 10 điều trong bản Kê Minh thập sách điều nào cũng hết sức thời sự, cấp bách, đề cập đến các vấn đề căn bản của xã hội đương thời. Đây là những giá trị lịch sử vô cùng to lớn mà tác phẩm đã để lại cho dân tộc Việt Nam qua các thế hệ.
Tuy được viết cách đây đã 7 thế kỷ, nhưng những ý nghĩa về chính trị, tính thời đại của “tiếng gà gáy sáng này” vẫn đang còn đủ sức mạnh để thức tỉnh
chúng ta khi bước vào thời kỳ mới của công cuộc chấn hưng đất nước. Kê minh
thập sách là minh triết trị nước an dân, mỗi điều là một minh triết, nhưng không phải là tư duy duy lý mà là những chân lý giản đơn có tính khái qt, phổ cập. Tất cả đều là những vấn đề quốc kế dân sinh như đường lối chính trị, đường lối văn hóa, quân sự... những vấn đề lớn lao ấy được tóm gọn trong mười kế sách. Cho đến hơm nay mười phương sách này vẫn còn thiết thực với chúng ta.
Kê Minh thập sách là một tác phẩm chan chứa tinh thần nhân văn, nó thể hiện cái tâm, cái tài của nàng Bích Châu. Đó là khát vọng an dân, hịa bình của một vị cung phi tài sắc, trung nghĩa đã hết lịng vì dân vì nước. Đồng thời thể hiện giá trị đạo đức và trí tuệ trong truyền thống văn hóa, giáo dục của nhân dân ta. Tư tưởng xuyên suốt trong tác phẩm chính là “lấy dân làm gốc”, muốn chăm lo cho gốc của đất nước thì phải khoan sức dân, xua đi phiền nhiễu, trừ thói nạn lợi dụng quan trường để hà lạm, làm điều bạo ngược, đục khoét báo hại cho dân. Với tấm lòng thương dân tha thiết, mong nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc đã chắp bút cho Cung phi Bích Châu viết nên những điều đó.
Đọc 10 điều răn của Cung phi trong Kê minh thập sách, đúng là điều nào cũng đề cao giá trị đạo đức của con người, lấy chuẩn đạo đức làm thước đo, làm mục đích để hướng tới. Đồng thời nó cịn đề cao vai trị quan trọng của cơng tác giáo dục trong xã hội thời bấy giờ “xin chấn hưng văn háo giáo dục khiến ánh đuốc rực cùng mặt trời chiếu khắp”. Muốn diệt trừ được kẻ hà bạo, duy trì và phát huy được truyền thống kỷ cương thì phải nâng cao dân trí, cổ động Nho phong, mở rộng việc giáo dục học hành để dân hiểu biết và mở mang trí tuệ.
Với những ý nghĩa, giá trị vô cùng to lớn ấy, Kê minh thập sách tồn tại cho đến ngày nay như là “một văn bản chứa đựng tư tưởng trác việt của một
nữ danh nhân văn hóa, cũng là một tác phẩm có giá trị văn học rất đáng được xếp cạnh Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Cáo bình ngơ phản
ánh tình hình tư tưởng văn hóa - xã hội Việt Nam ở các thời Lý, Trần, Lê”.
[34, tr.16]. Kê minh thập sách là minh triết, là linh hồn của những đạo lý mới
để góp vào hình thành một cộng đồng xã hội Việt Nam hiện đại: công bằng, dân chủ và văn minh.
Tiểu kết Chương 1
Suốt chiều dài lịch sử từ thuở Văn Lang đến Đại Việt, Kỳ Anh là nơi
biên thùy xa xôi, “phên dậu” của đất nước, là vùng đất sôi động trong lịch sử
đất nước với những cuộc chiến tranh với những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt.
Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu là một liệt nữ được nhân dân đời đời ghi nhớ cơng ơn bởi tấm lịng nhân hậu, u nước, thương dân, đức hy sinh cao cả, nhất tâm vì nghĩa lớn. Những lời dạy của Người vẫn đang cịn vang vọng đến ngày hơm nay, trở thành bài học quý trên con đường dựng xây đất nước đi lên. Ngôi đền thờ Thánh Mẫu vẫn đứng uy nghiêm, linh thiêng giữa một khơng gian n bình, chan hịa của cảnh sắc thiên nhiên. Người dân hằng năm nô nức đến thăm viếng, cùng tham dự lễ hội của đền vào dịp Lễ giỗ của Cung phi, cùng hịa chung trong khơng khí của cõi thiêng, cùng được tham gia các trò chơi, trò diễn... và đặc biệt là được thỏa mãn niềm tin tín ngưỡng của mỗi cá nhân.