Chương 2 : LỄ HỘI ĐỀN HẢI KHẨU LINH TỪ TRONG TRUYỀN THỐNG
3.2. Những vấn đề đặt ra hiện nay đối với lễ hội đền Hải Khẩu linh từ
3.2.4. Vấn đề phát triển du lịch
Các giá trị văn hóa lễ hội cần được tơn vinh và phát huy dưới góc độ kinh tế du lịch như một “tài sản văn hóa đặc trưng” để thu hút sự quan tâm ngày càng tăng của du khách trong và ngoài tỉnh, của du khách quốc tế. Những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo, tập trung quy hoạch bảo tồn di tích, tơn tạo và phát huy các giá trị của các di tích lịch sử văn hóa địa phương, trong đó có di tích đền Hải Khẩu. Xét về địa thế tự nhiên, và ý nghĩa lịch sử, không gian tổ chức lễ hội cổ truyền, thì đền Hải Khẩu là di tích có vị trí đặc biệt bởi nó nằm ở vùng cửa biển, cảnh quan thiên nhiên ở đây rất thơ mộng hữu tình, với truyền thống bất hủ về thời đại dựng nước và giữ nước. Trong thời gian qua, các cấp chính quyền và bà con nhân dân đã từng bước tôn tạo, trùng tu các cơng trình trong khu di tích và phục hồi các lễ tế giống như ngày xưa, để nhằm gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa cổ truyền của địa phương, của nhân dân.
Để khai thác lễ hội - nguồn tài nguyên để phát triển du lịch, mỗi lễ hội
phải tạo ra được sự hấp dẫn mang tính riêng biệt đặc thù, với các nội dung, hình thức phong phú mang đậm sắc thái địa phương. Để có thể tổ chức lễ hội theo đúng nghĩa của nó cần có sự đầu tư thích đáng nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan khai thác kinh doanh du lịch, cùng các dịch vụ khác về lễ hội, đồng thời cũng phải đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của cộng đồng địa phương. Lễ hội truyền thống, mà cụ thể ở đây là lễ hội đền Hải Khẩu linh từ có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với ngành du lịch, bởi nó là một sản
phẩm văn hóa đặc biệt, khi tổ chức sẽ giúp thu hút du khách từ khắp các địa phương và cả nước ngồi, làm cho ngành du lịch có dịp để phát triển; đồng thời khi ngành du lịch phát triển sẽ giúp giới thiệu quảng bá về đất nước con người Việt Nam hôm qua, hơm nay nói chung và những nét đẹp văn hóa truyền thống của cư dân vùng Hải Khẩu, Kỳ Anh nói riêng. Do đó, ngành du lịch cần phải được quy hoạch, tổ chức làm sao để có thể khai thác hết được
các giá trị văn hóa của một lễ hội truyền thống quy mô và linh thiêng như lễ
hội đền Hải Khẩu. Một sự kiện văn hóa như thế rất cần một đội ngũ tuyên truyền viên, hướng dẫn viên am tường về lễ hội, được tập huấn kĩ càng các kiến thức về lễ tế, các trò chơi dân gian để thuyết minh cho du khách hiểu một cách đúng đắn, tường tận về lễ tế và các trị chơi trị diễn trong hội, có thể giải thích được ngay những câu hỏi mà du khách đặt ra, đặc biệt là các vị khách nước ngoài. Điều đó cần hơn bao giờ hết sự phối hợp, cộng tác giữa Ban quản lý di tích đền Nguyễn Thị Bích Châu, Ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, Trung tâm Xúc tiến, Quảng bá Du lịch Hà Tĩnh và các công ty lữ hành du lịch.
Cần tạo mơi trường du lịch văn hóa (hoặc du lịch lịch sử - văn hóa, du
lịch sinh thái - văn hóa) gắn với sinh hoạt lễ hội, tâm linh, tín ngưỡng. Tổ
chức, thiết kế, xây dựng các tour, tuyến du lịch nhằm phát huy thế mạnh về du lịch của địa phương.
Theo quyết định số 72/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh đã đầu tư xây dựng quy hoạch tổng thể khu du lịch Kỳ Anh, lấy “Hải Khẩu linh từ” làm “điểm nhấn tâm linh”, đem quá khứ phục vụ cho hiện tại và phát triển tương lai. Từ tình hình thực tế, với nguồn tài nguyên nhân văn sẵn có, địa phương rất có khả năng phát triển hai loại hình du lịch là du lịch tâm linh và du lịch văn hóa. Đa dạng hóa các loại hình du lịch sẽ giúp thỏa mãn nhu cầu của du khách khi đến với Kỳ Anh, Hà Tĩnh, đồng thời góp phần tăng nhanh nhịp độ phát triển kinh tế xã hội của địa
phương theo định hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với an ninh quốc phòng, trật tự an tồn xã hội, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ an ninh tổ quốc.
Nhằm tạo môi trường du lịch văn hóa, cơng tác bảo tồn, phát huy các giá trị của lễ hội đền Hải Khẩu cần được thực hiện tốt, trong đó, cơ sở vật chất cùng phương thức phục vụ cũng là một yếu tố quan trọng trong quyết định sự thành công. Lễ hội đền Hải Khẩu linh từ được thực hiện trong không
gian thiêng - nơi chôn cất di hài Cung phi Nguyễn Thị Bích Châu, vì vậy để
lễ hội được tổ chức tốt, đạt hiệu quả thì cần phải có kế hoạch bảo tồn, tơn tạo Khu di tích đền Hải Khẩu linh từ. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể khu di tích đền Hải Khẩu, quy hoạch không gian thiêng hành lễ, không gian hội, không gian sinh thái, củng cố và mở rộng các tuyến giao thông. Đầu tư nâng cấp, mở rộng cải tạo khu di tích lịch sử danh thắng Quốc gia đền Nguyễn Thị Bích Châu (đền Hải Khẩu linh từ) để đưa khu di tích này phát triển xứng với tầm vóc của lễ hội.
Tiểu kết Chương 3
Lễ hội đền Hải Khẩu linh từ là một lễ hội mang đậm sắc thái văn hóa vùng biển. Trải qua các giai đoạn lịch sử, chính trị, xã hội khác nhau, lễ hội đã có nhiều biến đổi để phù hợp với giai đoạn mà lễ hội đang tồn tại, để rồi đến thời đại của chúng ta hiện nay lễ hội đã thực sự phát triển cả về quy mô và tầm ảnh hưởng trong đời sống tâm linh của nhân dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh, cũng như nhân dân miền Bắc Trung Bộ. Lễ hội giờ đây đã trở thành một nhu cầu, một món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong đời sống văn hóa của cộng đồng nơi đây và cần phải được bảo tồn và phát huy.
Tuy nhiên cũng như nhiều lễ hội truyền thống khác, lễ hội đền Hải Khẩu linh từ phải đối diện với nhiều vấn đề hệ trọng, bức xúc trong đời sống xã hội hiện tại và lâu dài. Việc bảo tồn và phát huy vai trò của lễ hội dân gian
này do vậy là trách nhiệm của các cấp, các ngành và đặc biệt là của cộng đồng địa phương.
KẾT LUẬN
1. Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, Kỳ Anh ngày nay đang
vươn mình phát triển và khẳng định vai trị, vị trí của mình trong bức tranh chung của toàn tỉnh Hà Tĩnh. Là một huyện vừa là miền núi, vừa là miền biển, Kỳ Anh không chỉ là một mảnh đất với những thắng cảnh tuyệt đẹp mà cịn là địa danh có bề dày truyền thống cách mạng với những mốc son đáng tự hào, nơi đây đã sản sinh ra những danh nhân trong các thời kỳ lịch sử dân tộc trên các lĩnh vực. Trong lịch sử, văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung, lịch sử văn hố tỉnh Hà Tĩnh nói riêng có một huyện Kỳ Anh đầy bản sắc, khơng thể trộn lẫn. Đến bây giờ, mỗi người dân Kỳ Anh đều có thể tự hào được sinh ra ở một
vùng quê anh dũng, kiên cường như thế.
2. Lễ hội đền Hải Khẩu linh từ là một lễ hội lớn, đặc sắc nhất của tỉnh
Hà Tĩnh. Bên cạnh những nghi thức như tế lễ, đám rước, trò chơi dân gian như các lễ hội truyền thống khác ở làng quê Bắc bộ, Bắc Trung bộ, lễ hội này cịn có các nghi thức hết sức đặc trưng cho tín ngưỡng thờ thần biển, với các nghi lễ như lễ tế bò sống, các trò đi cà kheo... Lễ hội thực sự là một sinh hoạt văn hóa quan trọng có rất nhiều giá trị đối với đời sống của cộng đồng địa phương nơi đây, góp phần giáo dục các thế hệ, tăng cường tình đồn kết cộng đồng, giúp con người sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa.
3. Theo diễn trình lịch sử, lễ hội đền hải Khẩu linh từ đã có nhiều biến
đổi để ngày càng phù hợp, thích nghi với cuộc sống mới, thời đại mới. Một
điều đáng mừng là dưới sự quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền, của ban quản lý di tích đền Hải Khẩu và sự tự giác của cộng đồng cư dân thì lễ hội vẫn chưa bị thương mại hóa, vẫn giữ được khơng khí hồ hởi, tự do, phóng khống của sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống.
4. Việt Nam bước vào thời đại hội nhập, đất nước phải đối diện với thế
giới không những về kinh tế mà còn cả về chiều sâu, mọi góc cạnh của văn
hóa, điều đó khiến cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống càng trở nên cấp thiết. Việc gắn lễ hội với phát triển du lịch để
tạo ra loại hình du lịch văn hóa đã đem lại nhiều hiệu quả không thể phủ nhận, đặc biệt là đối với vùng kinh tế tổng hợp như Kỳ Anh. Tuy nhiên, phát triển du lịch lễ hội cần phải đảm bảo cân đối giữa mục tiêu kinh tế và văn hóa. Khơng nên vì lợi ích trước mắt mà đánh mất lợi ích lâu dài. Vì vậy, khi khai
thác lễ hội truyền thống trong hoạt động kinh doanh du lịch, cần phải có sự lựa chọn, coi trọng chất lượng, vì những yếu tố này sẽ đảm bảo giữ gìn những giá trị văn hóa đích thực. Để làm được điều đó, bên cạnh sự phối kết hợp của
các cấp, các ngành có chức năng, cần phải có sự hợp tác của cộng đồng địa
phương. Trong đó, vai trị của cộng đồng địa phương là then chốt vì lễ hội là
sản phẩm sáng tạo văn hóa chung của cộng đồng, cộng đồng là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ giá trị văn hóa.
5. Với định hướng phát triển lễ hội theo quan điểm bảo tồn trên cơ sở
kế thừa của các cơ quan quản lý văn hóa huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, với sự nổ lực bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của người dân địa phương cùng với những giải pháp có tính chất tăng cường và củng cố được đưa ra trong luận văn này, lễ hội đền Hải Khẩu linh từ sẽ tiếp tục được bảo tồn và phát huy tương xứng với những giá trị văn hóa mà nó đang chứa đựng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1993), Việt nam văn hóa sử cương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 2. Lan Anh (biên soạn) (2008), Nghi lễ thờ cúng của người Việt, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội
3. Đặng Văn Bài (2012), Hội thảo khoa học lễ hội - nhận thức giá trị và giải
pháp quản lý, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, Hà Nội
4. Ban quản lý di tích lịch sử đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu (2013), Hải Khẩu linh từ thần tích và lễ hội, Nxb Văn hóa thơng tin
5. Ban quản lý di tích lịch sử đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu (2013), Báo cáo
tổng kết hoạt động di tích năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014
6. Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh (1991), Hồ sơ di tích lịch sử danh thắng đền thờ Nguyễn Thị Bích Châu.
7. Nguyễn Chí Bền (chủ biên) (1999), Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam,
Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
8. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội 9. Trần Văn Bính (chủ biên) (2002), Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn
hóa của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
10. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí trong mĩ thuật truyền thống của người Việt, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
11. Trần Lâm Biền (2003), Đồ thờ trong di tích của người Việt, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
12. Cục văn hóa cơ sở (2008), Thống kê lễ hội Việt Nam, Hà Nội.
13. Nguyễn Đăng Duy, Trịnh Thị Minh Đức (1993), Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
14. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tơn giáo ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
15. Đại Nam nhất thống chí (1971), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Đại Việt sử ký toàn thư (1998), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Thái Kim Đỉnh (2005), Lễ hội ở Hà Tĩnh, Nxb Văn hóa Thơng tin,
Hà Nội
18. Đèn lồng Việt (2014), “Ý nghĩa việc thả đèn hoa đăng”, nguồn http://den
longvn.com/y-nghia-viec-tha-den-hoa-dang.html, truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2014.
19. Phan Thư Hiền (2005), Loan Nương thánh mẫu, Nxb Văn hóa thơng tin,
Hà Nội
20. Nguyễn Duy Hinh (1995), Đôi điều suy nghĩ về lễ hội, lễ hội truyền thống
trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
21. Nguyễn Văn Huyên (1985), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội
22. Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Kỳ Anh (2011), Địa chí huyện Kỳ Anh,
Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội
23. Phan Khanh (1995), Cuộc sống hiện đại và văn hóa cội nguồn, Nxb Văn
hóa thơng tin
24. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã
hội hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
25. Vũ Ngọc Khánh, Trần Thị An, Phạm Minh Thảo (1998), Truyền thuyết Việt Nam, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
26. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo (2005), Từ điển văn hóa tín ngưỡng phong tục, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
27. Lê Văn Kỳ (1996), Mối quan hệ giữa truyền thống người Việt và lễ hội về
các anh hùng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
29. Nguyễn Quang Lê (1992), “Một số suy nghĩ về nguồn gốc và bản chất của
lễ hội cổ truyền dân tộc”, Tạp chí Văn hóa dân gian (số 1), tr.5-9
30. Nguyễn Quang Lê (1994), “Mối quan hệ lịch sử với sinh hoạt văn hóa dân
gian”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (số 7), tr.23-25.
31. Luật Di sản Văn hóa (2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Luật di sản văn hóa sửa đổi và bổ sung năm 2009 (2009), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
33. Nguyễn Khắc Mai (2014), “Theo Dấu Ngôi Đền Thiêng Bên Cửa Biển”,
nguồn http://www.thonminhtriet .com/2014/10/theo-dau-ngoi-en- thieng-ben-cua-bien.html, truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2015.
34. Nhiều tác giả (2010), Kỷ yếu hội thảo khoa học “Kê Minh thập sách -
Minh triết trị nước an dân”
35. Nguyễn Bích Ngọc & Phan Thư Hiền (2006), Tám vị Thánh mẫu ở Hà Tĩnh, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội
36. Nguyễn Minh San (2013), “Tình nguyện làm vợ quỷ thần để cứu dân hộ
quốc”, nguồn http://vanhien.vn/vi /news/Nhan-vat/Tinh-nguyen-
lam-vo-quy-than-de-cuu-dan-ho-quoc-806/, truy cập ngày 23 tháng
10 năm 2015.
37. Trần Ngọc Thêm (2010), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 38. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1993), Những giá trị của lễ hội cổ truyền và
nhu cầu của xã hội hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
39. Ngơ Đức Thịnh (chủ biên) (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
40. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1996), Đạo Mẫu ở Việt Nam (tập 1), Nxb Văn
hóa thơng tin, Hà Nội.
41. Ngơ Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
42. Trung tâm Quảng bá xúc tiến Văn hóa - Du lịch Hà Tĩnh (2009), Cẩm nang du lịch Hà Tĩnh.
43. Truyền kỳ tân phả, bản dịch của Ngô Lập Chi và Trần Văn Giáp (1962),