Đặc điểm đời sống kinh tế (mưu sinh)

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người Sán Dìu ở xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 28 - 30)

1.2. Khái quát về ngƣời Sán Dìu ở xã Quý Sơn

1.2.3. Đặc điểm đời sống kinh tế (mưu sinh)

1.2.3.1. Trồng trọt

Do địa bàn cư trú của người Sán Dìu ở Quý Sơn chủ yếu là đồi núi nên các loại cây trồng phát triển khá phong phú và đa dạng. Ngoài các cây trồng và cây lương thực chính như lúa, ngơ, cịn có nhiều loại cây trồng khác như khoai, sắn, bầu, bí, cây dược liệu…

Đối với việc canh tác, người Sán Dìu có truyền thống làm ruộng nước, trình độ canh tác của họ khá cao khơng khác gì so với dân tộc Kinh, Tày… Họ cũng biết sử dụng nhiều cơng cụ sản xuất có năng xuất cao như cái cày, cái bừa, cái hái, cái quạt thóc… đều thể hiện tính sáng tạo cao.

Kỹ thuật canh tác của người Sán Dìu ở xã Quý sơn như sau: Ruộng trước khi cấy được cày một lần rồi phơi cho đất ải, sau đó tháo nước vào ruộng ngâm từ 10 đến 15 ngày rồi dùng bừa một vài lượt cho đất bở ra. Để có mạ cấy, người Sán Dìu thường chọn một mảnh đất ẩm, bằng phẳng, có nhiều mùn để gieo mạ. Sau khi làm đất xong họ sẽ vãi thóc cho đều trong mảnh đất. Khi gieo mạ được hơn một tháng, thì sẽ tiến hành nhổ mạ cấy. Giữa tháng 2 thì tra lúa và thu hoạch vào khoảng tháng 6, mỗi năm có một vụ cấy. Từ lâu đồng bào đã biết khai thác và tận dụng nhiều nguồn phân khác nhau như phân chuồng, phân hun (gồm rễ cây, rễ cỏ, cành lá khô đem đốt cùng đất mục…) phân xanh, tro bếp, bùn ao, hồ, phân bắc; biết làm thủy lợi như đắp đập, đào mương, khơi máng, tận dụng nguồn nước thiên nhiên phục vụ sản xuất.

Bên cạnh ruộng nước, người Sán Dìu cịn giỏi khai phá hoang phục hóa tạo sườn đồi, soi, bãi thành nương, loại hình canh tác chiếm một vị trí quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp đặc biệt vùng có địa hình đồi núi như xã Q Sơn. Từ tháng 11 âm lịch, họ bắt đầu khai thác nương đồi, xới cỏ, chặt

cây và đốt, dọn nương chuẩn bị trồng trọt. Tháng 1 và 2 trồng ngô đến tháng 4 thu hoạch, và trồng vừng thu hoạch vào tháng 8. Trên các soi, bãi chủ yếu trồng ngơ và các loại rau, khoai, đỗ, mía, lạc, bầu, bí… Ở đây, việc trồng xen canh gối vụ đã được đặc biệt chú ý.

Với địa hình đồi núi, đất đai khí hậu và am hiểu về vùng đất nơi đây, cùng với kinh nghiệm canh tác lâu năm, người Sán Dìu cũng đã trồng thêm các loại cây ăn quả như vải thiều, hồng, táo… là loại cây mang lại giá trị kinh tế, cho năng suất cao và hiện nay là cây trồng chính đặc trưng của vùng, thường được thu hoạch từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7 dương lịch.

1.2.3.2. Chăn nuôi

Sau kinh tế trồng trọt, cũng như nhiều dân tộc khác chăn ni đóng vai trị quan trọng trong đời sống của người Sán Dìu. Ngồi mục đích cung cấp sức kéo vận chuyển trong lao động, chăn ni cịn dùng làm thực phẩm và lễ vật trong cúng bái, lễ cưới, lễ tết hoặc để trao đổi hàng hóa trong sinh hoạt.

Trong các vật ni của người Sán Dìu phải kể đến trâu, bị, lợn, dê, gà, vịt, chó, ngựa… Các loại vật được ni nhiều phổ biến nhất là trâu, bò, lợn, gà. Ở Quý Sơn, hầu như gia đình nào cũng ni ít nhất một con trâu, nhà nào có kinh tế thì ni nhiều hơn. Cùng với con bị, trâu được ni với mục đích chủ yếu để cày, kéo phục vụ cho nông nghiệp.

Ngồi ra, vật ni khơng thể thiếu trong mỗi gia đình người Sán Dìu là lợn, gà… họ nuôi đáp ứng nhu cầu thực phẩm và phục vụ cúng bái.

1.2.3.3. Thủ công nghiệp, trao đổi mua bán

Thủ cơng nghiệp của người Sán Dìu chủ yếu khai thác gỗ, tre, nứa để phục vụ cho nghề đan lát và nghề mộc. Ngồi ra họ cịn tự làm lị đóng gạch, làm ngói. Phụ nữ Sán Dìu cịn biết trồng bơng dệt vải, trẻ em từ 13, 14 tuổi trở đi đã biết dệt vải. Để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trong gia

đình, họ cũng tự làm ra quần áo, chăn gối đệm và các đồ dùng thông dụng từ nguyên liệu tre, trúc, nứa… như sàng, sọt, rổ, dần…

Hoạt động trao đổi, mua bán của người Sán Dìu khi xưa thường chỉ diễn ra giữa dân bản xứ với nhau. Nhưng ngày nay, hoạt động đó được phát triển khá mạnh mẽ do có sự giao lưu bn bán với thương lái Trung Quốc về các loại cây ăn quả. Vì vậy cuộc sống của người dân nơi đây cũng dần ổn định.

1.2.3.4. Săn bắt, hái lượm

Người Sán Dìu thường tổ chức săn bắt vào những lúc nơng nhàn. Thường thì họ đánh cá sơng, thả cá ao hồ. Do địa hình của Quý Sơn có nhều hồ nước rộng lớn, nên việc đánh bắt cá diễn ra thường xuyên sau những giờ làm vất vả và cũng để cải thiện bữa ăn hàng ngày cho gia đình. Mặc dù sinh sống quanh vùng đồi núi nhưng là đồi núi thấp, nên thú rừng khơng có nhiều để săn bắn như một số dân tộc thiểu số khác.

Hái lượm thường do phụ nữ và trẻ em đảm nhiệm với một công cụ đơn giản là cái liềm, cái quốc và cái thúng để đựng sản phẩm thu được. Công việc này thường được thực hiện khi mùa màng kết thúc. Họ lên rừng khai thác củ mài, măng, rau rừng, nấm. Ngoài ra họ cũng tìm được một số loại dược liệu dùng để chữa bệnh đơn giản trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tất cả những gì họ khai thác được đều là những sản phẩm tự nhiên và cũng góp phần vào kinh tế trong gia đình.

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người Sán Dìu ở xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)