Biến đổi trang phục, cỗ bàn

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người Sán Dìu ở xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 82)

Chƣơng 2 : HƠN NHÂN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI SÁN DÌU Ở XÃ QUÝ SƠN

3.1. Lĩnh vực và quy mô biến đổi

3.1.3. Biến đổi trang phục, cỗ bàn

Về trang phục: Trang phục mặc trong đám cưới ngày nay thay đổi rất

rõ ràng ở cả trang phục chú rể, cô dâu và những người tham dự. Nếu như trước kia, chú rể mặc trang phục truyền thống thì ngày nay tất cả đều mặc com lê ở các cửa hàng cho thuê quần áo cưới, nhà nào có điều kiện thì đặt may hoặc mua. Sự thay đổi trang phục cơ dâu cũng giống hồn tồn người Kinh: Mặc váy cưới, tóc quấn xoăn, trang điểm, tay cầm hoa theo xu hướng

hiện đại. Tập quán trong ngày cưới cô dâu mặc trang phục cưới truyền thống ra cúi lạy trước bàn thờ tổ tiên, có chùm khăn lên đầu… khơng cịn được thực hiện. Sự thay đổi này có ý nghĩa tích cực là làm cho đám cưới bớt rườm rà xong lại đánh mất bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc.

Hiện nay, những người tham gia lễ cưới cũng thay đổi trong cách ăn mặc. Họ mặc áo dài, váy như người Kinh khi đi dự đám cưới cho đẹp, tiện và hiện đại.

Cũng không thể không nhắc đến một xu thế mới được tiếp nhận từ thời kỳ đổi mới trở lại đây đó là chụp ảnh cưới. Cặp đơi nào trước khi chuẩn bị cưới cũng đến studio để lưu giữ lại khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc đời. Xu thế này cũng đang diễn ra rất phổ biến trong các dân tộc ở nước ta.

Về ăn uống: Theo tập quán xưa, đám cưới được tổ chức ăn uống nhiều

ngày và khá tốn kém, nhưng hiện nay chỉ tổ chức trong hai ngày, tục lệ hát đối đáp cũng khơng cịn. Cỗ bàn trong đám cưới có nhiều ảnh hưởng của người Kinh như số lượng món ăn đã nhiều hơn, không chỉ đơn thuần là thịt khau nhoọc, thịt ba chỉ luộc, lịng lợn… mà đã có thêm món rán, nướng, hoa quả tráng miệng… được bày trên bàn. Phần lớn họ thích sự thay đổi này vì họ cho rằng như vậy mới phong phú, đa dạng và phù hợp với đời sống xã hội hiện đại.

Phong tục mừng cưới cũng có sự thay đổi đáng kể. Trước đây chỉ anh em họ hàng mới mừng quà thì nay gần như ai đến dự đám cưới cũng có quà mừng, thường là tiền. Tiền mừng nhiều hay ít tùy thuộc vào khả năng kinh tế và mối quan hệ. Ở khu vực nơng thơn như Q Sơn thì tiền mừng khoảng 100 cho đến 300 nghìn. Tâm lý của những người được nhận quà mừng cũng mong muốn được mừng tiền hơn là mừng hiện vật, bởi tiền cịn có thể mua được những vật dụng cần thiết mà đôi vợ chồng trẻ cịn thiếu hoặc giúp gia đình trang trải việc lo cưới, nếu cịn thì cũng có thêm được chút vốn làm ăn. Người đi mừng cũng muốn mừng tiền bởi tiện lợi, nhẹ nhàng, không phải suy nghĩ, đắn đo mua cái gì cho hợp với cơ dâu, chú rể. Điều này phản ánh tính chất kinh tế thị trường đã tác động vào hôn nhân và đời sống của người Sán Dìu

một cách rõ rệt chứ không đơn thuần là biểu hiện của tình cảm. Hơn nữa, cũng đã bắt đầu xuất hiện tâm lý thu lợi thông qua cưới hỏi của một số ít người, nhất là những người có địa vị trong xã hội.

3.1.4. Vai trị của người làm mối trong hơn nhân hiện nay

Từ khi Luật Hơn nhân và Gia đình ra đời, hơn nhân đã được điều chỉnh bằng thiết chế của luật pháp. Chính vì vậy, việc tảo hơn, ép dun đã dần được loại bỏ, nam nữ được tự do trong hôn nhân. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng, giao thông, phương tiện thông tin, giáo dục ngày càng được mở mang nên sự giao lưu giữa nam nữ, các thành phần dân tộc khơng cịn bị cách trở, cấm đoán, là điều kiện để thanh niên nam nữ Sán Dìu giao lưu, kết bạn, tiếp thu văn hóa của các tộc người khác. Hầu hết các cuộc hơn nhân đều có q trình và thời gian tìm hiểu, yêu thương nhau, nên vai trị của ơng mối khơng cịn quan trọng như trước kia.

Ngày nay, nam nữ được tự do hơn trong quyết định hơn nhân, bố mẹ hai bên chỉ đóng vai trị tư vấn, hỗ trợ về kinh tế, nghi thức… Trên thực tế, có những cặp trai gái đi cơng tác, có trình độ học vấn cao, sau thời gian tìm hểu họ chủ động báo cáo với gia đình, tổ chức, cơ quan mà khơng cần sự giúp đỡ của ông mối. Những phong tục, tập quán, nghi thức đám cưới đều được cha mẹ đôi bên trực tiếp bàn bạc và đi đến thống nhất, mà tuyệt nhiên khơng có vai trị của người làm mối.

Sự đóng góp to lớn của người làm mối trong hôn nhân trước khi rất quan trọng. Nhờ có người làm mối mà hơn nhân của người Sán Dìu ln bền vững, ổn định, ít xảy ra ly hôn. Ngày nay dưới sự tác động mạnh mẽ của q trình tồn cầu hóa, cùng với sự thay đổi về quan niệm, lối sống, bên cạnh vai trị của người làm mối giảm đi thì việc đổ vỡ trong hơn nhân, kèm theo hiện tượng ngoại tình, quan hệ ngồi luồng hơn nhân có xu hướng tăng lên… đã tác động không nhỏ đến lối sống của cộng đồng và xã hội.

3.2. Nguyên nhân biến đổi

3.2.1. Tác động của nền kinh tế thị trường

Người Sán Dìu ở Quý Sơn từ một nền kinh tế tự cung tự cấp, khép kín, nghèo nàn lạc hậu, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên. Thì hiện nay, với nhịp độ phát triển kinh tế ngày càng bền vững, từ chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học và cơng nghệ vào sản xuất như: kiên cố hóa kênh mương, áp dụng giống cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế hàng hóa, sự giao lưu trao đổi mua bán giữa các dân tộc diễn ra mạnh mẽ, nhiều khu công nghiệp trong và ngồi huyện được hình thành. Con người bị hút theo vịng xốy của nền kinh tế thị trường, lo kiếm tiền xây dựng kinh tế, khơng cịn thời gian quan tâm và thực hiện những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt các tầng lớp trẻ muốn thay đổi nét bản sắc văn hóa của dân tộc mình để phù hợp với sự phát triển kinh tế. Điều đó vơ tình làm mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc kéo theo đó là sự mờ nhạt của các nghi lễ trong hơn nhân truyền thống khi mà tất cả chỉ cịn lại trong ký ức của những người già và không được truyền lại cho con cháu.

3.2.2. Tác động từ các chính sách của Đảng và Nhà nước

Chính sách dân tộc và việc giải quyết các vấn đề dân tộc luôn là công tác thường xuyên và liên tục của Đảng ngay từ khi Đảng ra đời cho đến nay. Thực hiện nghị quyết TW 5( khóa VIII) về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, mơ hình Dân vận khéo…đã được triển khai trên địa bàn xã Quý Sơn và được người dân hưởng ứng thi hành. Do đó, một số yếu tố văn hóa có dấu hiệu mê tín dị đoan đã bị loại bỏ, lễ cưới được rút ngắn gọn, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, văn minh và nhiều yếu tố văn hóa mới được bổ sung. Tuy nhiên cũng do sự biến đổi này nên trong hơn nhân có một số nghi lễ mang dấu ấn của dân tộc bị mờ nhạt như lễ khai hoa tửu, hát đối đáp mở cổng…

3.2.3. Ảnh hưởng từ giao lưu văn hóa giữa các tộc người

Trong thực tế, các cộng đồng tộc người ở các cấp độ khác nhau đều có mối liên hệ, tiếp xúc văn hóa lẫn nhau. Các cộng đồng giao lưu văn hóa với nhau thường chịu sự tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Giao lưu văn hóa là tác nhân nảy sinh các hiện tượng văn hóa mới ở các cộng đồng tộc người. Một cộng đồng phát triển hay tiêu vong về văn hóa tùy thuộc vào yếu tố nội sinh – truyền thống văn hóa của chính cộng đồng ấy trong giao tiếp. Khi yếu tố nội sinh đủ mạnh nó sẽ lựa chọn và bản địa hóa những yếu tố văn hóa mới tiếp thu được, làm phong phú thêm văn hóa tộc người. Ngược lại, khi yếu tố nội sinh yếu, văn hóa tộc người khơng đủ sức thích nghi, nó sẽ bị biến mất, bị đồng hóa hoặc bị mai một bản sắc văn hóa.

Từ những năm 90 trở lại đây, sự giao lưu, hội nhập, tiếp biến văn hóa giữa người Sán Dìu với các tộc khác sống xen canh, cận canh với dân tộc Sán Chí, Hoa, Cao Lan, Tày, Kinh…, cùng với nhu cầu giao tiếp hàng ngày diễn ra mạnh mẽ thông qua nhiều hình thức khác nhau. Sự giao lưu văn hóa diễn ra ở nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, nên phần nào đã chịu sự tác động và ảnh hưởng của dân tộc khác, đặc biệt dân tộc Kinh. Bị đồng hóa và phai mờ đi bản sắc của chính dân tộc mình, thể hiện rõ nhất trong các nghi lễ hôn nhân.

3.3. Đề xuất một số giải pháp

3.3.1. Giải pháp về nhận thức

Hơn nhân và gia đình là vấn đề quan trọng trong cuộc sống của mỗi dân tộc. Việc tổ chức đám cưới, mở đầu cho cuộc sống gia đình của đơi bạn trẻ là rất hệ trọng, phải tổ chức sao cho vui vẻ, lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán của dân tộc, phù hợp với hồn cảnh từng gia đình, bảo đảm văn minh lịch sự, tiết kiệm, tránh phơ trương lãng phí.

Khơng chỉ các cấp lãnh đạo tỉnh Bắc Giang (từ tỉnh đến cơ sở) mà toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là người Sán Dìu cần có một

nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vốn di sản văn hoá mà họ đang nắm giữ cũng như trách nhiệm bảo tồn, phát triển chúng trong đời sống văn hoá cộng đồng.

Giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức tơn trọng, lịng tự hào của cán bộ, nhân dân lớp trẻ Sán Dìu về hơn nhân truyền thống. Cần duy trì tiếng nói, phong tục tập quán, truyền dạy tiếng nói dân tộc cùng lời ca tiếng hát soọng cô cho thế hệ kế tiếp.

Tạo mọi điều kiện cho người dân, nhất là thế hệ trẻ làm chủ được các giá trị văn hố mà cha ơng họ để lại và có ý thức bảo tồn, phát triển chúng trong đời sống xã hội hiện nay.

3.3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách

Nhằm đẩy việc giữ gìn, bảo tồn, khơi phục và phát huy nét đẹp trong hơn nhân truyền thống của người Sán Dìu. Trung tâm văn hóa tỉnh Bắc Giang cần phối hợp với Phịng văn hóa thơng tin huyện Lục Ngạn tiến hành khảo sát, nghiên cứu, khôi phục sinh hoạt văn hóa trong đám cưới của người Sán Dìu ở Q Sơn. Cần khơi phục một số nghi lễ truyền thống trong lễ ăn hỏi, lễ rước dâu, việc sử dụng trang phục dân tộc truyền thống, đặc biệt khôi phục tục hát đám cưới với các nghi thức hát chào đón quan viên hai họ, hát khai hoa tửu, hát cung kính, hát chúc… tại nhà gái trong ngày đón dâu.

Có các biện pháp lưu ký tài liệu các nghi lễ đám cưới dưới dạng chữ viết để có thể lưu truyền. Nội dung tổ chức nghi lễ ngày càng bị mai một trông thấy, dường như tất cả chỉ còn lại trong ký ức những người lớn tuổi và ít được lưu truyền cho con cháu. Có thì cũng chỉ là truyền miệng nên dẫn đến hiện tượng thất truyền lớn. Chính vì thế, nó cần được ghi chép lại và tổ chức rộng rãi trong cộng đồng.

Nhà nước cần có những chính sách cụ thể, đầu tư khuyến khích các đơi vợ chồng trẻ dựng lại đám cưới xưa, khơng chỉ dân tộc Sán Dìu mà cịn các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam đang dần mai một nghi lễ đám cưới truyền thống.

Cần tơn vinh những cá nhân có tài, có đóng góp lớn trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Cần có chính sách tơn vinh những nghệ nhân, những người có cơng truyền bá dân ca Sán Dìu nhằm khơi dậy lòng yêu nghề và tự hào về bản sắc truyền thống dân tộc mình.

Tiểu kết Chƣơng 3

Sự biến đổi về hôn nhân của người Sán Dìu ở xã Quý Sơn là một tất yếu khách quan, thể hiện đặc trưng tiếp biến văn hóa khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi. Cùng với việc áp dụng luật hơn nhân và gia đình, nghị định thì ở người Sán Dìu về hơn nhân là dựa trên nguyên tắc tự nguyện, theo tình yêu, chế độ hôn nhân một vợ một chồng và là mối quan hệ hôn nhân mở rộng – hôn nhân hỗn hợp các thành phần dân tộc. Sự biến đổi này cũng đem lại những mặt tích cực đáng kể, các nghi lễ trong hôn nhân được rút gọn, các thủ tục rườm rà, tốn kém được cắt bỏ, thay vào đó là một đám cưới đơn giản, tiết kiệm về thời gian. Nhưng những hạn chế của sự thay đổi đó có ảnh hưởng khơng nhỏ đến giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Sán Dìu. Những nghi lễ quan trọng trong hơn nhân, mang đậm dấu ấn tộc người như lễ khai hoa tửu, hát đối đáp trong đám cưới… gần như khơng cịn tồn tại trong đám cưới hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu hơn nhân truyền thống của người Sán Dìu cũng như biến đổi của nó trong thời kỳ mở cửa dưới tác động của nền kinh tế thị trường là cơ sở để xây dựng một chương trình và chính sách bảo tồn văn hóa dân tộc. Trên cơ sở đó, tiếp tục làm giàu vốn văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, giúp các nhà quản lý chỉ đạo việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Đẩy mạnh các hoạt động văn nghệ quần chúng, lễ hội truyền thống… làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân, loại bỏ những tệ nạn xã hội, góp phần làm tăng cường mối đồn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo tỉnh Bắc Giang (từ tỉnh đến cơ sở) cần có những chính sách cụ thể, phù hợp cho việc bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa dân tộc trong hơn nhân người Sán Dìu.

KẾT LUẬN

Quý Sơn là địa bàn cư trú tương đối tập trung của người Sán Dìu ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh những đặc điểm văn hóa chung, người Sán Dìu ở mỗi vùng lại có một số nét văn hóa riêng do ảnh hưởng của mơi trường sống và các tộc người xung quanh. Ở một số vùng như Tuyên Quang, trong hơn nhân dân tộc Sán Dìu thường tách ra làm nhiều nghi lễ khác nhau. Họ có lễ xin lá số, lễ xin cưới, lễ xem mặt, lễ ăn hỏi, lễ sang bạc, lễ chọn và báo ngày cưới, lễ gánh gà, lễ nộp cheo rồi mới đến lễ cưới. Trong khi người Sán Dìu ở Quý Sơn tổ chức các nghi lễ cưới gọn gàng hơn, họ gộp một số nghi lễ trên vào lễ ăn hỏi và lễ cưới.

Hơn nhân của người Sán Dìu ở Quý Sơn vừa thể hiện đặc điểm văn hóa truyền thống, vừa phản ánh các sắc thái địa phương. Trong các nghi lễ hôn nhân của họ chứa đựng nhiều giá trị về nghệ thuật, âm nhạc cũng như nhân sinh quan, thế giới quan của dân tộc. Hôn nhân của họ thể hiện mối quan hệ khăng khít, cố kết bền chặt giữa cá nhân với gia đình, dịng họ và cộng đồng; giữa các thế hệ trong dịng họ, cộng đồng... Hơn nhân của họ cũng thể hiện rõ tính cố kết tộc người, ý thức lưu giữ trao truyền giá trị văn hóa truyền thống từ các thế hệ trước cho các thế hệ kế tiếp.

Trong xã hội truyền thống cũng như hiện nay, người Sán Dìu quan niệm hơn nhân là sự khởi nguồn của một gia đình mới, là niềm hạnh phúc lứa đôi, là sự mong chờ, hy vọng về sau của gia đình và dịng họ.

Xưa kia, trong hơn nhân người làm mối có vai trị quan trọng khơng thể thay thế, cịn ngày nay vai trị của người làm mối bị mờ nhạt và khơng cịn hiện diện trong các đám cưới,

Nếu như xưa kia, tục tảo hơn, ép dun là phổ biến thì ngày nay nam

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người Sán Dìu ở xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)