Các hình thức hơn nhân khác

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người Sán Dìu ở xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 72)

Chƣơng 2 : HƠN NHÂN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI SÁN DÌU Ở XÃ QUÝ SƠN

2.4. Các hình thức hơn nhân khác

Hiện tượng đa thê, ngoại tình

Theo luật tục của người Sán Dìu, nếu người vợ ngoại tình sẽ bị đuổi ra khỏi nhà chồng và phải bồi thường tài sản cho nhà chồng. Nếu người chồng ngoại tình sẽ phải nộp phạt lợn gà bồi thường danh dự cho nhà gái. Trong trường hợp con gái chửa hoang khơng những bị dân làng chê cười mà cịn bị làng phạt vạ tẩy uế ở đình làng. Nếu là con trai chưa vợ, con gái chưa chồng thì phải kết hơn với nhau, nhưng khi cô dâu bước vào nhà chồng, mẹ chồng úp bu gà “chạo cay chám” lên đầu cô dâu [10, tr.142].

Người Sán Dìu ở Quý Sơn trước kia cũng có luật tục này, tuy nhiên theo khảo sát của chúng tôi những trường hợp này gần như khơng có. Hiện tượng đa thê trước kia chỉ những nhà giàu có, địa chủ mới có 2, 3 vợ. Trường hợp đa thê hiện nay như chúng tơi khảo sát ở vài thơn có đơng số dân Sán Dìu cư trú nhất thì có xuất hiện một trường hợp như ông Từ Thao lấy hai vợ, nhưng hai vợ ở hai nhà khác nhau. Nghi thức đám cưới lấy vợ lẽ được giảm đi và đơn giản hơn rất nhiều.

Hơn nhân của người góa vợ góa chồng

Theo tục lệ người Sán Dìu, khi người đàn ơng chết, người phụ nữ ở lại chăm sóc bố mẹ chồng và con cái một thời gian. Sau 3 năm, người đàn bà góa có thể tái giá khi hết tang chồng nhưng phải để con cái và của cải cho nhà chồng. Trừ trường hợp đứa con đó ít tuổi, cần có sự chăm sóc trực tiếp của người mẹ thì đứa con đó được theo mẹ. Cũng có khi, bố mẹ nhà chồng mới cưới đồng ý cho người đàn bà góa được ni con thì mới được đưa con về

chăm sóc. Con cái sinh ra vẫn giữ nguyên họ bố, không phải đổi theo họ của người chồng quá cố. Người chồng có nhiệm vụ thờ cúng tổ tiên cả hai họ nhà mình và nhà bố mẹ vợ. Vì thế mà ta thấy nhà người Sán Dìu có thờ hai bát hương, một bên thờ bên nội và một bên thờ bên ngoại. Người đàn ông cũng được lấy vợ kế sau khi hết tang vợ 3 năm. Qua khảo sát ở các thơn, cũng có vài trường hợp đàn ơng lấy vợ kế, đàn bà góa đi bước nữa. Những người này thường có vợ chết hoặc chồng là liệt sỹ. Chi phí cho đám cưới như thế này không tốn kém nhiều. Nhưng nếu người đàn ơng lấy vợ là gái tân thì đồ thách cưới vẫn thế, cịn phụ nữ tái giá thì số lượng thách cưới giảm đi một nửa và nghi lễ đơn giản hơn.

Người Sán Dìu khơng bao giờ được phép nếu vợ chết, có thể lấy em gái của vợ hoặc em trai chết anh trai có thể lấy em dâu.

2.5. So sánh hơn nhân của ngƣời Sán Dìu và ngƣời Tày ở Quý Sơn

Sở dĩ phần so sánh về những điểm giống và khác nhau trong các nghi lễ hơn nhân của người Sán Dìu, tơi lại chọn dân tộc Tày bởi vì: Trên cùng một địa bàn cư trú, dân tộc Sán dìu sống đan xen với 6 dân tộc khác, trong đó dân tộc Tày có số dân đơng thứ hai sau dân tộc Sán Dìu nên có nhiều sự giao thao văn hóa và có những ảnh hưởng ít nhiều về phong tục, tập quán, lối sống.

Bảng 2.2: Đặc điểm giống và khác nhau trong hơn nhân của ngƣời Sán Dìu và ngƣời Tày ở Quý Sơn

STT Nghi Lễ Những đặc điểm giống nhau Những đặc điểm khác nhau 1 Quan niệm hôn nhân truyền thống - Tuổi kết hôn sớm - Do cha mẹ sắp đặt

- Tiêu chuẩn chọn bạn đời: - Nam: Khỏe mạnh, biết làm kinh tế, có đạo đức, biết

STT Nghi Lễ Những đặc điểm giống nhau Những đặc điểm khác nhau săn bắt, có uy tín với làng bản, am hiểu phong tục tập quán dân tộc mình

- Nữ: Biết thêu thùa dệt vải, chăm chỉ, có sức khỏe, biết chăm lo cho gia đình

- Để có người nối dõi tông đường, tăng thêm nguồn lao động, nơi nương tựa cho cha mẹ lúc tuổi già

2 Nguyên tắc hôn nhân

- Hôn nhân một vợ một chồng

- Cùng họ không được lấy nhau

- Theo chế độ phụ hệ, cô dâu cư trú bên nhà chồng

- Người Sán Dìu có tục ở rể

3 Các nghi lễ hôn nhân

- Gồm các bước: Lễ dạm ngõ, lễ xem tuổi, lễ cưới, lễ lại mặt

- Có thách cưới: Gà, lợn, rượu, tiền…

- Trang phục cưới mới, đẹp hơn

- Có hát dân ca dân tộc

- Người Tày tổ chức cưới do hai gia đình tự thỏa thuận với nhau. Chú rể có đi đón dâu - Người Sán Dìu do ơng mối đảm nhiệm. Chú rể khơng phải đi đón dâu

(Nguồn: Điều tra thực địa ở xã Quý Sơn, tháng 3 năm 2016)

Như vậy, trong hơn nhân của người Sán Dìu và người Tày cùng sinh sống trên địa bàn xã Quý Sơn cũng có những nét tương đồng về quan niệm,

nguyên tắc, và nghi lễ hơn nhân. Bên cạnh đó cũng có những đặc điểm khác nhau trong hình thức tổ chức nghi lễ làm nổi bật nên nét độc đáo riêng vốn có trong đám cưới của mỗi dân tộc.

Tiểu kết Chƣơng 2

Hơn nhân của người Sán Dìu ở Q Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang cũng giống như các dân tộc khác trong nước về cơ bản là hôn nhân một vợ một chồng. Trước đây, hôn nhân chủ yếu vận hành theo truyền thống trong xã hội cũ, phải môn đăng hộ đối . Cha mẹ là người giữ vai trị quyết định trong hơn nhân của con cái. Về quy tắc hôn nhân truyền thống vẫn được bảo tồn: Ngoại hơn dịng họ, sau khi cưới vợ cư trú bên nhà chồng, người Sán Dìu cũng có tục ở rể. Ngoại hơn dịng họ là nguyên tắc bắt buộc, trai gái trong cùng một dịng họ, có quan hệ huyết thống gần gũi thì cấm khơng được quan hệ hơn nhân. Hơn nhân của người Sán Dìu lệ thuộc vào nhiều nghi lễ, nhiều tập tục. Để tiến tới được hơn nhân cịn phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện, yếu tố như: Tiêu chuẩn chọn vợ chọn chồng, lễ vật thách cưới, những điều kiêng kị… và quan trọng hơn cả là lá số xem tuổi kết hôn của đôi trai gái.

Nghi lễ cưới xin của người Sán Dìu cơ bản có 6 lễ chính: Lễ xin lá số, dạm ngõ, lễ xem mặt, lễ ăn hỏi, lễ cưới và lễ lại mặt. Các nghi lễ đã trở thành phong tục tập quán, nếp sống và là biểu trưng của bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống văn hóa của người Sán Dìu.

Các hình thức hôn nhân đặc biệt như đa thê, ly hơn… chỉ mang tính chất cá biệt và không được dư luận, cộng đồng ủng hộ, khuyến khích.

Tóm lại, nghiên cứu tìm hiểu về hơn nhân của người Sán Dìu cho ta thấy giá trị văn hóa của các nghi lễ, tập tục, quan niệm… luôn được bảo tồn và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Có thể nói đây là những giá trị văn hóa đặc sắc mà mỗi dân tộc nói chung và dân tộc Sán Dìu nói riêng ln trân trọng, giữ gìn và phát huy.

Chƣơng 3

NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ HÔN NHÂN

CỦA NGƢỜI SÁN DÌU Ở XÃ QUÝ SƠN HIỆN NAY

3.1. Lĩnh vực và quy mô biến đổi

3.1.1. Biến đổi về quan niệm, điều kiện và tiêu chuẩn chọn bạn đời

Theo truyền thống, đám cưới được coi như một dấu ấn mà tập thể, cộng đồng công nhận tình u của đơi nam nữ, thì ngày nay bên cạnh đám cưới để công bố với dân làng cịn có sự cơng nhận của pháp luật với việc đăng ký kết hơn trước chính quyền địa phương, là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ khi đôi nam nữ thành vợ thành chồng. Đây là điểm khác biệt lớn giữa hôn nhân truyền thống và hôn nhân hiện nay.

Quan niệm lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống vẫn được đặt ra, song các bậc cha mẹ cũng đã biết lắng nghe và tôn trọng sự lựa chọn của con cái. Tình trạng bố mẹ ép buộc con cái trong chuyện tình cảm đã được hạn chế nhiều và gần như khơng cịn tồn tại trong đám cưới hiện nay. Tại điều 9, khoản 2 của Luật Hơn nhân và Gia đình có ghi: Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không được bên nào ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở đã tác động tích cực đến nhận thức của người Sán Dìu, góp phần nâng cao ý

thức chấp hành pháp luật Nhà nước về vấn đề hôn nhân.

Trước kia, người Sán Dìu đặc biệt quan tâm đến mơn đăng hộ đối và muốn thông qua hôn nhân để tăng thêm nguồn lao động cho gia đình, hơn nhân đều do cha mẹ sắp đặt và quyết định nên tình trạng kết hơn ở tuổi 16, 17 là phổ biến. Ngày nay, Luật hôn nhân và gia đình đã có quy định rõ về độ tuổi kết hơn (nữ 18; nam 20) nên tình trạng tảo hơn và hơn nhân cùng huyết thống hầu như khơng cịn. Khi được hỏi tuổi kết hơn hiện nay là sớm hay muộn so với thế hệ trước đây, thì có tới ¾ số người được hỏi trả lời tuổi kết hơn hiện nay muộn hơn nhưng hồn tồn hợp lý bởi đến tuổi đó nam nữ mới đủ hoàn thiện bản thân, tâm sinh lý để làm cha làm mẹ và lo toan cho cuộc sống gia

đình. Đặc biệt, hiện nay nam nữ Sán Dìu thường kết hơn muộn hơn so với tuổi của Nhà nước quy định, con gái thường 20 – 24 tuổi, con trai 22 – 27 tuổi. Nguyên nhân chính tác động đến sự thay đổi này là do thế hệ trẻ nhận thức được việc kết hôn sớm sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống tương lai, hơn nữa thanh niên ngày càng được đi học nhiều hơn, cao hơn và họ cũng muốn trang bị cho mình thêm những kiến thức cơ bản để sau này có khả năng tự lập, phát triển kinh tế gia đình, nhằm đảm bảo cuộc sống. Việc thay đổi độ tuổi kết hôn để phù hợp dần với quy định của Nhà nước là sự biến đổi có tính tích cực liên quan đến hơn nhân của người Sán Dìu ở Q Sơn.

Ngày nay, phạm vi không gian và thời gian để nam nữ thanh niên tìm đến với nhau được mở rộng. Nhiều người quen nhau rồi thành vợ chồng qua những lớp tập huấn kiến thức về sản xuất nông nghiệp chăn ni, tập huấn cơng tác đồn, đi học đại học, học nghề, mạng xã hội… Nếu như xưa kia lời ca tiếng hát được coi là công cụ để trai gái yêu nhau, thổ lộ tình cảm và tâm tình thì những những năm gần đây cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, internet, điện thoại… đã trở thành cơng cụ hữu ích của những đơi yêu nhau. Cách thức thể hiện, bày tỏ tình cảm cũng phong phú và đa dạng hơn. Trước kia, người Sán Dìu khơng có thói quen tặng hoa, tặng q nhưng ngày nay, hoa hồng, đồ lưu niệm, sơcơla trong ngày lễ tình nhân… cũng được nam nữ thanh niên sử dụng để thể hiện tình cảm của mình. Đây là sự tiếp nhận văn hóa mới khơng chỉ của người Sán Dìu mà cịn của nhiều dân tộc khác trên đất nước ta. Sự tiếp nhận này giúp cho đời sống tinh thần của người Sán Dìu thêm phong phú và thúc đẩy giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người trong bối cảnh mới.

Quá trình tự do tìm hiểu và quyết định hơn nhân cũng như sự phát triển của xã hội đã tác động không nhỏ đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của nam nữ. Các tiêu chuẩn như khỏe mạnh, chung thủy, có nghề nghiệp, biết làm kinh tế… cũng như hình thức bên ngồi ngày càng được coi trọng. Những năm gần đây, tiêu chuẩn về người vợ, người chồng hiểu biết, có trình độ học vấn, là

cán bộ nhà nước hay nghề nghiệp ổn định là một trong những lựa chọn của thanh niên Sán Dìu.

Biểu đồ 3.1: Tiêu chuẩn chọn vợ/ chọn chồng ở xã Quý Sơn

(Nguồn: Điều tra thực địa xã Quý Sơn tháng 3 năm 2016)

Kết quả phỏng vấn 30 thanh niên nam nữ đến tuổi kết hôn ở các thôn trên địa bàn xã Quý Sơn cho thấy tiêu chuẩn được nhiều thanh niên nam nữ lựa chọn nhất là hiểu nhau và chung thủy (27%), điều đó cũng phù hợp với quan niệm về hôn nhân của đồng bào. Tiêu chuẩn kinh tế khá giả, công việc ổn định được các bạn trẻ quan tâm, điều đó cũng phù hợp với điều kiện kinh tế phát triển hiện nay. Ngồi ra cịn các tiêu chuẩn vợ đảm đang trong cơng việc gia đình, khỏe mạnh, ngoại hình tốt… cũng được các bạn trẻ để ý. Riêng tiêu chuẩn mơn đăng hộ đối khơng cịn được coi trọng như trong truyền thống.

Trong hôn nhân trước đây người ta đặc biệt quan tâm đến sự trinh tiết của người con gái, cịn ngày nay quan niệm này khơng cịn là tiêu chuẩn quan trọng, song không phải thế mà các cô gái đánh mất trinh tiết một cách dễ dàng. Vài năm trở lại đây, do ảnh hưởng của lối sống hiện đại, các luồng thông tin và tác động của kinh tế thị trường, đã có những bạn trẻ sống bng

3 13 7 10 23 27 17 0 5 10 15 20 25 30

Môn đăng hộ đối Khỏe mạnh Xinh gái/ Đẹp trai Vợ đảm đang Nghề nghiệp ổn

định Hiểu nhau chung

thủy Kinh tế khá giả

thả, tự do quan hệ trước hơn nhân, nhất là những người có điều kiện thốt ly khỏi cộng đồng một thời gian như học lên cao, đi làm ăn xa. Điều này đã và đang ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội người Sán Dìu ở Quý Sơn.

Trước đây, cha mẹ sắp đặt hôn nhân cho con cái thường là những người cùng tộc, cùng xóm, cùng làng là chủ yếu. Thì hiện nay do tác động của xu thế giao lưu, hội nhập, sống xen kẽ nên nam nữ Sán Dìu cũng kết hơn với nhiều nhóm dân tộc khác như: Kinh, Nùng, Hoa… và con cái thường quyết định việc hơn nhân, tuy nhiên họ vẫn có sự kính trọng và lắng nghe ý kiến của cha mẹ và tranh thủ có sự đồng tình để tiến tới hơn nhân.

Biểu đồ 3.2: Ngƣời quyết định hôn nhân ở xã Quý Sơn

(Nguồn: Điều tra thực địa xã Quý Sơn tháng 3 năm 2016 )

Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 60% đơi trai gái quyết định rồi hỏi ý kiến bố mẹ. Như vậy, dù vai trị của bố mẹ trong hơn nhân của con cái người Sán Dìu vẫn rất quan trọng nhưng có dấu hiệu chuyển đổi theo hướng tích cực là nam nữ có vai trị tự nguyện trong hơn nhân của bản thân. Sự thay đổi tiến bộ này phần nào làm thay đổi quan niệm trong hình thức hơn nhân cũ như hơn nhân mua bán, vì nhu cầu lao động… nhưng vai trị của bố mẹ vẫn được tơn trọng, đó chính là những giá trị nhân văn của một gia đình truyền thống.

0 10 20 30 40 50 60

Đơi trai gái tự quyết

định

Đơi trai gái quyết định rồi xin ý kiến bố mẹ Bố mẹ tự quyết định Bố mẹ tự quyết định rồi hỏi ý kiến con Họ hàng quyết định 15 60 5 20 0

Trong xã hội hiện đại, khi các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng mở rộng, biến đổi và phát triển nhanh chóng thì các dân tộc có điều kiện xích lại gần nhau, từ đó nảy sinh quan hệ hơn nhân hỗn hợp là một điều tất yếu, góp phần làm cho bức tranh văn hóa các dân tộc thêm phong phú và phát triển các mối quan hệ tộc người tốt đẹp.

3.1.2. Biến đổi nghi lễ hôn nhân

Trước kia, nam nữ Sán Dìu để chính thức thành vợ thành chồng phải trải qua nhiều bước tiến hành nghi lễ đám cưới thì nay đã được rút ngắn hơn. Khơng cịn ơng mối, khơng cịn các các nghi lễ xin lá số, báo yên, gánh gà… thay vào đó là nghi lễ dạm ngõ (thăm nhà), lễ ăn hỏi và lễ cưới. Một nghi lễ không thể thiếu trong ngày cưới của người Sán Dìu trước kia là lễ khai hoa tửu, uống rượu trứng và hát đối đáp soọng cơ thì hiện nay, nghi lễ này vẫn

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người Sán Dìu ở xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)