Đặc điểm văn hóa tộc người

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người Sán Dìu ở xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 32 - 43)

1.2. Khái quát về ngƣời Sán Dìu ở xã Quý Sơn

1.2.5. Đặc điểm văn hóa tộc người

1.2.5.1. Đặc điểm văn hóa vật chất

Người Sán Dìu ngày nay đã ăn mặc giống như người kinh. Nhưng trong những ngày lễ hội hay gặp gỡ hát giao lưu giữa các câu lạc bộ, họ vẫn mặc những trang phục mang sắc thái cổ truyền của dân tộc mình.

Lúc đó đàn ơng thường mặc loại áo dài may kiểu tứ thân, màu đỏ nâu, cổ áo may đứng, áo dài qua mông một chút, tay áo dài, áo cài khuy giữa có màu trắng, 2 bên có may thêm 2 túi con để đựng tiền và thuốc. Quần cùng màu áo, rộng cắt theo kiểu chân què, cạp lá tọa và khơng có thắt lưng. Thường ngày, trong lao động thì đi chân trần, đi xa hoặc đi chơi thì mới đi dép quai ngang hay đi giầy. Và đàn ông thường để đầu trần, lúc cần nghi lễ thì đội loại khăn xếp như người kinh.

Bộ nữ trang phục truyền thống của đồng bào gồm có khăn vng đội đầu, áo yếm, áo dài tứ thân, áo ngắn (áo bà ba), thắt lưng (đỏ và xanh), váy, và xà cạp. Áo dài tứ thân mặc ở ngồi, cổ cao, nẹp trơn, có đính khuy, may dài q gối, chia làm 2 nửa, nửa trên màu nâu đỏ, nửa dưới màu đen. Áo ngắn mặc ở trong, màu nâu đỏ, cổ trịn, cài khuy và có may thêm hai túi nhỏ ở hai bên thân áo. Trong cùng là áo yếm được làm bằng vải bơng, có hình vng, khơng trang trí hoa văn, một đầu góc vng được kht trịn làm cổ, có đính dây để buộc vào cổ, và lưng. Váy màu đen, dài dưới đầu gối, đôi chân quấn xà cạp bằng vải màu trắng, khơng trang trí hoa văn. Xà cạp có hình chữ nhật, dài khoảng 50cm, được dọc chéo góc tạo thành hai hình tam giác vng, có đính dây buộc ở một đầu cạp. Thắt lưng được làm bằng lụa hoặc vải, hình ống, dài khoảng 1m. Khi mặc hai vạt áo đằng trước sẽ được vắt lên nhau, thắt lưng màu xanh buộc về bên trái, thắt lưng màu đỏ buộc về bên phải và sẽ để lộ áo yếm bên trong tạo thành đường chéo nhau từ cổ xuống ngực. Cách mặc áo có sự khác biệt giữa các lứa tuổi. Phụ nữ có chồng thường mặc áo yếm màu đỏ, cịn người trẻ thì ngược lại, áo yếm mặc có màu trắng. Trong lao động, phụ nữ Sán Dìu chỉ mặc áo bà ba, váy, đầu vấn tóc, chít khăn vng màu đen.

Đồ trang sức của người Sán Dìu thường là vòng kiềng, khuyên tai, nhẫn được làm bằng bạc. Đặc biệt phụ nữ Sán Dìu có chiếc túi trầu (loi thoi), hình múi bưởi, được may và thêu thùa rất công phu và qua đó thể

hiện khả năng thêu thùa của người làm và sử dụng vật dụng đó. Túi được thêu với nhiều họa tiết trang trí đẹp, miệng túi được đóng lại bằng dây rút. Dây rút nối được tết bằng chỉ màu, mỗi bên để dài 2cm. Trong túi đựng trầu cau, bên cạnh cịn có thêm con dao têm trầu và miếng vỏ gỗ chạm khắc rất công phu.

- Nhà cửa

Kiến trúc nhà ở của người Sán Dìu ở xã Quý Sơn phổ biến là mặt bằng sinh hoạt nhà 3 gian. Gian hồi bên trái có cửa phụ mở ở đầu hồi thơng ra ngồi thường là gian để đồ dùng sinh hoạt trong gia đình hoặc là phịng ngủ cho con gái. Sát vách là giường ngủ cho ông bà hoặc con trong gia đình, thường được che chắn bằng vải (màn gió) hoặc màn tre hoặc ngăn bằng tường xây và thông ra gian giữa. Gian ở giữa, giáp vách hậu là bàn thờ tổ tiên ở trên cao, bên dưới người Sán Dìu thường kê một phản, dùng để làm chỗ ngồi uống nước hay ăn cơm khi nhà có khách. Giáp vách tiền là giường ngủ của bố mẹ, trong góc tường có đặt một chiếc bàn hay tủ để tivi.

Trước kia người Sán Dìu thường ở nhà vách đất, tường trình đất hoặc đóng gạch đất rồi tự xây bằng vữa đất dẻo. Mái thường lợp cỏ tranh hoặc lợp lá mía. Người Sán Dìu rất khéo tay trong việc tết các phên cỏ tranh hoặc phên lá mía lại thành từng mảng để lợp nhà, đảm bảo được độ bền chắc và không bị dột khi trời mưa.

Nhà bếp thường được xây cạnh hồi nhà cho tiện việc đi lại lúc nắng mưa. Chuồng chăn ni và cơng trình phụ thì được xây cách nhà vài mét và thấp xuống so với mặt bằng sân để đảm bảo vệ sinh môi trường.

Đất ở của người Sán Dìu thường được rào xung quang bằng những cây gai, hoặc trồng tre, lứa để phân biệt đất ở của nhà này và đất ở của nhà khác.

Sơ đồ 1.1: Mặt bằng sinh hoạt nhà ông Leo Văn Tư

thôn Bãi Chè, Xã Quý Sơn, Huyện Lục Ngạn, Tỉnh Bắc Giang

Ngày nay, kinh tế-xã hội phát triển, nhà ở của người Sán Dìu đã thay đổi về chất liệu xây dựng và kiểu dáng. Nhà gạch xây theo kiểu hiện đại thay

Chú thích:

1. Bàn thờ 8. Cửa phụ

2. Phản và bàn ăn 9. Hiên nhà

3. Giường bố mẹ 10. Bậc thang

4. Tủ tivi 11. Chuồng chăn nuôi 5. Giường con cái 12. Nhà bếp

6. Phòng để đồ 13. Bếp đun 7. Cửa chính 14. Bàn ăn gia đình

thế cho nhà tranh, vách đất truyền thống. Nhiều hộ đã có nhà cao tầng, nhà mái bằng kiên cố như nhà của người Kinh.

- Ẩm thực

Lương thực hằng ngày của người Sán Dìu là gạo tẻ, chủ yếu được nấu thành cơm và cháo lỗng. Ngồi ra, gạo tẻ được giã thành bột dùng để làm bánh cuốn, bánh đúc... Gạo nếp thường được dùng trong những dịp lễ tết, để thổi xôi và cũng được giã thành bột để làm bánh Bạc đầu, bánh Tà lng ệt, bánh Trơi, bánh Tro…

Thức ăn hằng ngày rất đơn giản, cơm + rau là thành phần chủ đạo trong cơ cấu bữa ăn, các loại thịt, cá được thay đổi từng ngày. Thức ăn được chế biến rất phong phú từ luộc (sap), xào (xáo), hấp (hip) cho đến nướng (chác),

rán (hoc)... tạo ra sự tinh tế trong cách chế biến và thưởng thức món ăn của

đồng bào.

Văn hố ẩm thực cịn thể hiện sâu sắc hơn trong các ngày lễ tết của đồng bào, với những món ăn đậm bản sắc dân tộc như: Khau nhơộc, thịt thính

(nhơộc trụ chạo), thịt ướp chua (diệp nhôộc), bánh lá ngải (ngịi bảnh), xơi

nhuộm màu (ngủ sệch phan), bánh trưng gù...

Người Sán Dìu nơi đây có nhiều loại thức uống khác nhau. Đầu tiên phải kể đến là rượu, rượu cũng có rượu cất (ch chíu) và rượu nếp cái (phan

chíu). Loại rượu này được đàn ông sử dụng nhiều để đãi khách và cúng lễ.

Các thức uống hằng ngày được người dân ưa dùng là nước cháo loãng (chốc ím), nước chè xanh, nước lá vối…

Đàn ơng Sán Dìu thường hút thuốc lào (sơc en) cịn phụ nữ ăn trầu như một thói quen, họ ăn trầu cũng là để nhuộm răng.

- Phương tiện vận chuyển

Ngày nay, do nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng, nên các trục đường giao thông của địa phương cũng được mở rộng và xây mới. Trước đây, tuy thiếu phương tiện vận chuyển nhưng người dân nơi đây chỉ phải gánh gồng

khi đi chợ phiên, còn trong sản xuất như: tải phân ra ruộng, nương, chở thóc lúa hoa màu về nhà, lấy củi đốt, họ thường dùng chiếc xe quệt.

Xe quệt cấu tạo rất đơn giản toàn bằng tre, gỗ, một đầu hơi nâng lên bởi hai càng quệt do một trâu kéo. Nó có thể sử dụng trên mọi địa hình: bờ ao, ruộng thấp, trên đồi, dưới hẻm… Từ lâu, nó đã là một phương tiện vận tải thuận lợi, thực sự giải phóng đơi vai đối với người nơng dân Sán Dìu.

Hiện nay, bên cạnh chiếc xe quệt cịn có các loại xe cải tiến gọn nhẹ, góp phần tích cực vào việc vận chuyển, tăng năng suất lao động.

1.2.5.2. Đặc điểm văn hóa tinh thần - Tơn giáo, tín ngưỡng

Người Sán Dìu quan niệm rằng: Con người có hai phần đó là linh hồn và thể xác. Thể xác là cái tạm thời, khi chết thể xác mất đi, chỉ có linh hồn tồn tại vĩnh cửu. Do vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được đồng bào coi trọng hàng đầu. Thơng thường mỗi gia đình của người Sán Dìu đều có một bàn thờ tổ tiên được đặt sát tường chính gian giữa của ngơi nhà. Người Sán Dìu khơng cúng giỗ nhưng khi có việc gì quan trọng như: chào đón một thành viên mới ra đời, làm nhà, cưới xin, tang ma… thì người Sán Dìu khơng qn báo với tổ tiên. Cùng với thờ cúng tổ tiên, người Sán Dìu cũng rất coi trọng việc thờ cúng táo quân và thờ thổ công.

Về vấn đề tôn giáo, họ không theo một tơn giáo chính thống nào. Nhưng do tiếp xúc với văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa, các tôn giáo như Phật giáo, Khổng giáo, Đạo giáo không thể không ảnh hưởng đến đời sống của cư dân Sán Dìu. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của Tam giáo đối với người Sán Dìu khơng phải là sự du nhập, hình thành phổ biến các nơi thờ phụng và hệ thống các tín đồ mà cơ bản vẫn là trên nền tảng của tín ngưỡng dân gian.

Ảnh hưởng của Đạo giáo thể hiện rõ ở việc tiếp thu các quan niệm về vũ trụ, về hệ thống thần linh với 3 thế giới: Thiên đình, trần gian, âm phủ. Trong

xã hội người Sán Dìu hình thành một đội ngũ những người hành nghề cúng bái. Những người làm nghề này được cấp sắc, cấp ấn. Trong điện thờ của họ thờ Thánh thượng lão quân và Tam thanh (Thượng Thanh, Thái Thanh, Ngọc Thanh). Trong những nghi lễ chu kỳ đời người, đặc biệt là việc tổ chức tang ma của người Sán Dìu khơng thể thiếu vai trị của người thày cúng.

Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tâm linh người Sán Dìu được thể hiện rõ nhất ở việc cầu bình an, cầu phúc… Đồng bào tin thuyết nhân quả và kiếp luân hồi, do vậy đồng bào rất xem trọng việc tu nhân tích đức, răn dạy con cháu những đạo lý ở đời để lấy phúc về sau.

Nho giáo cũng ảnh hưởng quan trọng trong tín ngưỡng của người Sán Dìu. Nó được biểu hiện trong quan niệm về thiên mệnh. Đồng bào quan niệm mỗi người có một số mệnh riêng, số mệnh trời định: số giàu, nghèo, cao hay thấp… Đặc biệt trong hôn nhân số mệnh rất được coi trọng, có hợp nhau thì mới được cưới thành vợ thành chồng.

- Lễ tết – Lễ hội

Lễ tết của người Sán Dìu được phân bố theo thời gian trong năm, hầu như tháng nào đồng bào cũng có tết như: Tết Nguyên Đán (Sin nén chẹt phoi); Tết Thanh minh (Sênh mếnh chẹt phoi); Tết mùng 5 tháng 5 (Lống són chẹt phoi); Tết rằm tháng 7 (Mộc nén ka chẹt); Tết cơm mới (Sệch sin phan); Tết

Đơng chí (Đơng chi chẹt phoi); Tết Tất niên (Khiu nén chẹt phoi).

Lễ hội của người Sán Dìu rất ít. Lễ hội lớn nhất của người Sán Dìu là lễ hội Đại phan (Thai phan). Đây là hệ thống các nghi lễ như: Lễ dựng vương

đàn, ngũ nhạc lầu, lễ nhập phướn, lễ chém thảo chiều, ngũ đại thiên vương chạy đàn, lễ leo gươm, lễ cấp sắc, lễ giải oan hồn, hát soọng cô... Lễ hội được tổ chức từ 5 đến 7 ngày với sự hiện diện của các vị thầy cúng cao tay cùng sự tham gia của hàng nghìn người dân. Ngồi lễ Đại phan cịn có nhiều lễ hội khác như: lễ thượng điền, lễ hạ điền, các lễ ở đình làng, hội xn...

Văn hóa dân gian của người Sán Dìu được hình thành, tồn tại và phát triển cùng với quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc. Văn hóa dân gian là tiếng nói của nhân dân, do tập thể nhân dân sáng tạo ra trong quá trình lao động sản xuất và chiến đấu, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa dân gian của đồng bào Sán Dìu khá phong phú, được thể hiện ở các lĩnh vực:

Về diễn xướng: có hát đối đáp giao duyên soọng cô, hát đối đáp đám cưới, các bài cúng tế của các thầy cúng, nhạc khí có tù và, sáo, trống da...

Hát soọng cô chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Sán Dìu. Soọng cơ là một thể loại dân ca trữ tình với lời hát đối đáp nam nữ. Mỗi bài ca là một bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ghi chép bằng chữ Hán và lưu truyền trong dân gian. Làn điệu soọng cô bắt nguồn từ cuộc sống bình dị, chất phác, nói lên tâm tư, tình cảm, ước vọng của người dân lao động. Ở Quý Sơn, thanh niên nam nữ từ 14 – 17 tuổi đều biết hát khá thành thạo các làn điệu và bài bản soọng cơ. Họ thuộc lịng một số bài hát cổ truyền đã ghi chép thành văn. Ngoài ra tùy từng cảnh ngộ, họ vịnh xướng thêm những bản mới làm cho vốn hát ngày càng phong phú.

Những dịp đầu xuân năm mới, ngày tết, ngày hội hay các phiên chợ trai gái thường tổ chức hát soọng cô. Thanh niêm nam nữ chia thành từng tốp và hát đối đáp với nhau, trước là để làm quen, sau thổ lộ tình yêu.

Hiện nay, ở Quý Sơn tục hát soọng cô vẫn rất thịnh hành. Những lời hát ứng với đời sống trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày như hát mừng năm mới, mừng nhà mới, mừng những người cao tuổi…

Sọng théo sếnh cơ hơ tsin ốc Sáy ca hí tách sim ốc ca Hơ hí sáy ca báo ún nọn Sáy ca ún nọn sen man nén

Dịch nghĩa

Cả nhà xây dựng được cơ ngơi Hát mừng chủ nhà cùng no ấm Cùng nhau no ấm đến muôn đời

Trong đám cưới cổ truyền của người Sán Dìu khơng thể thiếu được những làn điệu soọng cơ. Hát đám cưới lời văn bay bổng, ví von tế nhị, được coi là phương tiện để tiến hành các nghi thức của đám cưới: từ khâu đầu tiên như việc chào hỏi, trình bày đồ sính lễ, giới thiệu của hồi mơn, chào đón họ hàng làng xóm, chúc mừng cô dâu chú rể… đều được thể hiện bằng thơ ca. Vốn ca đám cưới dồi dào, mỗi vùng, mỗi địa phương có một màu sắc riêng. Qua đó người ta thấy được một cách khá cụ thể vể phong tục tập quán, tâm tư tình cảm, lịng mến khách thiết tha của người Sán Dìu.

Về vũ: Chỉ dùng trong các bài cúng tế dùng trong lễ Đại phan, ma chay, cúng giải hạn... Có điệu múa gậy, múa nhảy dâng đèn, múa nhảy dọn đường, múa đua tầm xích hay múa nhảy quản ma tà…

Về hội họa: Có một số người biết chủ yếu để sao chép tranh thờ, tranh cúng, khắc những con dấu, ấn tín của thầy. Hoặc khắc những đường nét chạm trổ tinh vi để in ra những hình đồng tiền dùng ở các buổi cúng lễ, dâng sao giải hạn.

Về văn học: Lĩnh vực này khá phát triển trong nhân dân lao động, với loại hình văn học dân gian chủ yếu là thơ ca ứng tác và truyền khẩu. Bên cạnh thơ ca cịn có ca dao, tục ngữ, câu đố cũng rất phong phú được đúc rút từ kinh nghiệm trong đời sống. Đồng bào cũng có nhiều truyện thơ đặc sắc phải kể đến như: Dựng đất mở trời (Hoi then dịp thi), Vua cóc ở Man Cay Coóc, Slún

nghi, Món lóng...

Trị chơi dân gian đánh cầu lơng, đánh khăng, đánh quay, đuổi gà vào chuồng, đuổi chó vào cũi, kéo co, cà kheo…

- Phong tục tập quán

Tang ma đối với người Sán Dìu cũng được coi là sự việc quan trọng trong đời sống. Song ý nghĩa của nó lại khác với việc cưới xin hay làm nhà

mới… Con cháu lo việc ma chay cho ông bà, cha mẹ quá cố là để tỏ lòng hiếu thảo và coi đó là hình thức báo hiếu cao nhất. Xuất phát điểm của quan niệm này là: con người chết đi, nhưng linh hồn còn sống mãi. Cho nên những người cịn sống phải có nhiệm vụ làm thỏa mãn những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống của người đã khuất về ở thế giới bên kia. Nếu không, người chết sẽ trở thành con ma đói khát trở về quấy nhiễu con cháu, làm con cháu ốm đau, bệnh tật… Những nghi thức trong ma chay hết sức phức tạp như: Lễ tắm rửa cho người chết, lễ khâm liệm, lễ nhập quan, lễ dâng cơm, lễ đưa ma, lễ hạ huyệt… Sau khi người chết đủ 3 tháng 10 ngày thì đồng bào Sán Dìu làm

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người Sán Dìu ở xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)