3.3. Biến đổi sự phụng thờ thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn trên địa
3.3.1. Biến đổi tại các di tích, lễ hội và phong tục thờ cúng Tả Tướng
trên địa bàn huyện Lập Thạch hiện nay
3.3.1. Biến đổi tại các di tích, lễ hội và phong tục thờ cúng Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn quốc Trần Nguyên Hãn
Các di tích thờ Trần Nguyên Hãn mà hầu hết là đền, đình đều mang những đặc trưng kiến trúc truyền thống Việt Nam. Với những đặc trung ấy, các cơng trình kiến trúc đó cũng có những niên hạn sử dụng nhất định theo thời gian, trước sự hủy hoại dần của thiên nhiên, môi trường, thời tiết và khí hậu, trước sự khai thác sử dụng của người dân, trước chiến tranh tàn phá mà khơng có sự tu bổ thường xuyên, trước sự biến đổi do những tác động của hoạt động kinh tế xã hội tại địa phương khiến cho các cơng trình bị xuống cấp hoặc bị phá hủy phần nào, phổ biến là hiện tượng mối mọt, nấm mốc trên các cấu kiện kiến trúc. Có thể kể đến một số di tích như: đền Tả Tướng, đình Bác Cổ, đền Đức Lễ, Miếu Đông Hồ... Nhưng nay, hầu hết các di tích nảy đã được xây dựng lại, hoặc trải qua những đợt trùng tu lớn, tuy nhiên quy mơ, diện tích và bố cục mặt bằng có phần thu hẹp hơn trước, không giữ lại được nhiều các mảng chạm khắc trang trí độc đáo trên các cấu kiện kiến trúc.
Qua khảo sát điền dã, chúng tơi xin viện dẫn tình trạng xuống cấp tại đình Bác Cổ: Hiện tượng nấm mốc, mục mộng trên thân cột, đặc biệt là ở các cột hiên, cột quân thứ hai bên phải phía sau đình theo hướng từ cửa chính đình đi vào. Hệ xà ngang, dọc, câu đầu, thượng lương, hoành, rui... nấm mốc, mối mọt. Một số hoành mới tu sửa trong thời gian gần đây có kích thước khơng đồng nhất với hồnh cũ. Vì nóc, vì nách cịn tương đối tốt, tuy nhiên đang bị nấm mốc xâm hại. Bẩy, kẻ mặt ngoài bị mốc trắng, mốc xanh; một số bị mối mọt như các kẻ liền bẩy sát các góc tường. Tàu mái, lá mái đã bị hư hỏng nhiều do tiếp xúc trực tiếp mơi trường, tình trạng chung là mục, nấm mốc. Hầu hết các thành phần trang trí kiến trúc hiện cịn trong đình ở các cốn, kẻ, bẩy, đầu dư, cửa võng, vì nách... đều cịn tương đối ngun vẹn khơng bị mất mát. Tuy nhiên, các mảng trang trí ở kẻ, bẩy, vì nách bị mối mọt làm hư hỏng một phần và đang bị nấm mốc xâm hại. Đình được lợp bằng ngói mũi hài, do từ lâu khơng được đảo lại nên đã xô dạt và do sức nặng của đơi rồng chầu mặt nguyệt trên bờ nóc q nặng nên đã gây hiện tượng kênh ngói, gây dột nước khi gặp mưa, ảnh hưởng tới các cấu kiện gỗ bên trong. Hệ bao quanh kiến trúc đình có rạn nứt một vài chỗ, chân tường có hiện tượng rêu mốc, hệ thống cửa khơng được sơn, khơng được vệ sinh thường xun nên có hiện tượng mốc trắng, mục mọt...
Thêm sự tác động của thời gian và những tháng năm chiến tranh, di vật bị sửa, các ấn tích bị phân tán, phá hủy, mất và thất lạc nhiều. Đây là thực tế nhiều dí tích đã bị mất rất nhiều các di vật quý trong chiến tranh. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây chính là vấn đề bảo vệ, bảo quản những di vật hiện lưu tại các đi tích cịn yếu, thiếu hiểu biết và "thiếu ý thức" trong việc giữ gìn di sản văn hóa. Đối chiếu giữa hồ sơ khảo sát, hồ sơ xếp hạng đi tích với hiện trạng hiện nay ở phần di vật, ta thấy thiếu rất nhiều những di vật nay khơng cịn. Qua khảo sát thực tế tại các di tích: đình Bác Cổ, đền Tả Tướng, đền Đức Lễ
hiện một số câu đối cũ nhưng không được sử dụng để bài trí lại sau khi trùng tu mà xếp trong hậu cung để treo toàn bộ câu đối mới. Trong những năm qua Sở VH,TT& DL, Ban quản lý di tích và danh thắng kết hợp với Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc sau khi lập hồ sơ xếp hạng đã kịp thời tiến hành lập sơ đồ khoanh vùng, cắm mốc chỉ giới bảo vệ di tích, trong đó tại huyện Lập Thạch có di tích đền Tả Tướng, đình Bác Cổ được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật Di sản Văn hóa.
Đồng thời các di tích cũng được gắn bia, biển nội quy, biên soạn nội dung giới thiệu tích cho du khách và nhân dân hiểu được cội nguồn giá trị lịch sử văn hóa của dí tích. Hiện nay, trên tồn bộ địa bàn huyện Lập Thạch nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung chỉ có các di tích, danh thắng đã được xếp hạng là hoàn thành việc khoanh vùng, cắm mốc, cũng như gắn bia, biển di tích. Tuy nhiên, một số di tích do địa hình, đường xá đi lại khó khăn, kinh phí eo hẹp nên vẫn cịn tình trạng xâm hại đến di tích. Bên cạnh đó cũng cịn có một vài di tích thờ phụng Trần Nguyên Hãn đang trong quá trình lập hồ sơ để được xếp hạng.
Dưới sự tác động của q trình đơ thị hóa diễn ra tại địa phương cũng tác động không nhỏ đến cảnh quan di tích, diện tích của hầu hết các di tích đều bị thu hẹp lại. Lễ hội tại đó cũng có những thay đổi theo. Trong một thời gian dài, do những biến động xã hội, việc tổ chức lễ hội đã bị xem nhẹ, thậm chí có một thời gian dài lễ hội đã không được tổ chức. Do sự cố gắng của địa phương, một số lễ hội đã được tổ chức nhưng đã có rất nhiều thay đổi làm cho các lễ hội tưởng niệm Trần Nguyên Hãn khơng cịn như xưa. Nhiều nghi thức tế lễ được giản tiện hay cắt bỏ cho phù hợp với cuộc sống hiện đại. Nhiều trị chơi dân gian khơng cịn được tổ chức. Điều này đã làm giảm đi nhiều giá trị và tính hấp dẫn của lễ hội.
phần hội cũng khơng được tổ chức tại đền, đình như trước đây mà tổ chức hội tại chùa Am (Chùa Vĩnh Phúc) (cách đình chừng 200m), vì do diện tích đất tại đền, đình đã bị thu hẹp... Ngày nay, do những khó khăn về thời gian khi nhiều người tham gia các cơng tác xã hội hay thốt ly khỏi địa phương khiến cho việc huy động người tham gia lễ hội gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay đây cũng là một "vấn đề" nan giải trong cơng tác tổ chức lễ hội nói chung. Người tham gia có chăng chi cịn là những người cao tuổi, hay đó được coi là "việc" của các "cụ". Từ đó thành phần tham gia trong lễ hội cũng có những thay đổi nhất định. Tại một số làng, xã, tiêu chuẩn để lựa chọn những người tham gia vào các nghi thức, nghi lễ trong lễ hội cũng được hạ thấp. Ví như trong lễ hội đền Tả Tướng, khiêng kiệu, khiêng trống trước đây phải là những nam thanh niên chưa vợ, phẩm chất đạo đức tốt, song tồn... Nhưng giờ cơng việc đó có thể do nam giới có đủ sức khỏe và đạo đức tốt đảm nhiệm, miễn sao gia đình họ khơng có tang... Trước đây, đàn bà con gái khơng được tham gia vào các cơng việc của đền, đình nhưng đến nay thì các lễ hội đều có sự tham gia hoặc các cụ bà ở trong đội dâng hương, các cô con gái ở trong đội cầm cờ, dâng lễ,...
Giá trị văn hóa phi vật thể lại gắn liền với các yếu tố văn hóa vật thể. Sự thu hẹp và biến đổi của văn hóa vật thể cũng kéo theo sự thay đổi văn hóa phi vật thể. Di tích đền thờ, đình làng thờ thành hồng làng Trần Nguyên Hãn bị thu hẹp làm cho không gian trình diễn lễ hội dân gian cũng bị thu hẹp theo. Những đám rước hội khơng cịn được đông đúc nhộn nhịp như xưa do sự thu hẹp của những sân đình, đền, của những con đường làng.