Lễ hội tại các di tích thờ Trần Nguyên Hãn

Một phần của tài liệu Sự phụng thờ tả tướng quốc trần nguyên hãn ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 70 - 75)

2.2. Lễ hội và phong tục thờ cúng Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn

2.2.1. Lễ hội tại các di tích thờ Trần Nguyên Hãn

Qua nghiên cứu, khảo sát tại hệ thống di tích phụng thờ Trần Nguyên Hãn trên địa bàn huyện Lập Thạch, chúng tôi nhận thấy các lễ hội được tổ chức thường niên với những nghi lễ chủ yếu chung trong các lễ hội, không mang nhiều những nét đặc trưng riêng mà mang tính vùng miền. Sự tương đồng của lễ hội tại các di tích thờ Trần Nguyên Hãn ở huyện Lập Thạch và lễ hội đền Tả Tướng được thể hiện ở một số nghi lễ như đại tế, rước kiệu và một số trị chơi dân gian. Ngồi ra, tại các di tích thờ phụng đó đều có các lễ lớn trong năm như lễ hạ điền và lễ thượng điền, những nghi lễ của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Lễ hạ điền thường tổ chức vào đầu mùa cấy để cầu các vị thành hoàng, thần nông, các thần mây, mưa, sấm chớp phù hộ cho mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu. Lễ thượng điền tổ chức vào cuối mùa gặt

mang ý nghĩa cảm tạ ơn thần đã cho mùa màng bội thu. Trong quan niệm của cư dân trồng trọt, Trần Nguyên Hãn được coi như một vị thần nông cho mưa thuận gió hồ, chăm lo mùa màng bội thu, tuy vậy, ở mỗi nơi có nét đặc sắc riêng mang tính địa phương.

Trong năm, tại đền tế lễ vào ngày sinh là ngày 01 tháng hai và ngày hiển thánh là 4 tháng mười. Năm Mậu Thìn 1988, UBND tỉnh Vĩnh Phú phối hợp với Viện Sử học Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học về "Thân thế và

sự nghiệp Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn" xác định ngày mất của ngài là 26 tháng hai, từ đó nhân dân thơn Đa Cai mới có cúng tế theo ngày đó. Cịn ngày 4 tháng mười là ngày tiệc mùa. Riêng tiệc ngày sinh là ngày "Quốc tế". Ngày ấy, các quan đầu tỉnh đại diện triều đình về làm lễ tế.

Trong năm có một ngày có lễ rước, đó là ngày 15 tháng 4, rước bài vị từ đền về đình hội sở (đình Bác Cổ) để lập "đàn nội" trong ngày tế kì an [31, tr.25]. Từ năm 1946, lễ rước này khơng cịn nữa nguyên do vì tiêu thổ kháng chiến chống Pháp.

2.2.1.1. Lễ sinh thần (kỷ niệm ngày sinh) Trần Nguyên Hãn

Trước đây gọi là "Tiệc quốc tế" vì hằng năm vào các ngày mồng một tháng Hai (ngày sinh) và ngày mồng một tháng tám, các quan đầu tỉnh cùng quan tri phủ, tri huyện sở tại về làm chủ tế và tri lễ tại đền Trần Nguyên Hãn, tức là một năm có hai lần tế.

Sự tồn tại của ngày lễ này là nhờ vào việc đấu thầu ruộng quan, cùng với lòng ngưỡng mộ người anh hùng Trần Nguyên Hãn và truyền thống văn hóa của nhân dân Sơn Đông. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, xét do phải phục dịch nhọc sức dân, nên chính quyền mới bỏ lệ "Tiệc quốc tế" mà giao cho bản xã. Ngày nay, làng mở tiệc cúng rất long trọng, mổ trâu, lợn, dê làm lễ tế.

Mùa vụ truyền thống của người Việt thường diễn ra vào mùa xuân và mùa thu. Tạo ra hai hình thức lễ hội là lễ hội mùa xuân và lễ hội mùa thu, gọi là xuân thu nhị kỳ. Lễ hội tưởng niệm Trần Nguyên Hãn ở Lập Thạch là lễ hội theo thời gian, mùa vụ sản xuất nông nghiệp. Mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở, con người như được tiếp thêm sức mạnh, bừng bừng sức xuân trong cuộc sống mới, dân làng mở hội kỳ phúc đầu năm, cầu mong Đức thành hoàng làng Trần Nguyên Hãn phù hộ mùa màng năm nay được bội thu, nhân khang vật thịnh... Mùa thu là vụ mùa - chính vụ, sau khi thu hoạch mùa màng người dân tổ chức cúng cơm mới, những thành quả lao động của dân làng trong một năm với mục đích cảm tạ đức thánh đã phù hộ độ trì cho làng có được mùa màng bội thu, con người và vạn vật được sinh sôi, nảy nở...

2.2.1.2. Lễ giỗ Trần Nguyên Hãn

Tại miền Sơn Đông (tức Sơn Đơng xã thời Lê gồm có làng Quan Tử, làng Phú Thị, làng Cương Đông, làng Triều Đơng) cịn có một tiệc lộ vào ngày mồng một tháng Mười. Điều thứ 76, Hương ước làng Quan Tử chép:

"Đền Thượng và đình Đức Lễ cúng tiệc hóa thần vào ngày một tháng Mười hằng năm. Đình làng Phan Lãng tiệc giỗ Tả Tướng quốc vào ngày mồng ba tháng Bẩy" [31, tr.22].

Lễ vật dâng tế chủ yếu là bánh dầy. Sở dĩ như vậy vì tổng số ruộng vua Lê Lợi ban cấp cho Trần Nguyên Hãn khi về hưu có diện tích tính theo sổ địa chính Bắc Kỳ tới gần 100 mẫu Bắc bộ. Riêng xứ Đồng Quan, xã Xn Lơi, con số chính xác là 14 mẫu 6 sào 4 thước. Tất cả số ruộng đó đem bỏ thầu. Những chủ thầu dành một thửa ruộng tốt cấy lúa nếp. Gạo nếp của các ruộng này giã bánh dầy về đền tạ ơn.

Công việc tế tự tại đền Trần Nguyên Hãn diễn ra trong sáu ngày và trình tự như sau:

- Ngày mồng một, làng Quan Tử vào tế (dân anh). - Ngày mồng hai, làng Phú Thị vào tế (dân em). - Ngày mồng ba, làng Triều Đông vào tế.

Làng Cương Đông không được dự phần tế lễ, vì ở làng này, lúc sinh thời Trần Nguyên Hãn, có người cáo Trần Nguyên Hãn làm phản nên bị bãi lệ, không cho hưởng ruộng quan điền và vào dự tế lễ hằng năm.

Chiều hôm trước ngày tế chính là lễ cáo tế của các làng.

Ngày mồng sáu, làng Phú Thị lên tế lễ tại miếu Đông Hồ, ở bến Đông Hồ, nơi Trần Nguyên Hãn tự trầm.

2.2.1.3. Lễ kỳ an

Nội dung là cầu bình an cho dân làng. Thường tổ chức vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hạ, là mùa có nhiều dịch bệnh, mùa viêm nhiệt nên cịn gọi là "lễ cầu mát". Lễ này cũng có thể cúng ở chùa vào mùa hạ.

Theo quan niệm xưa, dịch bệnh đều do ma quỷ gây ra nên tổ chức lễ cúng cầu yên cho dân làng, do lo sợ và bất lực trước bệnh tật mà cúng, vừa là "tống tiễn quan ôn" là mầm mống gây nên dịch bệnh. Bởi vậy, lễ cúng dùng nhiều vàng mã. Thời gian cúng vào buổi đêm vì hồn ma thuộc thế giới âm. Có nơi cúng 3 đêm, lại có nơi cúng đến 7 đêm. Lễ cúng lập thành hai đàn:

- Đàn nội: đàn cúng các vị thần, thành hồng làng tơn thờ. Vì là cúng ở trong đình nên được gọi là đàn nội.

- Đàn ngoại: dân lập ở ngồi trời, chính là sân đình, cúng quan dương niên và các thần "lục đinh", "lục giáp", "ngũ ôn".

Chủ trì cuộc lễ là các pháp sư, thầy phù thủy, ở chùa là các sư. Khởi đầu cúng ở đàn nội, tế lễ. Xong đàn nội mới cúng đàn ngoại. Lễ cúng bắt đầu

bằng pháp thuật "thu tinh cấm giáp" (bắt ma quỷ không được vào làng), gọi là lễ "cát khiên" đều do thầy pháp làm. Nội dung là cắt dây oan nghiệt để giải cứu chúng sinh. Hoá vàng mã ở đàn ngoại.

Ngày nay, một số làng còn tổ chức lập đàn ngoại cúng chúng sinh, cũng gọi là lễ kỳ an nhân trong ngày tiệc làng. Trong tỉnh duy nhất có làng xã Sơn Đơng cịn giữ lệ cúng kỳ an mô phỏng theo thể lệ ngày xưa. Lễ cúng được cử hành vào đêm 15 tháng Tư hằng năm, tại đình Bác Cổ. Từ năm 1947, đình Bác Cổ bị đốt cháy, dân làng tế lễ ở đền Đỗ Khắc Chung. Năm 2007 xây xong đình Bác Cổ dân làng lại chuyển về cúng ở đình.

Ở đàn nội, làm lễ phát tán với các vị thành hồng ở nội đình. Ở đây cúng tế hai nhân vật lịch sử được tôn thờ là Đỗ Khắc Chung và Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn. Lễ cúng tế là ước vọng cầu mong sự che chở, giúp đỡ. Lễ cúng gồm trâu, dê, lợn, do ban tri lễ của làng lo liệu mua sắm.

Đàn ngoại, có 3 bàn cúng:

- Bàn cúng quan đương niên. Ngoài đồ lễ chín cịn có một con voi, một con ngựa to làm bằng vàng mã (dân làng gọi là thớt voi, cỗ ngựa) một chiếc mũ cho quan sứ giả là vị thần làm phận sự trung gian dẫn đường. Cúng xong bàn dương niên, hoá mã lần thứ nhất.

- Bàn cúng quan "lục đinh", "lục giáp", "ngũ tướng thần quan" cũng dùng lễ chín và nhiều đồ vàng mã như: năm chiếc mũ quan ôn dành cho năm vị coi sóc dịch bệnh của ngũ phương Đơng, Tây, Nam, Bắc và Trung thổ. Cịn có năm đơi ủng, năm khẩu súng, năm bao đạn. Cúng xong, hoá mã lần thứ hai để tiễn các quan ôn.

Ngồi ra cịn có chiếc thuyền bồng lớn. Trên thuyền có các hình nhân (người bằng giấy), có hai hình nhân đứng chèo ở đằng mũi, một hình nhân cầm lái và sáu hình nhân là các tay chèo.

- Bàn cúng cháo thí, trong khi thượng thuyền, trong sân tiếp tục phần cúng thí thực các chúng sinh. Cúng những cô hồn không nơi nương tựa, khơng ai cúng giỗ (dân gian gọi là ma đói). Cúng bằng cháo, lấy lá đa kẹp vào cái que, múc cháo vào đó, cắm dọc theo ven đường cho các cơ hồn lang thang gọi là "cháo thí".

Lễ cúng kỳ an ở xã Sơn Đông là một lễ lớn trong năm, được chuẩn bị rất chu đáo. Điều 76 trong Hương ước của làng Quan Tử ghi rõ "Ngày 15

tháng 4 An Nam, tiệc kỳ an, tế tại đình hội sở. Dùng lễ tam sinh trâu, dê, lợn, tế xong lễ tạ" [31, tr.25].

Một phần của tài liệu Sự phụng thờ tả tướng quốc trần nguyên hãn ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)