Huyện Lập Thạch Không gian văn hóa

Một phần của tài liệu Sự phụng thờ tả tướng quốc trần nguyên hãn ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 47)

1.2. Khái quát huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

1.2.4. Huyện Lập Thạch Không gian văn hóa

1.2.4.1. Di tích lịch sử, văn hóa

Lập Thạch là vùng đất cổ xưa nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, là nơi sinh tụ của người Việt cổ. Tên gọi "Lập Thạch" có từ thế kỷ XIII. Nơi đây sản sinh ra nhiều anh hùng và danh nhân văn hoá làm phong phú thêm cho lịch sử phát triển của huyện, của tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kỳ chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Tồn huyện có trên 151 di tích lịch sử văn hóa ở khắp các xã, thị trấn, trong đó có 100 đình chùa, 14 miếu, 24 đền, 06 nhà thờ họ, 07 các di tích khác như lăng mộ, điếm. Có 48 di tích lịch sử văn hóa trong đó có 12 di tích đó được xếp hạng cấp quốc gia và 31 di tích xếp hạng cấp tỉnh [44, tr.8].

Trên địa bàn có nhiều lễ hội với trị "bắt chạch trong chum", "leo cầu" tại đình làng Thạc Trục; tục "đá cầu", "cướp phết" tại xã Bàn Giản biểu hiện tín ngưỡng phồn thực rõ rệt; lễ hội xuống đồng của người Cao Lan cầu mưa thuận gió hịa và mùa màng tươi tốt v.v.. Bên cạnh những phong tục, lễ hội cổ sơ đó là những kiến trúc nổi tiếng như đình Sen Hồ, đền thờ Trần Nguyên Hãn, đình Bác Cổ, đền thờ Đỗ Khắc Chung, Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức, chùa Sùng Khánh, chùa Am, đình Tây Hạ, đền Đức Lễ, chùa Đơng Lai, tháp Bình Sơn, đền Mẫu... Những di tích lịch sử với kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tạo nên vẻ đẹp thanh bình của vùng quê lấy gieo trồng lúa nước làm cơ sở sinh tồn và phát triển, có giá trị cao về lịch sử và văn hóa; các tài liệu hiện vật

như ngọc phả thời Hùng Vương, ghi chép nguồn gốc, tổ tiên nịi giống, chép sự tích các vị thần được thờ phổ biến ở các đình làng, đền, nghè, miếu, trong đó đáng q hơn có sự tích về thành hồng là anh hùng dân tộc Trần Nguyên Hãn thời Hậu Lê.

Các di tích gắn liền với việc tổ chức lễ hội, bởi thế, hiếm có vùng đất nào trên đất tỉnh Vĩnh Phúc vào dịp "xuân thu nhị kỳ" lễ hội lại tưng bừng náo nhiệt, có quy mơ như ở huyện Lập Thạch. Những làn điệu dân ca như hát ví, hát chèo, hát trống quân,... biểu diễn trong các dịp lễ hội rất được nhân dân ưa thích, đa dạng, phản ánh tình cảm phong phú, kinh nghiệm sản xuất, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.!

Lễ hội ở Lập Thạch đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của đông đảo quần chúng nhân dân, tạo ra mơi trường tốt để bảo lưu, gìn giữ và phát huy những sinh hoạt văn hóa dân gian, trị chơi dân gian... Ngược lại, những sinh hoạt văn nghệ dân gian lại góp phần đắc lực làm cho ngày hội thêm sinh động, gây hưng phấn cho người dự hội.

Ngoài những phong tục, tập quán, trên địa bàn huyện cịn có những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng hấp dẫn khách du lịch như khu hồ Vân Trục, với những cánh rừng nguyên sinh và văn hoá ẩm thực đặc trưng riêng.

Ngày nay, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển mạnh mẽ từ huyện đến các cơ sở, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong huyện, tạo mơi trường văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc cho thế hệ trẻ. Phong trào "Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố" có bước phát triển mới. Năm 2010 tồn huyện có 19.793/25.886 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa (đạt 76,9%); 51,4% số thơn, bản đạt văn hóa; 100% các đơn vị trên địa bàn đạt danh hiệu văn hóa. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội được đơng đảo nhân dân đồng tình

hưởng ứng, nhiều hủ tục lạc hậu được ngăn chặn. Công tác bảo tồn, trùng tu, tơn tạo các di tích lịch sử được sự quan tâm, hưởng ứng của các cấp, các ngành và nhân dân trong toàn huyện [44, tr.40].

Là một vùng đất cổ, Lập Thạch đã mang trong mình nó nhiều giá trị lịch sử văn hóa, là kết tinh của q trình lịch sử mà thể hiện đậm đặc nhất là ở các di tích, tín ngưỡng, lễ hội... Đó cũng chính là những giá trị được kết tinh từ trí tuệ, tài năng sáng tạo nghệ thuật của cha ơng. Vì vậy mà những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nơi đây đã góp phần bồi dưỡng "lịng tự hào dân tộc", tinh thần "uống nước nhớ nguồn" và nó là điểm tựa để mọi người vươn tới những điều tốt đẹp hơn.

1.2.4.2. Phong tục, tập quán, tín ngưỡng

Ngàn xưa, trước những hiện tượng thiên nhiên: Sấm sét, nước, lửa, đá sập, rừng cháy... tác động "khủng khiếp" đến đời sống của mình, người ngun thủy khơng giải thích nổi và chưa chế ngự được nên thường thờ cúng thần đá, thần cây, thần sơng, thần núi ... Nơi thờ cúng có thể là tại chỗ, có thể là một am nhỏ, sau phát triển thành miếu, đền, đình... Tín ngưỡng đó ra đời trước tất cả các tôn giáo khác.

Không ở đâu trong tỉnh Vĩnh Phúc lại có nhiều di tích tín ngưỡng ngun thủy bằng Lập Thạch, có ít nhất 22 làng, thôn thờ tới 79 vị thần núi, thần sông như: Làng Bạch Lưu Hạ thờ 3 vị thiên thần: Khám Sơn, Uy Linh Sơn, Thiết Sơn; làng Quang Viễn thờ 3 vị thần núi: Ẩm Sơn, Pho Sơn, Ngân Sơn; làng Hữu Phúc thờ 6 vị thần núi: Dương Sơn, Lan Sơn, Ngô Sơn, Ngọc Sơn, Liễu Sơn, Nga Sơn, và 1 thần sông: Giang khẩu Hộ sát; thôn Gia Hội, tổng Đạo Kỷ thờ 3 vị thần biển: Đệ nhất Đông Hải Hiển Hựu, Đệ nhị Đông Hải Hộ Quốc, Đệ tam Đông Hải Linh Ứng;...

Cùng với việc thờ cúng các thần thiên nhiên, ở một vài nơi cịn có tín ngưỡng thờ cúng các vật tính giao, một loại hình tín ngưỡng cũng rất cổ. Điển hình như xã Đức Bác xưa thờ một vị thần nữ, trước thờ trong một ngôi đền nhỏ dựng trên gò Ám Ảnh, sau được thay thế bằng một ngơi đình lớn. Đêm mồng 1 tháng 2 âm lịch, sau khi tế thánh có tục "cầu tế nõ nường" (còn gọi là tục múa âm dương hòa hợp) gồm 8 nam, 8 nữ chưa vợ chưa chồng, ăn mặc chỉnh tề, đứng hai bên hương án. Chủ tế đứng giữa điều khiển nghi lễ và mật khẩn xong, bên nam cầm sinh thực khí nam bằng gỗ vng, bên nữ cầm hình sinh thực khí nữ bằng mo cau.

Tế lễ xong, có lệ tắt đèn nến, trai gái được tự do "đi lại" với nhau! Vì sao có lệ ấy? Mục đích là cầu cho vạn sự sinh sôi nảy nở, kể cả con người cũng như con của, để bộ tộc, bộ lạc phát triển con đàn cháu đống, công xã ngày càng thịnh vượng.

Nghi lễ cầu đinh này về sau phát triển ở các nơi khác với nhiều biểu hiện và tên gọi khác nhau, như: Múa mo, múa bông-gươm, cướp bông-gươm, cướp kén cướp con, cướp dải cầu đinh, tung bỏng-cướp dò ...

Cũng với ý nghĩa cầu đinh cho "dân khang, vật thịnh", người ta không làm lễ mật trong hậu cung đình mà tổ chức thành trị diễn cơng khai ở sân đình, dưới "thanh thiên bạch nhật", trước mắt "bàn dân thiên hạ" cùng xem.

Làng Thạc Trục (nay thuộc thị trấn Xn Hịa) từ xa xưa đã có tục "leo cầu", "bắt chạch trong chum" diễn ra hàng năm vào ngày hội làng, mồng 10 tháng giêng âm lịch. Các bơ lão trong làng kể rằng tục này có từ lâu đời lắm, nếu bỏ đi thì làng sẽ bất ổn.

Những thông tin kể trên cho ta thấy rằng nền văn hóa thời tiền sử và sơ sử của huyện Lập Thạch rất phong phú, đa dạng.

Người Lập Thạch đa số không theo tôn giáo. So với các nơi khác thì Phật giáo ở đây ít phát triển hơn nhưng vẫn có những ảnh hưởng khá rộng. Nhiều ngôi chùa cổ bị hoang phế nhờ sự giúp đỡ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Đại diện Tỉnh hội Phật giáo Vĩnh Phúc cũng như công đức của du khách thập phương nay đã được sửa sang hay khôi phục lại thành những ngôi chùa lớn như: chùa Am, Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức, chùa Sùng Khánh, chùa Đơng Lai, tháp Bình Sơn v.v... Các cơ sở thờ tự này hằng năm thu hút được nhiều du khách về hành hương đất Phật. Người theo đạo Phật ở Lập Thạch thì nhiều nhưng không sâu, hầu hết không đi tu, không ăn chay, không niệm phật hàng ngày mà chủ yếu tu tại tâm, làm việc thiện, một số thờ tượng Phật, bàn thờ Phật tại gia. Phật giáo không ăn sâu vào đời sống tâm linh có lẽ vì thế mà các chùa chiền, cơ sở Phật giáo trên địa bàn một thời gian dài bị lụi tàn, hoang phế. Chùa ở Lập Thạch từ lâu tồn tại như một cơ sở tín ngưỡng độc lập riêng từng thơn xã. Khơng có nhiều chùa lớn và khơng có các sư sãi trụ trì, chùa thường do một người thủ từ do dân làng cử ra để chăm sóc việc tín ngưỡng. Hoạt động tín ngưỡng chủ yếu của người dân Lập Thạch là đi lễ ở đền, miếu, chùa. Họ đi lễ không thành ngày nhất định mà dường như quanh năm, khi cần là đi, nhưng tập trung đông nhất là vào các dịp Tết, ngày rằm, ngày tiệc, ngày lễ hội của các hội đền, đình, chùa... Một trong những nơi được người dân đi lễ nhiều đó là đền thờ Trần Nguyên Hãn, chùa Am, chùa Sùng Khánh, đền Đức Lễ, đình Tây Hạ, đền thờ Mẫu Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức, chùa Sùng Khánh....

Một mảng tín ngưỡng có tính dân gian của huyện Lập Thạch được lưu giữ là việc thờ cúng các vị thần thành hồng, thần núi, thần sơng, Đức Thánh Mẫu… Có hiện tượng giao thoa, phối hợp giữa tín ngưỡng Đạo giáo và Nho giáo trong việc thờ phụng. Đặc biệt trong hàng thần linh, có một số nhân vật

có thật trong lịch sử, như Trần Nguyên Hãn. Những đền miếu ấy lập ra khắp các thôn, làng, xã.… Có thể xem đây là hình thức tín ngưỡng dân gian tự phát, sau đó được nhà nước phong kiến công nhận, phong sắc thần.

Người Lập Thạch ngồi thờ Phật, thờ thần thánh thì vẫn chú trọng thờ cúng tổ tiên. Hầu như tất cả các hộ gia đình đều có bàn thờ tổ tiên. Những ngày lễ tết, ngày rằm, đầu tháng thường thắp hương cúng bái tri ân tổ tiên. Trong hơn nửa thế kỷ (1945-2000) việc thờ cúng đơn sơ, chỉ thực hiện vào những ngày giỗ quan trọng. Ngày nay, các ngày lễ tết, nhiều dòng họ nổi trống tế rất to để hành lễ. Một số dòng họ lập quỹ khuyến học để tuyên dương, khen thưởng các con em có thành tích học tập tốt vào các ngày rằm tháng Bảy, rằm tháng Giêng. Các hoạt động họ tộc đã góp phần tích cực trong việc giáo dục con em tôn vinh các giá trị truyền thống văn hóa của quê hương. Trong những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo trong cả nước nói chung, ở từng địa phương nói riêng rất được quan tâm nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết về tín ngưỡng, tơn giáo và nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của người dân cũng như công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo của các cấp chính quyền trong tình hình mới. Đối với huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh phúc, đời sống vật chất của người dân trong những năm qua đã được nâng cao một cách đáng kể. Cùng với sự tăng nhanh về đời sống vật chất thì nhu cầu về đời sống tinh thần của người dân, trong đó có nhu cầu tín ngưỡng, tơn giáo cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Tiểu kết chương 1

Lập Thạch là huyện có truyền thống lịch sử lâu đời. Truyền thống lịch sử ấy được kết tinh trong những giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể vơ cùng to lớn của mảnh đất này. Những giá trị văn hóa của huyện Lập Thạch

được phát triển tồn diện, đặc biệt là tín ngưỡng và lễ hội rất phong phú và mang sắc thái riêng của vùng đất này. Một trong số đó là tín ngưỡng phụng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn. Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, các thế hệ cư dân nơi đây ln tự hào và thành kính phụng thờ Trần Nguyên Hãn - người anh hùng dân tộc, một danh tướng, danh nhân lịch sử tiêu biểu của tỉnh Vĩnh Phúc.

Một số sự kiện quan trọng liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Tả Tướng quốc được ghi chép trong các bộ sách (Đại Việt thông sử, Đại Nam

nhất thống chí, Khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV, Danh tướng Việt Nam...)!

Mảng tư liệu về Trần Nguyên Hãn tồn tại trong tâm thức dân gian phong phú hơn nhiều so với những tư liệu thư tịch. Những bản thần tích, truyền thuyết, bia ký được nhân dân cấy ghép, dệt nên bức tranh oai hùng, thiêng liêng, thần thánh về con người và sự nghiệp của Tả Tướng quốc, đem lại cho thế hệ con cháu những câu chuyện đẹp đẽ, hào sảng trong việc đoàn kết các dân tộc đánh đuổi quân xâm lược và giữ vững an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia. Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, Trần Nguyên Hãn là vị anh hùng có cơng lớn chống giặc ngoại xâm, mang lại ấm no và bình an cho dân.

Tìm hiểu tổng thể không gian lịch sử, văn hóa huyện Lập Thạch, về Trần Nguyên Hãn thông qua các tư liệu, truyền thuyết, thần tích và bia ký là cái nền chung để trong chương tiếp theo, chúng tôi tiếp cận những thành tố (phương diện) của sự phụng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn ở huyện Lập Thạch một cách có hệ thống, sâu sắc và tồn diện hơn.

Chương 2

SỰ PHỤNG THỜ TẢ TƯỚNG QUỐC TRẦN NGUYÊN HÃN QUA DI TÍCH, LỄ HỘI VÀ PHONG TỤC

!

Một phần của tài liệu Sự phụng thờ tả tướng quốc trần nguyên hãn ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)