Nhóm giải pháp bảo tồn giá trị lịch sử văn hóa trong sự phụng thờ

Một phần của tài liệu Sự phụng thờ tả tướng quốc trần nguyên hãn ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 105 - 111)

3.4. Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa trong sự

3.4.1. Nhóm giải pháp bảo tồn giá trị lịch sử văn hóa trong sự phụng thờ

sự phụng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn

3.4.1. Nhóm giải pháp bảo tồn giá trị lịch sử văn hóa trong sự phụng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn

Di tích, lễ hội và phong tục tín ngưỡng phụng thờ Trần Nguyên Hãn đã phản ánh một đời sống tinh thần phong phú đa dạng của nhân dân địa phương. Thơng qua di tích, lễ hội và phong tục tín ngưỡng đó, các thế hệ mai sau sẽ tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa và tiếp nối xây dựng cuộc sống mới. Nhận thức được như vậy, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong sự phụng thờ có tầm quan trọng hơn bao giờ hết.

Giải pháp chung cho việc bảo tồn các giá trị lịch sử văn hóa trong sự phụng thờ Tả tưởng quốc Trần Nguyên Hãn: Trước hết là tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đầu tư trí tuệ và cơng sức cùng với việc phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị đối với công tác bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị, công tác giáo dục truyền thống.

Nâng cao trách nhiệm, phối kết hợp đồng bộ các lực lượng, đầu tư cần thiết và có phương pháp trong công tác bảo tồn. Công việc này đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành trong đó nhiệm vụ hàng đầu thuộc về ngành Văn hóa, Giáo dục và đào tạo, Du lịch, Tài chính, các đồn thể chính trị... Cơng tác bảo tồn cịn nhiều khó khăn trước mắt địi hỏi cơng việc phải được tiến hành một cách lâu dài cẩn trọng, tuân thủ đúng Luật Di sản văn hóa.

kinh tế thị trường phải theo định hướng XHCN, nên khi chúng ta tiến hành việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản, chúng ta cần cân nhắc những lợi ích và tác hại khác nhau, để tránh việc khai thác di sản một cách thái quá, bừa bãi.

Bảo tồn, phát huy giá trị các di tích và lễ hội phụng thờ Trần Nguyên Hãn phải đặt trong hệ thống di sản văn hóa cả huyện Lập Thạch nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung bởi lẽ các di tích, lễ hội phụng thờ Trần Nguyên Hãn trên thực tế khơng tách rời các vùng văn hóa Vĩnh Phúc.

Giải pháp chuyên sâu cho các hoạt động bảo tồn bao gồm: Tiếp tục

tiến hành đầu tư kinh phí ngân sách tu bổ nâng cấp, việc tu bổ tôn tạo các di tích này được tiến hành theo quy định của Luật Di sản văn hóa, được lập thành các dự án và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo một quy trình khoa học đảm bảo giữ gìn tối đa các yếu tố nguyên gốc của di tích, chỉ thay thế khi khơng cịn khả năng sử dụng, thay thế bằng vật liệu gốc tương tự. Đối với các cấu kiện bị hư hại từng phần, cần xem xét kỹ và tận dụng tối đa bằng cách nối, vá, xử lý kỹ thuật... Công việc bảo tồn cần phải đảm bảo giá trị lịch sử, cách thể hiện sinh động và tạo cảnh quan môi trường hấp dẫn. Thực hiện tốt việc này phải kết hợp nghiên cứu, sưu tầm về nội dung các sự kiện hiện vật có liên quan đến khơng gian thời gian của di tích và tiến hành trưng bày các hiện vật đó. Kết hợp nghiên cứu cảnh quan mơi trường để tạo cho di tích một khơng gian phù hợp tăng cường sự hấp dẫn nhằm lôi cuốn sự chú ý của khách tham quan. Việc đầu tư kinh phí, ngân sách cũng phải được xây dựng trên một cơ chế chính sách về ngân sách, tài chính và đưa ra những định chế chặt chẽ, phân minh kể cả đối tượng được đầu tư và tỉ lệ phân bổ đầu tư. Đối tượng được đầu tư phải được tiến hành trên ba khâu công tác sau: Hoạt động nghiên cứu điền dã khảo sát, xây dựng hồ sơ - hoạt động bảo tồn tu bổ - hoạt động phát huy giá trị di sản.

Cần có kế hoạch bảo quản định kỳ, kiểm tra thường xuyên, phát hiện sớm những chỗ bị xuống cấp, mối mọt và những chỗ bị hư hại để kịp thời xử lý trước khi chúng bị hủy hoại. Công việc này không những đảm bảo gìn giữ tối đa yếu tố gốc, kéo dài tuổi thọ cho di tích mà cịn là một trong những biện pháp hiệu quả, tiết kiệm nhất về mặt tài chính. Nếu khơng bảo quản tốt để di tích xuống cấp nặng thì việc đầu tư để trùng tu lại trước hết không thể bằng và không thể giữ di tích được như cũ vì đã có yếu tố mới. Mặt khác việc đầu tư lại hết sức tốn kém mà hiệu quả chưa chắc đã cao. Tóm lại, để bảo tồn di tích trước hết cần chú trọng đến cơng tác bảo quản, bảo trì, ngăn chặn sự xuống cấp cho di tích hơn là việc "hỏng rồi" mới chú ý đến, hỏng mới trùng tu, tơn tạo...

Các di tích thờ Trần Nguyên Hãn mới được trùng tu (Đền thờ Tả Tướng, đình Bác Cổ) cần được kiểm tra thường xuyên, tránh xuống cấp hoặc những tác nhân xấu gây ảnh hưởng đến di tích.

Cơ quan chức năng ngành văn hóa tỉnh cần tiếp tục phối hợp với phòng TT&TT huyện Lập Thạch tiến hành sưu tầm bổ sung các tài liệu để tiến hành lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Nhiệm vụ trước mắt là kiểm tra lại các hồ sơ di sản, bổ sung hoàn thiện lại hệ thống hồ sơ pháp lý. Tăng cường nâng cấp, hoàn thiện hồ sơ tư liệu, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác quản lý hồ sơ tư liệu bằng các phương tiện hiện đại. Đồng thời thường xuyên tiến hành khảo sát, đánh giá cụ thể mức độ xuống cấp của các di tích trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tu sửa, tơn tạo di tích một cách kịp thời với hiệu quả cao.

Sớm xây dựng quy hoạch tổng thể việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị DTLS-VH trên địa bàn toàn tỉnh để thuận tiện cho việc theo dõi, trùng tu, tôn tạo. Một số biện pháp cụ thể trước mắt trong bảo tồn các di tích và lễ hội, phong tục tín ngưỡng phụng thờ Trần Nguyên Hãn là tiếp tục khảo sát và thay mới những cấu kiện kiến trúc đã hư hỏng. Với những mảng tường bị rêu bám

hay bong tróc cần được tu sửa lại. Một số phần kiến trúc đã được tu sửa trước đó nhưng khơng thích hợp với cảnh quan chung của một số ngơi đình cần được nghiên cứu thay thế để các di tích thờ phụng Trần Ngun Hãn có được hình ảnh như ban đầu.

Sở VH,TT&DL và Ban quản lý di tích đang tiếp tục lập hồ sơ trình UBND tỉnh xem xét quy định gắn bia, biển di tích để nhân dân biết, có ý thức bảo vệ. Để hồn thành tốt cơng tác này rất cần có sự phối hợp thống nhất giữa chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh, Sở VH,TT&DL, cơ quan quản lý Tài nguyên - Môi trường, cũng như sự ủng hộ của nhân dân tạo điều kiện thuận lợi. Việc khoanh vùng bảo vệ khi đề nghị xếp hạng di tích phải xuất phát từ thực trạng của di tích nhưng vẫn phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Bản đồ quy định khu vực bảo vệ phải rõ ràng chính xác với hiện trạng của di tích trên thực tế.

Đối với các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tồn tại trong các di tích cần phải được vật thể hóa. Đây là cách để tiến hành điều tra, sưu tầm, ghi chép về những nghi thức tổ chức lễ hội, tổ chức các trị chơi dân gian...., do những người có hiểu biết về lễ hội truyền thống tại địa phương thể hiện trong q trình diễn xướng lễ hội. Cơng việc vật thể hóa này được sử dụng các loại máy móc thiết bị phương tiện ghi âm ghi hình hiện đại nhằm giúp chúng ta lưu giữ và tái hiện tốt hơn, tiếp tục phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong lễ hội, đẩy mạnh xã hội hoá trong lễ hội, khuyến khích sự tham gia đóng góp của nhân dân về vật chất cũng như những sáng tạo văn hoá, văn nghệ quần chúng vào hoạt động lễ hội. Cần phải nghiên cứu phục dựng lại một số lễ hội như lễ hội tại đình Bác Cổ, đền Đức Lễ, đền Đơng Hồ. Hướng dẫn các hoạt động quản lý di tích, tạo mối quan hệ chặt chẽ trong quản lý di tích và quản lý lễ hội. Muốn các hoạt động lễ hội đạt hiệu quả cao về các mặt, đảm

bảo trật tự, lành mạnh, tiết kiệm, đồng thời phát huy được các giá trị văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, trước hết cần có kế hoạch chi tiết, cụ thể, việc chỉ đạo triển khai phải có sự phân công cụ thể, rõ ràng. Trong quản lý lễ hội cần ngăn ngừa hai khuynh hướng: hoặc đơn giản hoá các nghi lễ, nghi thức, hoặc tổ chức quá rườm rà, tốn kém, mất nhiều thời gian, cần có sự nghiên cứu một cách khoa học, từ đó, từng bước có những biện pháp thích hợp khơi phục một số nghi thức truyền thống cần thiết trong một số lễ hội (nghi lễ truyền thống, văn tế, phương pháp hành lễ, rước kiệu, tế thần...) ở những nơi có điều kiện và hồn cảnh cho phép,cần quan tâm, chú trọng đến các nghi thức, các trị diễn nói về sự tích hội (chọn lọc những nét đặc sắc, tiêu biểu nhất để xây dựng kịch bản; vừa để giáo dục nghi lễ truyền thống, vừa thu hút và lôi cuốn đối với người xem lẫn người biểu diễn) bên cạnh việc phục hồi các nghi thức cổ truyền, cần khuyến khích khơi phục và phát triển các trò chơi dân gian, nghệ thuật truyền thống, các cuộc thi tài năng và các môn thể thao dân tộc... Bởi vì trong lễ hội, các trị chơi là cốt lõi, căn bản làm nên bản sắc riêng biệt của từng lễ hội. Chính các trị chơi là linh hồn của lễ hội, có sức hấp dẫn cuốn hút mọi người tự giác đến với lễ hội. Khéo léo kết hợp các hoạt động văn hoá nghệ thuật hiện đại với truyền thống sao cho phù hợp, không làm mất đi bản sắc truyền thống của lễ hội. Đồng thời cũng cần khắc phục tư tưởng máy móc, địi hỏi phục nguyên một số nghi thức, trò hội... đã khơng cịn thích hợp hoặc khơng chấp nhận những cải tiến, những nội dung, hình thức tổ chức mới phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Những bảo toàn, cải tiến đều phải có những xuất phát điểm từ những luận cứ khoa học đầy đủ, phải nắm cho được bản chất của vấn đề. Đây là mặt hoạt động đã được chính quyền và ban tổ chức các lễ hội quan tâm, nhưng kết quả đạt được chưa cao.

nhân dân cùng làm"; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc bảo vệ và sử dụng di tích. Cơng tác quản lý DTLS-VH chỉ thực sự có hiệu quả khi được sự tham gia đóng góp tích cực của các tầng lớp nhân dân. Môi trường mà DTLS-VH có thể tồn tại bền vững nhất đó chính là sự thống nhất, đồng thuận của quảng đại quần chúng nhân dân.

Sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa nói chung, trong đó có di sản văn hóa các di tích thờ phụng Trần Ngun Hãn chỉ có thể được đẩy mạnh và đạt hiệu quả khi người dân tự giác tham gia. Do đó việc giáo dục để nâng cao ý thức tự giác của người dân, khơi dậy ở họ lòng tự hào đối với di sản văn hóa của cộng đồng mình là cơng việc có ý nghĩa quan trọng để hướng người dân chủ động tìm tịi và bảo tồn di sản văn hóa. Cần đẩy mạnh cơng tác tun truyền trong nhân dân về ý nghĩa và giá trị của các di tích.

Sở VH,TT&DL cần có biện pháp khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ hoặc tuyển dụng bổ sung cán bộ có trình độ đại học và trên đại học về lĩnh vực bảo tồn di tích, cán bộ có trình độ Hán Nơm về làm cơng tác chuyên môn... Những người trong ban quản lý di tích các xã của huyện Lập Thạch hoặc những người trực tiếp trông nom, bảo vệ di tích phải được trang bị những kiến thức cơ bản về di tích. Để làm được việc đó, Sở VH,TT&DL cần xây dựng kế hoạch trình UBND cấp tỉnh bố trí kinh phí tổ chức tập huấn về quản lý di tích, bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích đến các đối tượng là cán bộ cấp huyện, xã có liên quan và người trực tiếp trơng coi di tích. Đối với đội ngũ cán bộ làm văn hoá xã, phần lớn chưa qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý di tích do vậy cần tổ chức tốt việc tư vấn để giúp cán bộ tiếp cận di tích. Tạo điều kiện đế cán bộ tự giải quyết và định hướng được vấn đề, cung cấp tài liệu, sách báo liên quan đến cơng tác quản lý di tích để họ có thể tự nghiên cứu, giải đáp những vấn đề khi có khó khăn, vướng mắc cần giải quyết.

Với trách nhiệm của cơ quan quản lý, Sở VH,TT&DL cần sớm tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế tài chính cụ thể đãi ngộ cho những người trực tiếp trơng coi di tích, nhất là những di tích, cụm di tích đã được xếp hạng quốc gia, xếp hạng cấp tỉnh, nhằm động viên khuyến khích họ tham gia một cách tích cực, tự giác và có trách nhiệm cao trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di tích.

Một phần của tài liệu Sự phụng thờ tả tướng quốc trần nguyên hãn ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)