Thực trạng quản lý di tích

Một phần của tài liệu Sự phụng thờ tả tướng quốc trần nguyên hãn ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 102 - 104)

3.3. Biến đổi sự phụng thờ thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn trên địa

3.3.2. Thực trạng quản lý di tích

Nhận thấy những giá trị, ý nghĩa, vai trò to lớn của những loại hình di sản văn hóa này, Sở VH,TT&DL cũng như tỉnh Vĩnh Phúc đã quan tâm tới cơng tác bảo tồn, tơn tạo di tích lịch sử văn hóa, phát huy những giá trị lịch sử

văn hóa của các di tích và lễ hội phong tục thờ người anh hùng dân tộc Trần Nguyên Hãn. Trong số các điểm di tích thờ phụng Trần Nguyên Hãn trên địa bàn huyện Lập Thạch thì có 2 di tích được xếp hạng là di tích Kiến trúc Nghệ thuật và di tích lịch sử quốc gia, 2 di tích được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, số cịn lại đang trong q trình lập hồ sơ để được xếp hạng. Việc bảo tồn các giá trị văn hóa được sự quan tâm của các cấp quản lý và được thực thi theo Luật Di sản Văn hóa. Cơng việc này được giao trực tiếp cho ngành văn hóa mà cơ quan chủ quản cấp tỉnh là Sở VH,TT&DL với nhiều phịng ban chức năng khác nhau. Các di tích quốc gia, cấp tỉnh đã được giao cho UBND cấp huyện quản lý theo Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Ở cấp huyện Lập Thạch lại có các cán bộ phịng Văn hóa Thơng tin.... Tại các di tích thờ phụng Trần Nguyên Hãn cũng thành lập Ban quản lý riêng. Chính quyền, hội người cao tuổi thuộc các làng, xã ở huyện Lập Thạch (nơi có di tích thờ Trần Nguyên Hãn) phối hợp cùng với ngành văn hóa, đứng ra thành lập các ban quản lý di tích. Các ban quản lý di tích đều do UBND xã quyết định thành lập và chịu sự quản lý trực tiếp của UBND xã.

Qua khảo sát của chúng tôi, huyện Lập Thạch và các huyện trên địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay đều chưa có cán bộ làm công tác quản lý DSVH được học đúng chuyên ngành Bảo tàng. Việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý DSVH trên địa bàn các huyện, thành phố chưa được đề cập đến.

Công tác quản lý còn một số tồn tại đặc biệt là trong quản lý các di sản văn hóa phi vật thể tại các di tích có thờ Trần Ngun Hãn. Khác với việc bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, cơng tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể gặp nhiều khó khăn hơn. Ngay trong cơng tác quản lý, cán bộ quản lý văn hóa địa phương gần như không phải là những chuyên gia hiểu biết sâu về những lĩnh vực của di sản phi vật thể. Nguyên nhân là do di sản phi vật thể thuộc nhiều

loại hình địi hỏi phải có chun gia riêng cho từng loại hình như: nghệ thuật, lễ hội, tín ngưỡng, trị chơi dân gian... mà việc nắm bắt hiểu biết giá trị các loại hình này địi hỏi cán bộ văn hóa phải được đào tạo rất kỹ. Chính vì vậy, việc quản lý các di sản văn hóa phi vật thể này gần như được thả nổi. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, nhận thức được giá trị của các di sản văn hóa, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm khơi phục và phát huy giá trị các di sản văn hóa làm cho công tác bảo tồn các di sản này đã có nhiều kết qủa bước đầu.

Một phần của tài liệu Sự phụng thờ tả tướng quốc trần nguyên hãn ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)