2.1. Hệ thống di tích phụng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hã nở
2.1.1. Không gian, cảnh quan di tích
Đền thờ là một cơng trình kiến trúc liên quan đến tơn giáo, tín ngưỡng, là nơi bảo tồn các giá trị văn hoá của làng xã, nơi gửi gắm niềm tin, khát vọng của người dân. Chính vì vậy, địa thế cảnh quan của đền cũng như các công trình kiến trúc mang chức năng tơn giáo tín ngưỡng khác (đình, chùa, nghè, miếu...) ln được cộng đồng quan tâm. Người xưa rất chú ý đến việc lựa chọn thế đất để cơng trình kiến trúc khi ra đời phải có được một vị trí, một khơng gian đẹp, hợp với chức năng của nó.
Qua nghiên cứu khảo sát, chúng tơi nhận thấy rằng, tín ngưỡng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn được định vị trong không gian vùng ven sông Lô. Sông Lô là phụ lưu tả ngạn (bên trái) của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào Việt Nam tại xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Điểm cuối là ngã ba Việt Trì, cịn gọi là ngã ba Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô đổ vào sông Hồng, chảy qua một phần vùng ven huyện Sông Lô, huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có xã Sơn Đơng nơi có đền Tả Tướng là nơi thờ tự chính Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn. Phần đầu nguồn tại Trung Quốc có tên là Bàn Long Giang, cịn phần chảy tại Việt Nam có tên là sơng Lơ. Đền Tả Tướng được xây dựng xưa kia, đền có hướng Tây Nam, nhìn thẳng ra ao Tó, sơng Lơ, nằm trên một địa thế đẹp.
được định vị tại các làng giáp với Sông Lô. Việc phụng thờ Trần Nguyên Hãn cùng tồn tại theo quá trình hình thành và phát triển của vùng đất, của các nhóm dân cư từ việc khai hoang các triền đất ven sơng Lơ. Hướng của các di tích đều được chọn theo phong thủy dân gian, thường là hướng tây và hướng nam (hướng tây là hướng phù hợp với quy luật đối đãi âm dương). Người xưa quan niệm rằng, mặt trước của thần (tức của di tích) thuộc dương nhìn về hướng tây/âm, lưng thuộc âm quay về hướng đông/dương, tay trái/âm ở hướng nam/dương, tay phải/dương ở hướng bắc/âm. Theo hướng này, thần gắn với dân và ban phúc cho dân. Hướng nam là hướng gió mát mẻ vào mùa hè, tránh rét vào mùa đơng, đó được coi là hướng của đế vương, sau đó là hướng của thần linh.
Các ngơi đền, đình thường dựng ở khu đất cao giữa làng, nơi thống đãng, trơng ra sơng Lơ. Đó là khơng gian xa nhìn ra sơng Lơ, cịn trong khơng gian gần, một số ngôi đình, đền có hồ bán nguyệt hoặc giếng nước ở phía trước, địa thế tụ thủy, được coi là thế quý.
Những ngơi đình, đền thường có bộ mái lớn để phơ sự bề thế ra ngồi. Chính vì vậy, dân làng nơi đây ít trồng những cây lớn ở sát mặt trước của đình, đền thay vào đó thường là một sân rộng. Cây lớn chỉ được trồng ở phía sau và hai bên đình, đền nhưng cách đình, đền một khoảng nhất định. Cây cối được trồng bên hồ bán nguyệt trước đình, đền hoặc ngồi cổng đình, đền cách đình, đền một khoảng sân. Quanh các ngơi đình, đền thường trồng cây đa, cây gạo, cây sim, cây muỗm, cây mít... là những cây cổ thụ xum xuê, tạo thêm sự thâm u cổ kính. Chùa, đình và đền là nơi gắn kết thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương.
Lập Thạch có nhiều những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, tiêu biểu là đền thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn. Đền ở thôn Đa Cai, xã Sơn Đông,
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Đền được cấu trúc theo kiểu chữ "đinh", xung quanh có tường bao bọc tạo thành khuôn viên chữ "điền" vuông vắn. Cơng trình xây dựng gồm ba phần: Cổng đền, nhà tiền tế, hậu cung. Từ khi xây dựng đến nay, đền đã được tu sửa nhiều lần và xây dựng thêm, chủ yếu vào đời Nguyễn. Nghệ thuật kiến trúc mang phong cách thời Nguyễn: Đục trơn bào nhẵn, trang trí nhìn chung với kiến trúc đơn giản.
Liên quan tới di tích tương truyền cịn có hai di vật cổ: Thanh gươm và phiến đá mài gươm.
Chuyện kể rằng: Trong thời kỳ giặc Minh thống trị nước ta, Trần Nguyên Hãn mới bước vào tuổi thanh xuân. Vì cha mẹ lên khai hoang lập trại ở địa đầu trang Sơn Đông, nên ngày ngày Trần Nguyên Hãn vẫn đi cày, đi cuốc làm ruộng. Trong một lần đi cày ở nương Gò Rạch, Trần Nguyên Hãn cày lên một thanh sắt dài như gươm. Đêm đêm ơng đem gươm ra mài ở một hịn đá lớn bên bờ ao Son, vì vậy hịn đá đó có tên là đá mài gươm, hịn đá có một vết lõm trông tựa như vết chém, tương truyền đó là vết chém thử gươm của. Thanh gươm được Trần Ngun Hãn mang bên người, tình cờ ơng được một ông chủ bè ở cửa sông Phú Hậu tặng một thanh gỗ hình chi gươm vớt ở dưới lịng sơng, khi cắm lưỡi gươm vào thì vừa khít, thanh gươm từ đó sắc bén vơ cùng. Thanh gươm huyền thoại ấy đã gắn liền với những chiến tích lẫy lừng của vị công thần khai quốc thứ nhất triều Lê.
Bên cạnh đó ở huyện Lập Thạch cịn có một số nơi thờ khác liên quan đến sự phụng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn như đình Bác Cổ (thuộc xã Sơn Đơng nơi thờ bài vị Trần Nguyên Hãn và thầy giáo Đỗ Khắc Chung; đền Đức Lễ (thuộc xã Văn Quán), tương truyền là nơi Trần Nguyên Hãn tập luyện binh sĩ chuẩn bị trước khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn; đền thờ Phan Lãng (Cao Phong) là nơi lập trang trại đầu tiên của Trần Nguyên Hãn...
Trong khuôn khổ giới hạn ở luận văn này, chúng tôi không giới thiệu chi tiết từng di tích mà chỉ khái quát những nét cơ bản nhất về khơng gian cảnh quan di tích; niên đại khởi dựng, quá trình tồn tại, bố cục mặt bằng, kết cấu và trang trí trên kiến trúc; bài trí thờ tự và di vật, hiện vật tại các di tích phụng thờ Trần Nguyên Hãn ở huyện Lập Thạch, đồng thời, luận văn giới thiệu khái quát di tích đền thờ Tả tưởng quốc Trần Nguyên Hãn nơi thờ tự chính ở xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, nhằm thấy được những đặc điểm chung và riêng giữa nơi thờ chính và hệ thống di tích thờ vọng Trần Nguyên Hãn ở huyện Lập Thạch.!!