3.2. Ý nghĩa của sự phụng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn trong
3.2.5. nghĩa bảo tồn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
trong đời sống cộng đồng
Bản sắc văn hoá dân tộc được coi là bản thông điệp để mỗi con người bước ra với cộng đồng nhân loại mà không bị trộn lẫn. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường, giao lưu và hội nhập với thế giới trong xu thế tồn cầu hố. Thơng qua di tích, lễ hội và phong tục, những truyền thống tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, phong tục tập quán, lối sống được kế thừa và phát triển phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử, tạo nền móng vững chắc cho văn hóa bản địa.
Nếu như khơng có những nghi lễ và hội hè thì các làn điệu dân ca quan họ, các trò chơi, trò diễn: đánh cờ, tổ tôm, tổ điếm, chọi gà, chơi đu, đánh vật... cũng như các hình thức, nghi lễ, trình tự và nội dung lễ hội mang đặc trưng văn hóa dân tộc, vừa hàm chứa các nét đặc sắc của yếu tố bản địa, mang sắc thái địa phương, vùng miền khó mà tồn tại được.
Thơng qua lễ hội các hình thức sinh hoạt văn hóa được trình diễn và trao truyền lại cho thế hệ sau. Từ việc chuẩn bị cho đến việc thực hành các nghi lễ thờ phụng Trần Nguyên Hãn. Trong q trình trao truyền đó, các nghệ nhân và người tiếp nhận đã lựa chọn để tiếp nhận, đồng thời sáng tạo thêm để cho phù hợp, tạo ra những sắc thái mới. Sự tồn tại, phát triển của các hình thức văn hóa văn nghệ trong lễ hội về Trần Nguyên Hãn đã chứa đựng trong nó những đặc điểm cổ truyền và hiện đại.
Có thể nói rằng, làng xã và lễ hội về Trần Nguyên Hãn ở huyện Lập Thạch là nơi bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.