1.2. Khái quát huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
1.2.3. Đời sống kinh tế
Là một huyện miền núi, địa hình, địa giới phức tạp, dân cư phân bố không đồng đều, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, lũ lụt thường xuyên, hạn hán kéo dài gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, do đó đời sống nhân dân cịn gặp rất nhiều khó khăn. Nơng, lâm nghiệp là ngành kinh tế chính của huyện. Đất đai nghèo chất dinh dưỡng, chủ yếu thích hợp cho việc trồng các loại cây hoa màu như ngô, sắn, đậu, lạc... Chăn nuôi chủ yếu là gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà…[44, tr.11-13].
Trong cơ cấu kinh tế của huyện, công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực và chiếm tỷ trọng nhất định. Nổi bật là ngành khai thác và chế biến gỗ, khai thác cát sỏi, đá hộc, sản xuất gạch nung, xi măng, … Cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng và các tuyến đường giao thông, hoạt động thương mại và dịch vụ đã bước đầu được đầu tư và chú trọng phát triển.
Nhìn chung, bộ mặt kinh tế của huyện đang có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện. Nền kinh tế huyện Lập Thạch đang từng bước phá thế độc canh, song tỷ trọng thu nhập chủ yếu vẫn từ kinh tế nông nghiệp.
Kinh tế huyện Lập Thạch giai đoạn 2000 - 2010
Lập Thạch là một trong những huyện cịn khó khăn của tỉnh Vĩnh Phúc. Trong giai đoạn 2000 - 2010, kinh tế - xã hội Lập Thạch đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2000-2010 đạt
15,40%/năm. Trong đó: nơng - lâm - ngư nghiệp tăng 7,24%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 18,36%/năm; dịch vụ - thương mại tăng 22,81%/năm. GTSX bình quân/người/năm đạt 14,4 triệu đồng/người vào năm 2010 (giá hiện hành). Tốc độ tăng trưởng VA trong giai đoạn 2000-2010 đạt 15,36%/năm, trong đó nơng - lâm - ngư nghiệp tăng 7,88%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 21,06%/năm; dịch vụ - thương mại tăng 19,60%/năm. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2010 tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản còn chiếm 41,57% giảm 17,64%; công nghiệp - xây dựng chiếm 25,86% tăng 14,90%; dịch vụ - thương mại chiếm 32,57% tăng 2,74% so với năm 2000. Tuy nhiên sự chuyển dịch kinh tế còn chậm chưa phù hợp với tiềm năng của huyện [44, tr.14-16].
1.2.3.1. Nông nghiệp
Tăng trưởng GTSX nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 là 7,24%/năm. Công tác chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Phong trào xây dựng cánh đồng thu nhập cao được các xã và người dân tích cực hưởng ứng [44, tr.18-19].
* Về trồng trọt
Cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại cây con giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, chỉ đạo thâm canh tăng vụ, xây dựng nhiều mơ hình, có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất. Năm 2010, tổng diện tích gieo trồng là 12.949,4ha; năng suất lúa bình quân đạt 50,53 tạ/ha, tăng 10,1 tạ/ha so với năm 2000; tổng sản lượng lương thực có hạt (lúa, ngơ) đạt 43028 tấn, tăng 10545 tấn so với năm 2000. Lương thực bình quân đầu người/năm đạt 356 kg [44, tr.19].
* Chăn nuôi
Chăn nuôi ngày càng được quan tâm nhằm từng bước trở thành ngành sản xuất chính trong sản xuất nơng nghiệp, đã có một số mơ hình chăn ni theo quy mô công nghiệp và bán công nghiệp đem lại hiệu quả; chương trình Sinh hố đàn bị, nạc hố đàn lợn được nhân rộng, nhiều xã đã chú trọng cải tạo đàn bò, đàn lợn, đưa một số giống gia cầm có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Năm 2010, đàn trâu bị có 36.919 con,. đàn lợn có trên 95 ngàn con, đàn gia cầm phát triển mạnh, tổng đàn có trên 1019 ngàn con. Đặc biệt phong trào nuôi gà đồi phát triển rộng khắp ở các xã. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2000-2010, đàn châu bò đạt 8,04%/năm, đàn lợn 6,52%/năm, đàn gia cầm 4,05%/năm (do ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm) [44, tr.20-21].
* Sản xuất lâm nghiệp
Theo số liệu Phịng Tài ngun và Mơi trường, năm 2009 Lập Thạch có 4.304,31 ha đất lâm nghiệp giảm 331,27 ha so với năm 2000, trong đó: Đất rừng sản xuất: 3496,74 ha chiếm 81,24% đất lâm nghiệp, đất rừng phịng hộ: 807,57 ha chiếm 18,76%.
Cơng tác trồng, chăm sóc, khoanh ni bảo vệ rừng những năm qua đã được thực hiện tốt, độ che phủ rừng đạt 33%. Diện tích đất trống có thể phát triển lâm nghiệp gần như khơng cịn, rừng phục hồi nhanh, tạo nguồn sinh thủy cung cấp cho các hồ lớn của huyện (hồ Vân Trục). Cơ cấu cây rừng chính là bạch đàn, keo,.... Tổng GTSX (theo giá hiện hành) ngành lâm nghiệp năm 2009 là 27.203 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng GTSX trong giai đoạn 2000-2009 đạt 9,83%/năm [44, tr.21].
* Thuỷ sản
Theo số liệu Phịng Nơng nghiệp huyện, tồn huyện có khoảng 750 ha mặt nước ni trồng thuỷ sản các loại, trong đó: Diện tích chun ni cá (Mặt
nước ao, hồ) là 250 ha. Diện tích ni thả kết hợp với cấy lúa (1 lúa 1 cá) là 500 ha. Một phần diện tích ni cá trên địa bàn huyện (trên các hồ chứa nước) kết hợp với việc điều tiết nước phục vụ công tác tưới tiêu do vậy chưa phát huy hết tiềm năng. Đối với diện tích ni cá kết hợp, địa phương đã có chính sách hỗ trợ thực hiện việc chuyển đổi diện tích ruộng trũng cấy lúa sang nuôi thuỷ sản. Sản lượng thuỷ sản các loại năm 2009 đạt trên 1000 tấn [44, tr.21].
1.2.3.2. Thủ cơng nghiệp
Tình hình sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dần phục hồi và phát triển. Hoạt động của nhà máy gạch tuynel xã Xuân Hòa, Tử Du thu hút 210 công nhân, doanh thu 26,3 tỷ đồng; nhà máy giầy da Lập Thạch thu hút 3.050 lao động, lương trung bình 4,0 triệu đồng/người/tháng. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hoạt động tương đối ổn định, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Tuy nhiên, sản xuất trong lĩnh vực này còn nhỏ lẻ chưa có sự liên doanh liên kết; cịn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm; thu hút đầu tư cịn nhiều hạn chế. Tổng GTSX cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2010 đạt 471,1 tỷ đồng, tăng 181,1 tỷ đồng [44, tr.22].
Tốc độ tăng trưởng GTSX giai đoạn 2000-2010 ngành công nghiệp - TTCN đạt 11,73%/năm, trong đó giai đoạn 2000-2005 đạt 11,6%/năm, giai đoạn 2005-2010 đạt 14,98%/năm [44, tr.22].
1.2.3.3. Thương nghiệp
Thị trường hàng hố sơi động, phong phú, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống. Hoạt động kinh doanh thương mại có bước phát triển và mở rộng ở cả khu vực thị trấn và nông thôn. Sức mua ngày càng tăng, nhất là đối với nhóm hàng nơng sản, thực phẩm. Năm 2010, tồn huyện có 3943 hộ với 8247 lao động hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, trong đó: Thương nghiệp có 3016 hộ với 3562 lao động. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu như
buôn bán đồ dùng gia đình, thực phẩm, lương thực, vật liệu xây dựng,…. Dịch vụ có 626 hộ với 662 lao động, hoạt động trong các lĩnh vực sửa chữa xe máy, xe đạp, uốn tóc, sửa chữa điện tử,… [44, tr.22].
Tốc độ tăng trưởng GTSX của ngành trong giai đoạn 2000 - 2010 đạt 22,81%/năm, trong đó giai đoạn 2000-2005 đạt 20,63%/năm và giai đoạn 2005-2010 đạt 28,75%/năm [44, tr.22].