Nghĩa cố kết cộng đồng

Một phần của tài liệu Sự phụng thờ tả tướng quốc trần nguyên hãn ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 94 - 97)

3.2. Ý nghĩa của sự phụng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn trong

3.2.2. nghĩa cố kết cộng đồng

Trong tâm thức của người dân, Trần Nguyên Hãn là hình ảnh của người anh hùng bảo vệ đất nước, anh hùng đồn kết các dân tộc. Mọi việc ơng làm đều là vì dân, vì nước, tạo lập sự hịa hợp và cuộc sống thanh bình trong nhân dân. Việc mở lễ hội hằng năm để tưởng nhớ ông đã tạo nên một không gian linh thiêng đặc biệt. Không gian ấy cùng với các nghi thức tế lễ thành kính, đã làm cho mọi người thấy gần gũi gắn bó với nhau hơn, họ cùng hướng về đức thánh, cầu mong ơng phù hộ độ trì cho bản thân, cho cộng đồng, cùng trở về cội nguồn văn hóa dân tộc.

Tính cố kết cộng đồng, cộng mệnh, cộng cảm đã được hình thành từ xa xưa. Nó xuất phát từ nhu cầu đồn kết để đối phó với thiên nhiên, giặc giã để bảo vệ và duy trì cuộc sống. Lễ hội dân gian ln bắt nguồn từ một ý thức tốt đẹp như nhắc nhở nhân dân về cội nguồn dân tộc, kỷ niệm các anh hùng dân tộc với những chiến công của họ, cầu xin hay cảm tạ thần thánh cho mùa

màng được bội thu... nhu cầu này là tất yếu của xã hội chứ không phải ngẫu nhiên. Với những hạt nhân tín ngưỡng đó, lễ hội có khả năng quy tụ lòng người trong cộng đồng về một mối và cộng cảm trở thành động cơ chính của việc tạo dựng nên lễ hội, duy trì lễ hội. Mối cộng cảm về một vị thần bảo hộ đã gắn bó cả cộng đồng, nó tác động đến từng thành viên, đến từng gia đình. Họ trình bày tất cả mong ước của mình và cầu xin thần thánh về cuộc sống thực thơng qua dạng thức văn hóa này.

Ngày nay, lễ hội thờ Trần Nguyên Hãn vẫn tạo nên tính cố kết cộng đồng cao, bởi lẽ, hình ảnh của đối tượng được tơn thờ và quá trình chuẩn bị cho lễ hội, cũng như các bước tiến hành lễ hội đều dẫn dắt con người ta đến sự gắn bó với nhau. Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn - người anh hùng thần thánh, ông đã vì dân mà đánh đuổi quân Minh xâm lược, củng cố và giữ vững biên cương phía Bắc của tổ quốc Việt Nam thời Hậu Lê, ơng cịn có cơng khai khẩn điền địa, phát triển kinh tế. Vậy nên, lịng biết ơn, sự ngưỡng mộ và tơn vinh sự nghiệp của ơng là tình cảm chung của mọi người và chính vì thế trong mơi trường lễ hội, họ cảm thấy gần gũi với nhau hơn, hay nói cách khác, đó là động lực để mọi người xích lại gần nhau.

Tính cộng đồng được tập trung nhất thông qua các nghi thức, nghi lễ trong lễ hội. Trong các lễ hội liên quan đến Trần Nguyên Hãn, phần nghi lễ thường có các hoạt động như lễ mộc dục, rước kiệu, tế... Phần lễ thể hiện lịng ngưỡng mộ, tơn vinh của cả cộng đồng với Đức thánh Trần Nguyên Hãn và cầu mong sự trợ giúp của ông để cả cộng đồng được yên lành, may mắn và thịnh vượng. Trong lúc thực hiện nghi lễ mọi người dân đều hướng về Đức thánh của mình và tin rằng những điều cầu mong của họ đã được gửi đến thần thánh, mọi gánh nặng, âu lo của họ đã được trút bỏ và họ thấy yên tâm trong cuộc sống. Biểu hiện sinh động nhất cho tính cố kết cộng đồng của lễ hội là đám rước từ nghè (đền, miếu) sang đình. Trong đám rước muôn người như

một đều thống nhất hành động. Tham gia đám rước, người ta được phân công những công việc cụ thể, người đi trước, kẻ đi sau, người vác kiệu, người cầm cờ hay cả những người đứng xung quanh hai bên đường tất cả đều hướng đến một điểm chung nhất đó là kiệu Thánh. Tất cả những người tham dự lễ không phân biệt già, trẻ, trai, gái; không phân biệt người làng hay người nơi khác đến, không phân biệt công việc, sang hèn. Mọi người đều tham dự với sự bình đẳng trước thánh thần và sự tự hào đã góp phần vào lễ hội.

Tính cố kết cộng đồng còn thể hiện thông qua các sinh hoạt văn hóa của cả cộng đồng. Trong sinh hoạt hội, mọi người cùng hát, múa, diễn xướng sân khấu cổ truyền, cùng tham gia vào các cuộc thi tài mang tính thượng võ, các trị diễn dân gian... đã tạo nên niềm cộng cảm giữa các thành viên, xóa nhịa đi những ngăn cách mà cuộc sống hàng ngày đã tạo ra giữa các cá nhân, làm các cá nhân trong cộng đồng gắn bó với nhau hơn. Tính cố kết cộng đồng cịn được dựa trên một sự bình đẳng thơng qua việc hưởng thụ lộc thánh. Sau những buổi tế lễ, những lễ vật dâng thần như thịt lợn, bánh dày, oản, sôi, chuối... đều được chia đến từng cá nhân. Phần chia có thể ít ỏi nhưng ý nghĩa thật lớn lao bởi nó thể hiện tính cơng bằng trong ứng xử cộng đồng. Điều đó góp phần gắn kết từng cá nhân với cộng đồng khi cá nhân cảm thấy mình được thừa nhận, được tôn trọng.

Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại, con người ngày càng khẳng định "cái cá nhân", "cá tính" của mình thì khơng vì thế cái "cộng đồng" bị phá vỡ, mà nó chỉ biến đổi sắc thái và phạm vi. Mỗi người dân ở huyện Lập Thạch nói riêng và ở vùng Bắc Bộ nói chung vẫn phải nương tựa vào cộng đồng, có nhu cầu cố kết cộng đồng. Trong điều kiện như vậy, việc phụng thờ Trần Nguyên Hãn vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng của sức mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố kết cộng đồng ấy.

Một phần của tài liệu Sự phụng thờ tả tướng quốc trần nguyên hãn ở huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)