2.1. Hệ thống di tích phụng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hã nở
2.1.3. Bố cục mặt bằng, kết cấu kiến trúc
2.1.3.1. Bố cục mặt bằng
Bố cục mặt bằng là sự bố trí, sắp xếp các đơn nguyên kiến trúc của một di tích trên một mặt bằng. Mặt bằng các đền, đình phụng thờ Trần Nguyên
Hãn thường được bố cục theo các hạng mục cơ bản như đình mơn, sân đình, đình chính gồm tiền tế và hậu cung.
Đình mơn thường xây bằng gạch, nối liền với hệ thống tường bao, là một cửa chính lớn với hai cột trụ được đắp gờ nổi, trên cùng có thể là hình bơng sen cách điệu, dưới một đế vng thót đáy, rồi tới lồng đèn với bốn ô lớn tạo khung với nhiều đường gờ để đắp nổi tứ linh bằng vôi vữa và chất phụ gia, bốn mặt thân cột thường có các câu đối [13, tr.45].
Sân đền, đình thường là hình vng hoặc hình chữ nhật được lát bằng gạch Bát Tràng, hoặc gạch đỏ. Đây là nơi diễn ra các hoạt động cơng cộng của làng xã như hội họp của chính quyền phong kiến hay các lễ hội hàng năm. Qua khảo sát điền dã, có thể thấy đa phần các ngơi đền, đình đã thay đổi cả quy mơ, diện tích và dáng vẻ kiến trúc so với xưa. Sự thay đổi này do sự hủy hoại của môi trường tự nhiên, tàn phá của chiến tranh và hủy hoại của chính người địa phương...
Trước đây, theo trí nhớ của các bậc cao niên, trước khi bị hủy hoại, đình Bác Cổ gồm hai bộ phận là đại đình và hậu cung, cấu trúc hình chữ "đinh". Đại đình có năm gian, sàn lát gỗ, kết cấu tứ trụ lòng thuyền, cột đội, cánh sẻ. Hậu cung (dân làng gọi là thượng cung) có một gian bưng gỗ, bốn bề không xây tường bao mà đặt các con song (giống như ở đình Tây Đằng - Hà Nội) Trong hậu cung có một bát hương gốm Thổ Hà to được đặt trên khám thờ. Ngày nay, đình được xây dựng lại theo kiểu chữ "đinh", quy mơ như đình cũ.
Phần nhiều các ngơi đền, đình trải qua các đợt trùng tu, sửa chữa lớn thường có kết cấu hình chữ đinh, gồm năm gian hoặc ba gian tiền tế và một hoặc hai gian hậu cung. Gian hậu cung nhỏ, bên trong thường xây bệ thờ, trên có thể đặt bát hương, bài vị và các đồ tế tự...
cương vị là thành hồng làng. Cịn tại đền thờ Tả Tướng, Trần Nguyên Hãn được thờ với tư cách là phúc thần.
2.1.3.2. Kết cấu kiến trúc
Kết cấu móng: Xưa kia móng của các đình, đền chỉ là nền đất đầm chặt, các cột được đặt trên chân tảng, móng tường chỉ có ba đến năm lớp gạch. Hiện nay các cơng trình đều được tạo nền móng bằng đá, sỏi, gạch vỡ..., sâu khoảng 50-60cm.
Kết cấu nền: Trước đây, các di tích thờ phụng Trần Nguyên Hãn ở Lập Thạch đều có hệ thống sân đình, đền, trừ gian giữa để trống với nền đất nện. Hai gian tả hữu của đình, đền được lát sàn gỗ theo nhiều cấp cao dần về hai chái. Mỗi cấp cao từ 10-15cm. Hiện nay, hệ thống sàn đã bị dỡ bỏ thay vào đó là kết cấu nền có lát gạch. Dấu vết lỗ mộng sàn đình vẫn còn ở các cột tại đình Bác Cổ, đền thờ Trần Nguyên Hãn...
Kiến trúc đền thờ và đình làng thờ Trần Nguyên Hãn ở Lập Thạch mang đặc trưng kiến trúc truyền thống Việt Nam. cấu tạo kiểu khung chịu lực gồm các bộ vì (rường, cột) và hệ giằng (các loại xà) bằng vật liệu gỗ hoặc bê tông cốt thép thường là năm gian hoặc ba gian, hai trái. Đền, đình được xây bao bằng hệ thống tường bên ngoài hệ khung gỗ, có tác dụng bảo vệ và giảm thiểu các tác nhân xấu (con người, môi trường tự nhiên) đến nội thất.
Vì nóc phổ biến của các ngơi đền, đình có kết cấu kiểu giá chiêng chồng rường. Vì nách thường được trang trí bằng cách soi gờ chỉ hoặc kết hợp chạm khắc. Trên những chi tiết kết cấu kiến trúc, người thợ điêu khắc còn khéo léo tạo tác các mảng chạm khắc, trang trí tơ điểm thêm cho cơng trình có giá trị thẩm mỹ cao.
Các ngơi đền, đình phụng thờ Trần Nguyên Hãn thường có bốn mái: mái trước, mái sau và hai mái hồi. Trên bờ nóc đền, đình trang trí vịng thái cực
trong vầng mặt trời, trong đồ án lưỡng long chầu nhật hoặc trang trí lưỡng long
chầu nguyệt/nhật. Đầu mái cong tạo nên sự thanh thốt, nhẹ nhàng cho tồn bộ
cơng trình. Ngói lợp đền, đình thường là ngói mũi hài. Có một số cơng trình trải qua nhiều đợt trùng tu lớn có kết cấu hai mái và tường hồi bít đốc...