2.1. Hệ thống di tích phụng thờ Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hã nở
2.1.4. Bài trí thờ tự và di vật, hiện vật có trong di tích
2.1.4.1. Bài trí thờ tự tại tiền đình
Tồn bộ hệ thống hoành phi, cửa võng, câu đối... được treo cân đối, hài hịa tại gian chính. Tại gian này thường đặt một hương án, bên trên là các đồ thờ tự gồm bát hương, lọ hoa, chân đèn... Hai bên hương án bố trí các bộ chấp kích, bát bửu, tấm biển "Tĩnh túc" (trật tự, nghiêm chỉnh), biển "Hồi tỵ" (tránh xa), hạc đứng trên lưng quy, tàn, lọng, quán tẩy...
Cửa võng: thường đặt trên cao, gần chạm nóc đền, đình, ngự nơi chính điện, nơi uy nghi nhất, gây ấn tượng mạnh từ giữa nhìn lên. Cửa võng được ghép khéo léo và chạm trổ tứ linh, tứ quý, kỳ thú, hầu hết thếp vàng.
Hương án chính là "cầu nối" giữa con người với thần linh thơng qua đó con người thể hiện những mong muốn, ước vọng của mình.
Bát bửu là tám báu vật thể hiện sự ảnh hưởng của đạo Lão, là tám đồ báu của tám vị tiên. Trong các nghi trượng, người ta muốn thông qua đồ bát bửu để gợi ý hoặc ước vọng, cầu xin thần linh những điều tốt lành. Chúng được sử dụng trong các lễ rước làm uy nghi việc thờ thần. Bộ chấp kích là bộ tám binh khí, có kiểu dáng gần như bát bửu, được cắm trên giá. Nếu bát bửu được cắm thẳng thì chấp kính được cắm mở rộng xịe ra hai bên như hình giẻ quạt. Chấp kích là bộ binh khí thường được bày ờ gian chính nơi thờ Thánh, thể hiện nhân vật được thờ là một võ tướng và thể hiện uy lực của người được thờ [13, tr.58].
Do các bộ đồ trên thường được sử dụng trong đám rước của lễ hội, dễ hư hỏng và được thay mới nhiều lần nên niên đại khó xác định.
Một số nơi như đền thờ Tả Tướng, đình Bác Cổ, đền Đức Lễ cịn lưu giữ những quán tẩy có niên đại thế kỷ XIX - XX. Quán tẩy bằng chất liệu gỗ được chạm trổ rất kỹ dưới dạng bong, kênh, lộng phủ sơn đen. Thông thường cao khoảng 1m. Đề tài trang trí trung tâm là con rồng trúc chạy từ trên xuống, rồi ngóc đầu lên như nhả nước vào một chiếc đĩa. Trên thân trúc là các linh vật như con phượng ở trên cùng, rồi lân, rùa... Chính các hình tượng đó như một sự đảm bảo cho sự tinh khiết và thiêng liêng của nước, để chủ tế/bồi tế rửa mặt và tay (làm phép) trước khi hành lễ.
Ngoài ra, các nơi thờ phụng Trần Ngun Hãn cịn có những, hiện vật cổ tiêu biểu như sắc phong, thần tích, thần sắc, đồ thờ tự... Một trong những sắc phong cổ nhất cho Trần Nguyên Hãn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tìm được ở đền thờ Tả Tướng có niên đại Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710). Đa phần các sắc phong Trần Nguyên Hãn còn lại trên địa bàn huyện Lập Thạch ngày nay chủ yếu từ thời Nguyễn với 13 sắc phong. Hầu hết các sắc phong đều có kích thước như nhau (rộng 60cm x dài 120cm). Nội dung của các sắc phong xác nhận công trạng của Trần Nguyên Hãn, ghi nơi địa phương thờ cúng thần; gia phong mỹ hiệu, tước hiệu cho Trần Nguyên Hãn; giao nhiệm vụ cho nhân dân địa phương tiếp tục thờ cúng chu đáo và giao nhiệm vụ cho Trần Nguyên Hãn phải phù hộ cho dân. Đáng chú ý, các sắc phong tại di tích đền Tả Tướng đều ghi rõ sắc cho Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn.
2.1.4.2. Bài trí thờ tự tại hậu cung
Trong hậu cung đền Tả Tướng có long ngai, bài vị và áo mũ, đai, kiếm. Tuy nhiên cỗ long ngai và bài vị hiện nay hiện đang thờ được đặt gọn trong lòng cỗ long ngai cũ vốn là của khu Đức Lễ xã Sơn Bình xưa thờ ở Rừng
Thần. Sau khi miếu thờ khơng cịn, mới đưa về đặt ở đình Ngõa làng Lai Châu được đem về thờ phụng từ đó đến nay. Thành ra trên điện có hai cỗ long ngai lồng vào nhau và chỉ có một bài vị.
Ở các di tích khác như đình Bác Cổ, đền Đức Lễ trong hậu cung khơng có tượng, chỉ có ngai thờ và bài vị thờ Trần Nguyên Hãn. Ngai thờ ở các di tích thờ Trần Nguyên Hãn đều có kiểu dáng giống nhau, chỉ khác nhau về kích thước.
Ngai thờ là một chiếc ghế tạo tác với rất nhiều hoa văn, trên đó thường để bài vị. Trên cùng là một tay ngai chạy vịng cung ơm lấy lưng rồi chạy ra hai bên về phía trước. Đầu hai tay ngai là hai đầu rồng. Đỡ tay ngai là những trụ gỗ trịn hình con tiện. Lưng ngai là một ván gỗ hơi cong ra phía sau, trên đó trang trí hình rồng và các linh vật cùng các hoa văn khác. Phần chân ngai chia thành nhiều cấp nhô ra thụt vào với nhiều đường diềm. Bài vị thường được đặt trên ngai thờ. Bố cục bài vị thường gồm ba phần: trên cùng là một mặt trịn có viền mép răng cưa kiểu vây rồng. Mặt ở chính giữa thường là một khối cầu, xung quanh là hoa văn bao bọc. Thân bài vị gồm nhiều lớp hoa văn theo chiều dọc cân xứng hai bên và ôm lấy một mặt phẳng hình chữ nhật đứng ở chính giữa. Mặt phẳng này thường để ghi các dịng chữ Hán về tên người được thờ. Dưới cùng thường là đế bài vị [13, tr.58-59].
Căn cứ vào đường nét hoa văn hiện vật cũng như màu sắc sơn son thếp vàng có thể đốn định những di vật này mang phong cách điêu khắc khoảng thế kỷ XIX.
Tại các làng xã thờ phụng Trần Nguyên Hãn huyện Lập Thạch, có nơi thờ ngài là vị thần độc tơn, có nơi phối thờ với nhiều thần, thánh khác, tạo nên những không gian thiêng khác nhau trong từng làng xã. Việc phối thờ với các thần linh khác đã làm cho sự thờ phụng Trần Nguyên Hãn ở các làng và các
di tích trở nên đa dạng. Vị trí trong phối thờ cũng cho phép hiểu được vai trò tâm linh của các thần trong đời sống văn hóa cộng đồng và sự biến đổi về nhân vật được thờ của các di tích theo thời gian và không gian tồn tại. Những biểu hiện này cũng giúp tìm các lớp văn hóa bồi tụ trong tín ngưỡng thờ Trần Nguyên Hãn của người dân huyện Lập Thạch nói riêng và nhiều nơi trong các tỉnh châu thổ Bắc Bộ nói chung.
Tuy có sự phối thờ do những nguyên nhân khác nhau như đã nêu nhưng có thể thấy Trần Nguyên Hãn ln được tơn kính và phụng thờ ở vị trí trung tâm và trang trọng nhất trong thần điện, là linh hồn của di tích.
Thực tế trên cũng cho thấy tín ngưỡng thành hoàng ở nước ta có nội dung lịch sử và xã hội khá sâu sắc. Đó là tinh thần yêu nước, lịng biết ơn người có cơng được linh thiêng hóa, tâm linh hóa. Điều này cắt nghĩa tại sao lòng yêu nước và ý thức lịch sử luôn sâu đậm, hằng tồn trong mỗi con người Việt Nam, mỗi tâm hồn của con dân đất Việt và các hình thức tín ngưỡng chứa đựng nội dung lịch sử này cũng tồn tại lâu bền.
Về phương diện không gian, Lập Thạch là một huyện tiếp giáp giữa vùng trung du miền núi và vùng đồng bằng (đặc biệt là Kinh Bắc xưa), vì vậy chịu ảnh hưởng của hai luồng văn hóa trung du miền núi và đồng bằng. Sự phối thờ đó do sự ảnh hưởng của các yếu tố "địa - văn hóa", "địa - lịch sử" được hình thành trong lịch sử mà không chỉ một địa phương cụ thể, mà có khi cả một vùng đều thờ một vài nhân vật ven sông Lô thuộc hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc có nhiều di tích thờ thành hồng làng là thánh. Sự phối thờ đó cũng phản ánh tín ngưỡng đa thần trong dân gian.